Bước tới nội dung

Ivan Konstantinovich Aivazovsky

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ivan Aivazovsky)
Ivan Aivazovsky
Иван Айвазовский
Chân dung tự họa, 1874, sơn dầu trên vải bố, 70.5 × 62.5 cm, Uffizi, Florence[1]
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Հովհաննես Այվազյան
Ngày sinh
Hovhannes Aivazian
29 tháng Bảy [lịch cũ 17 tháng 7] năm 1817
Nơi sinh
Feodosia, Taurida, Đế quốc Nga
Mất
Ngày mất
2 tháng Năm [lịch cũ 19 tháng Tư] năm 1900 (hưởng thọ 82 tuổi)
Nơi mất
Feodosia, Taurida, Đế quốc Nga
An nghỉSt. Sargis Armenian Church, Feodosia
Nơi cư trúTheodosia
Giới tínhnam
Quốc tịchĐế quốc Nga
Dân tộcngười Armenia, người Armenia ở Nga
Nghề nghiệphọa sĩ, nghệ sĩ tạo hình, nhà sưu tập nghệ thuật
Gia đình
Anh chị em
Gabriel Aivazovsky
Hôn nhân
  • Julia Graves
    (cưới 1848⁠–⁠ld.1877)
  • Anna Burnazian (cưới 1882)
Đào tạoHọc viện Nghệ thuật Hoàng gia (1839)
Thầy giáoMaxim Vorobiev
Học sinhArkhip Kuindzhi
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoNhà thi đấu Simferopol №1, Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Nga
Trào lưuChủ nghĩa Lãng mạn Hậu kỳ
Thể loạitranh biển, tranh phong cảnh, military art, nhân vật, tranh đời thường, tranh lịch sử, chân dung, tranh tôn giáo, tranh thần thoại, chủ nghĩa lãng mạn
Thành viên củaHọc viện Nghệ thuật Hoàng gia Nga, Học viện Mỹ thuật Rome, Học viện Mỹ thuật, Florence, Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Stuttgart, Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, Hiệp hội Địa lý Nga, Học viện Mỹ thuật Florence
Tác phẩmLàn sóng thứ chín, Brig “Mercury” bị hai tàu Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, Đêm ở đảo Rodos
Có tác phẩm trongArt Museum of Estonia, Finnish National Gallery, Städel Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, V. V. Vereshchagin Mykolaiv Art Museum, Feodosia National Gallery I. K. Aivazovsky, Museum «Rescued Art Values», Tyumen Regional Museum of Fine Arts, Pavlovsk Museum-Preserve, Belarusian National Arts Museum, Bảo tàng Nga, Nhà trưng bày Tretyakov, Central Naval Museum, Phòng trưng bày Quốc gia Armenia, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Bảo tàng Ermitazh, Lâu đài Wawel, Ekaterinburg Museum of Fine Arts, National Pushkin Museum, Phòng trưng bày Đông Slovakia, Smolensk Art Gallery, Brest’s Museum of Fine Arts, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, National Gallery of Athens, Bảo tàng Nghệ thuật ở Łódź, Serpukhov historical-art museum, Samara Art Museum, Sakıp Sabancı Museum, Kiev National Picture Gallery, Odesa Fine Arts Museum, Tatarstan State Museum of Fine Arts, Rybinsk Museum-Preserve, Donetsk Regional Museum of Art, Latvian National Museum of Art, Chuvashian State Arts Museum, Vyatskiy Art Museum, Nizhny Novgorod State Art Museum, Fine Arts Museum Kharkiv, Rostov Regional Fine Arts Museum, National Art Museum of Azerbaijan, Museum of history of religion, Art Gallery of Tver, Nikanor Onatsky Regional Art Museum in Sumy, Nizhniy Tagil State Museum of Fine Arts, Phòng trưng bày Uffizi, Kaluga Museum of Fine Arts, Dagestan Museum of Fine Arts, Bashkir State Art Museum (Nesterov Museum), Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Praha, Corcoran Gallery of Art, Calouste Gulbenkian Museum, Lahti Art Museum
Giải thưởngHuân chương vàng của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia (1837)

Ảnh hưởng bởi
Chữ ký của Aivazovsky, năm 1850
Chữ ký của Aivazovsky trên một bức tranh sơn dầu lấy chủ đề Armenia năm 1899.

Ivan Konstantinovich Aivazovsky (tiếng Nga: Иван Константинович Айвазовский; 29 tháng 7, 1817 – 2 tháng 5, 1900) là họa sĩ Nga theo trường phái Lãng mạn, được coi là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất về nghệ thuật tranh biển cả. Tên rửa tội của ông là Hovhannes Aivazian.

Ông ra đời trong một gia đình người Armenia sống tại cảng biển ở Feodosia, Crimea, nằm bên bờ biển Đen và đây là nơi ông sống phần lớn cuộc đời.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Hoàng giaSaint Petersburg, Aivazovsky du hành sang Tây Âu và sống một thời ngắn tại Italia vào đầu những năm 1840. Tiếp đó ông trở về Nga và được bổ nhiệm làm họa sĩ chính thức của Hải quân Nga. Aivazovsky có mối quan hệ khăng khít với quân đội và chính giới Đế quốc Nga, ông thường xuyên được mời tham dự các cuộc thao diễn quân sự. Suốt cả cuộc đời, Aivazovsky luôn được chính quyền tài trợ và coi trọng. Cụm từ "rất xứng đáng với nét cọ của Aivazovsky", do Anton Chekhov truyền bá, được sử dụng trong tiếng Nga để miêu tả những thứ xinh xắn. Đến thế kỷ 21, tên tuổi của ông vẫn rất nổi tiếng tại Nga.[2]

Là một trong những họa sĩ Nga tài danh nhất trong thời đại của ông, Aivazovsky nổi tiếng không chỉ ở Đế quốc Nga. Ông đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm cá nhân tại Tây Âu và Hoa Kỳ. Trong gần 60 năm sự nghiệp, ông sáng tác khoảng 6000 bức tranh, đưa ông trở thành một trong những họa sĩ giàu sức sáng tạo nhất trong thời đại bấy giờ.[3][4] Đại đa số các tác phẩm của ông vẽ cảnh biển cả, ngoài ra ông cũng thường khắc họa cảnh chiến tranh, cảnh lấy chủ đề xứ Armenia và cả tranh chân dung. Phần lớn tác phẩm của ông được lưu giữ tại các bảo tàng ở Nga, Ukraine, Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như nhiều bộ sưu tập tư nhân.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt 60 hoạt động nghệ thuật, Aivazovsky sáng tác khoảng 6000[5][6][7] bức tranh mà một tạp chí nghệ thuật trực tuyến miêu tả là "những giá trị rất khác nhau...có những tuyệt tác, cũng có những tác phẩm khiêm tốn"[8]. Tuy nhiên, theo một thống kế, có đến tận 20000 bức tranh được gắn với tên tuổi của ông.[3] Đại đa số tác phẩm của Aivazovsky vẽ cảnh biển. Ông hiếm khi vẽ cảnh trên đất liền và cũng chỉ vẽ một số ít tranh chân dung.[8] Theo Rosa Newmarch, Aivazovsky "không bao giờ nhìn cảnh thiên nhiên thật để vẽ tranh, luôn chỉ vẽ từ trí nhớ từ những nơi xa bờ biển".[9] Rogachevsky viết rằng "Trí nhớ nghệ thuật của ông thật là phi thường. Ông có thể tái tạo những điều ông chỉ thấy trong một khoảng thời gian rất ngắn, dẫu không có cả tranh phác thảo".[6] Bolton tán dương "khả năng của ông trong việc tạo dựng hiệu ứng mặt nước động và ánh nắng, ánh trăng phản chiếu".[10]

Triển lãm

[sửa | sửa mã nguồn]

Suốt cả sự nghiệp, tổng cộng Aivazovsky đã tổ chức 55 cuộc triển lãm cá nhân (một con số chưa từng có tiền lệ). Trong số đó, những cuộc triển lãm tiêu biểu nhất diễn ra ở Rome, Naples và Venice (1841–42), Paris (1843, 1890), Amsterdam (1844), Moskva (1848, 1851, 1886), Sevastopol (1854), Tiflis (1868), Florence (1874), St. Petersburg (1875, 1877, 1886, 1891), Frankfurt (1879), Stuttgart (1879), London (1881), Berlin (1885, 1890), Warsaw (1885), Constantinople (1888), New York (1893), Chicago (1893), San Francisco (1893).

Ông cũng "đóng góp cho những cuộc triển lãm của Học viên Nghệ thuật Hoàng gia Nga (1836–1900), Paris Salon (1843, 1879), Hội Triển lãm Các tác phẩm nghệ thuật (Society of Exhibitions of Works of Art , 1876–83), Hội Những người yêu nghệ thuật Moskva (Moscow Society of Lovers of the Arts, 1880), Triển lãm Toàn Nga (Pan-Russian Exhibitions) tổ chức ở Moskva (1882) và Nizhny Novgorod (1896), Triển lãm Thế giới tại Paris (1855, 1867, 1878), London (1863), Munich (1879) and Chicago (1893) và các triển lãm quốc tế tại Philadelphia (1876), Munich (1879) and Berlin (1896)."

Phong cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Aivazovsky chủ yếu theo trường phái lãng mạn, nhưng ông cũng đã áp dụng một số thành tố của chủ nghĩa hiện thực. Leek cho rằng Aivazovsky cả đời trung thành với chủ nghĩa lãng mạn, "cho dù tác phẩm của ông hướng theo thể loại hiện thực chủ nghĩa". Các tác phẩm thời kỳ đầu của ông chịu ảnh hưởng của các thầy giáo ở Học viện Nghệ thuật là Maxim VorobievSylvester Shchedrin. Các họa sĩ cổ điển như Salvator Rosa, Jacob Isaacksz van RuisdaelClaude Lorrain cũng góp phần định hình phong cách và phương pháp cá nhân của Aivazovsky. Karl Bryullov, nổi danh nhất với tác phẩm Ngày cuối cùng của thành Pompeii |The Last Day of Pompeii, "đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển sức sáng tạo của Aivazovsky", theo như Bolton nhận xét. Các tác phẩm đẹp nhất của Aivazovsky trong thập niên 1840-1850 sử dụng bảng màu sắc rất đa dạng, đi theo chủ đề thiên anh hùng ca và chủ đề Romania. Newmarch đưa ra quan điểm rằng cho tới giữa thế kỷ 19, các đặc trưng của trường phái lãng mạn trong tranh của Aivazovsky đã "ngày càng hiện lên rõ rệt hơn". Newmarch, cũng như đa số học giả, xem bức Đợt sóng thứ chín | Ninth Wave là kiệt tác xuất sắc nhất của Aivazovsky và đánh giá nó "dường như đánh dấu sự chuyển tiếp giữa màu sắc kỳ ảo trong các tác phẩm đầu tay, và khung cảnh chân thực hơn trong những năm sau này". Cho đến những năm 1870, màu sắc thanh nhã đã chiếm ưu thế trong các tác phẩm của Aivazovsky; và ở hai thập kỷ cuối đời, Aivazovsky sáng tác một loạt tranh vẽ cảnh biển dùng tông màu trắng bạc.

Quá trình chuyển tiếp từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực hồi giữa thế kỷ 19 ở Nga đã khiến cho Aivazovsky, người luôn trung thành với phong cách lãng mạn, phải hứng chịu phê bình chỉ trích. Lý do khiến ông không sẵn sàng, hoặc không có khả năng đi theo sự thay đổi này, là do nơi sinh sống: ở Đế quốc Nga, Feodosia là một thành phố vùng sâu vùng xa, cách xa hai kinh thành MoskvaSaint Petersburg. Tư duy và thế giới quan của Aivazovsky bị coi là lạc hậu, không bắt kịp được những sự phát triển trong văn hóa, nghệ thuật Nga. Nhà phê bình nghệ thuật Vladimir Stasov chỉ chấp nhận những tác phẩm thời kỳ đầu của Aivazovsky, còn Alexandre Benois viết trong tác phẩm Lịch sử hội họa Nga thế kỷ 19 rằng dù là học trò của Vorobiev, Aivazovsky đứng ngoài rìa những bước phát triển chung của hội họa phong cảnh Nga.

Các tác phẩm thời kỳ sau của Aivazovsky bao gồm những khung cảnh đầy dữ dội và thường là những bức tranh lớn. Ông khắc họa "cuộc tranh đấu đầy lãng mạn giữa con người và các thành tố của biển cả (Cầu vồng | The Rainbow, 1873), và cái gọi là "biển xanh dương" (Vịnh Naples lúc sáng sớm | The Bay of Naples in Early Morning, 1897; Thảm họa | Disaster, 1898).

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh trên đất liền

[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh biển

[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ đề Đông phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Markina, Lyudmila (2017). “The Many Faces of Ivan Aivazovsky”. Tretyakov Gallery Magazine. 54 (1). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ “Poll reveals Russians enjoy Aivazovsky's paintings more than other artists' works - Society & Culture - TASS”. web.archive.org. 15 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ a b Leek, Peter (2005). Russian painting. [Bournemouth?]: Parkstone. ISBN 1-85995-939-3. OCLC 66529869.
  4. ^ Lang, David Marshall (1970). Armenia: cradle of civilization. London,: Allen and Unwin. ISBN 0-04-956007-7. OCLC 197640.Quản lý CS1: dấu chấm câu dư (liên kết)
  5. ^ “Collection — GTG”. web.archive.org. 6 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ a b “Wayback Machine”. web.archive.org. 19 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ “OA Portal in Armenia”. OA Portal in Armenia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ a b “The Athenaeum - Ivan Constantinovich Aivazovsky (Russian, 1817 - 1900)”. web.archive.org. 19 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Newmarch, Rosa (1917). The Russian Arts (bằng tiếng Anh). E.P. Dutton & Company.
  10. ^ Strachan, Edward (2010). Views of Russia and Russian works on paper. Roy Bolton (ấn bản thứ 1). London: Sphinx Books. ISBN 9781907200052. OCLC 864560053.