Bước tới nội dung

Isabel Stuart

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Isabel xứ York)
Isabel Stuart
Họa phẩm bởi Sir Peter Lely, khoảng năm 1679–1681 [1]
Thông tin chung
Sinh28 tháng 8 năm 1676
Cung điện St James, Luân Đôn
Mất2 tháng 3 năm 1681(1681-03-02) (4 tuổi)
Cung điện St James, Luân Đôn
An táng4 tháng 3 năm 1681
Tu viện Westminster
Vương tộcNhà Stuart
Thân phụJames II của Anh Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaria xứ Modena

Isabel xứ York, Isabel Stuart, hay còn gọi là Isobel hay Isabella Stuart [2] (28 tháng 8 năm 1676 – 2 tháng 3 năm 1681) là con gái của James II của Anh, lúc bấy giờ là Công tước xứ York và người vợ thứ hai là Maria xứ Modena.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Isabel Stuart chào đời tại Cung điện Thánh James ở Luân Đôn [3], sau khi chị gái Catherine Laura đã qua đời 11 tháng trước đó. Isabel còn có hai chị gái khác mẹ từ cuộc hôn nhân đầu tiên của cha với người vợ đầu Anne HydeMaryAnne Stuart. Ông bà nội của Isabel là Charles I của AnhHenriette Marie của Pháp, còn ông bà ngoại của Isabel là Alfonso IV d'Este, Công tước xứ Modena và Laura Martinozzi.

Trong phần lớn cuộc đời, Isabel là người con duy nhất của JamesMaria và đứng thứ tư trong danh sách kế vị ngai vàng (sau cha, MaryAnne). Sau khi em trai Charles ra đời, Isabel bị đẩy xuống 1 hạng trong danh sách ké vị nhưng sau đó quay trở lại ở vị trí thứ 4 sau khi Charles qua đời vì bị đậu mùa. Năm 1678, Isabel có một người em gái tên Elizabeth nhưng người em gái cũng nhanh chóng qua đời.

Năm 1678, khi Isabel được hai tuổi, Âm mưu Popish khiến cha mẹ của Isabel bị đày đến Bruxelles để ở với Mary. Đi cùng với hai vợ chồng là Isabel và chị gái Anne.

Một báo cáo rằng bác của Isabel là Quốc vương Charles II bị ốm nặng khiến cả gia đình vội vã trở về Anh.[4] Họ lo sợ rằng người con trai ngoại hôn lớn nhất của Charles Ià là James Scott, Công tước thứ 1 xứ Monmouth và là chỉ huy lực lượng vũ trang Anh, có thể chiếm đoạt ngai vàng nếu Charles qua đời khi họ vắng mặt.[4][5] Công tước xứ Monmouth vốn được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa Loại trừ chiếm đa số trong Hạ viện Anh.[4] Sau cùng, Charles II đã khỏi cơn bạo bệnh nhưng cảm thấy gia đình em trai trở lại triều đình quá sớm nên đã đưa James và Maria đến Edinburgh, nơi hai vợ chồng ở lại suốt ba năm tiếp theo trong Cung điện Holyrood đổ nát,[6][7] trong khi Anne và Isabel ở lại ở Luân Đôn.[8] James và Maria được triệu hồi về Luân Đôn vào tháng 2 năm 1680, chỉ để quay trở lại Edinburgh vào mùa thu năm đó; tuy nhiên lần này James đã được bổ nhiệm làm Ủy viên của Quốc vương tại Scotland.[9] Việc xa cách Isabel khiến Maria buồn bã, tình trạng này càng trầm trọng hơn khi dự luật Loại trừ được thông qua tại Hạ viện.[10][11]

Isabe qua đời vào tháng 3 năm 1681, năm tháng trước sinh nhật lần thứ năm của vị vương tôn nữ nhỏ tuổi tại Cung điện Thánh James.[12] Isabel được chôn cất tại Tu viện Westminster vào ngày 4 tháng 3 (theo lịch cũ) và được gọi rằng "Công nương Isabella, con gái của Công tước xứ York.[2]

Cái chết của Isabel khiến Maria xứ Modena rơi vào tình trạng cuồng tín, khiến bác sĩ của Maria lo lắng.[12] Cùng lúc tin tức về cái chết của Isabel đến Cung điện Holyrood, bà ngoại của Isabel, Laura Martinozzi, bị buộc tội rằng đã ủy thác 10.000 bảng Anh để sát hại Charles II thế nhưng đã được minh oan.[12] Trong khi đó người tố cáo đã bị xử tử theo lệnh của Charles II.[12]

Bốn năm sau cái chết của Isabel, James đã kế vị anh trai trở thành Quốc vương nước Anh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sir Peter Lely | Portrait of Princess Isabella (1676-1680) daughter of King James II and Mary of Modena | MutualArt”. www.mutualart.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ a b Burials in Westminster Abbey, p. 201
  3. ^ “Biography of Isabel Stuart (daughter of James II and Mary of Modena) at RoyaList”. web.archive.org. 8 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ a b c Oman, p 63.
  5. ^ Fea, p 85.
  6. ^ Haile, p 92.
  7. ^ Turner, p 171.
  8. ^ Oman, p 67.
  9. ^ Fea, p 96.
  10. ^ Waller, p 35
  11. ^ Haile, pp. 99–100
  12. ^ a b c d Oman, p 71.