Bước tới nội dung

Incesticide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Incesticide
Album tổng hợp của Nirvana
Phát hành14 tháng 12 năm 1992
Thu âm1988–1991
Thể loại
Thời lượng44:41
Hãng đĩaDGC
Sản xuấtNhiều nhà sản xuất
Thứ tự album của Nirvana
Hormoaning
(1992)
Incesticide
(1992)
In Utero
(1993)

Incesticidealbum tổng hợp của ban nhạc rock người Mỹ Nirvana. Nó bao gồm "Sliver" là đĩa đơn không thuộc album, các mặt B, demo, outtake, bản hát lại và bản thu cho radio.

Album phát hành ngày 14 tháng 12 năm 1992 tại châu Âu, và ngày 15 tháng 12 năm 1992 tại Hoa Kỳ. Về sau, nó vươn lên vị trí thứ 39 trên Billboard 200.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1992, Jonathan Poneman chủ hãng Sub Pop liên lạc với Gary Gersh – người ký hợp đồng với Nirvana cho hãng DGC Records – để thông báo Sub Pop vẫn còn một số ca khúc thời đầu chưa được phát hành của Nirvana.[1] Mới đầu, ban nhạc định ra mắt các ca khúc này qua Sub Pop và châm biếm đặt tên là Cash Cow.[ghi chú 1] Tuy nhiên, Sub Pop không thể sánh được với mạng lưới phân phối của Geffen, trong khi ban nhạc cảm thấy việc thu hút tối đa sự chú ý của công chúng là rất quan trọng.[2] Sub Pop bán các bản thu âm này cho Geffen "với giá sáu con số," với điều kiện ban nhạc phải làm và chấp nhận phát hành một album trước Giáng Sinh năm 1992.[1]

Lúc bấy giờ, phần lớn các ca khúc trong Incesticide đang được lan truyền trong cộng đồng người hâm mộ, nhưng với chất lượng thấp. Báo chí âm nhạc loan tin Nirvana muốn đem đến cho người hâm mộ một bản thu chất lượng cao hơn. Trong cuốn sách Cobain Unseen, Charles R. Cross viết Kurt Cobain đồng ý ra mắt album tổng hợp này vì anh được toàn quyền quyết định hình minh họa album.

Vì các ca khúc được thu ở nhiều buổi thu âm khác nhau, một số còn được thu khi đội hình Nirvana chưa ổn định, nên album có sự tham gia của bốn tay trống: Chad Channing, Dan Peters, Dale CroverDave Grohl.

Chưa phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lúc bấy giờ, các ca khúc "Hairspray Queen", "Aero Zeppelin" và "Big Long Now" chưa được phát hành chính thức, cũng như "Been a Son," "Aneurysm" và "(New Wave) Polly" phiên bản mới, khác với các phiên bản trước đó phát hành trong EP Blew, đĩa đơn "Smells Like Teen Spirit" và album Nevermind.

Đã phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Dive" và "Sliver" đã được phát hành trong đĩa đơn "Sliver" vào năm 1990. "Dive" cũng được phát hành trong album tổng hợp The Grunge Years vào năm 1991.
  • "Stain" đã được phát hành trong EP Blew vào năm 1989.
  • Ba ca khúc hát lại, "Turnaround" (Devo), "Molly's Lips" và "Son of a Gun" (The Vaselines) đã được phát hành trong EP Hormoaning vào năm 1992 (chỉ phát hành tại Nhật Bản và Úc).
  • "Mexican Seafood" xuất hiện trong tuyển tập Teriyaki Asthma Volume 1 phát hành năm 1989.
  • "Beeswax" xuất hiện trong album tổng hợp Kill Rock Stars phát hành năm 1991.
  • "Downer" xuất hiện trong phiên bản CD của Bleach, album đầu tay năm 1989 của Nirvana.

Minh họa và bìa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh bìa trước album là do Cobain vẽ[3] (dưới tên "Kurdt Kobain," ghi chú mặt trong bìa album).[4] Con vịt cao su trên bìa sau cũng là của Cobain. Một đóa hoa anh túc được vẽ nổi bật trên bìa trước, ám chỉ tình trạng nghiện heroin của Cobain.

Những ấn bản đầu tiên của album có kèm ghi chú do Cobain viết, bao gồm lời chỉ trích những người kỳ thị đồng tính, phân biệt chủng tộckỳ thị nữ giới.[5]

Nếu bất kỳ ai trong số các bạn, bằng cách này hay cách khác, kỳ thị người đồng tính, người da màu hoặc phụ nữ thì vui lòng giúp chúng tôi một việc – hãy để chúng tôi yên! Đừng tới chương trình biểu diễn và đừng mua đĩa của chúng tôi nữa.

Ấn bản có ghi chú của Cobain được bày bán tại các cửa hàng băng đĩa tới năm 1998. Những phiên bản đầu tiên tại Hoa Kỳ và Canada cũng dãn nhán Parental Advisory.[6]

Đánh giá chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]
Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[7]
Blender[8]
The Encyclopedia of Popular Music[9]
Entertainment WeeklyB[10]
NME7/10 / 3/10[11]
Rolling Stone[13]
The Rolling Stone Album Guide[14]
Select[15]
The Village VoiceA−[12]

Nhìn chung, album nhận được đánh giá tích cực. Trong một bài đánh giá của AllMusic, nhà phê bình âm nhạc Stephen Thomas Erlewine nói "'Aneurysm' có lẽ là ca khúc xuất sắc nhất [Nirvana] từng thu âm."[16] Grant Alden của Rolling Stone tin rằng "sự hỗn loạn của Incesticide cho thấy nỗ lực muốn giải tỏa gánh nặng của danh tiếng," và album "nhắc người hâm mộ nhớ Nirvana là một ban nhạc vĩ đại trước khi Nevermind dẫn đầu bảng xếp hạng."[13] David Browne thuộc tạp chí Entertainment Weekly cho rằng "Dive" là "hiện thân của mọi điều tuyệt vời về Nirvana," kết hợp riff, tiếng bass và giọng hát của Cobain thành "một thứ giúp giải phóng cảm xúc đầy xúc động. Với một sản phẩm làm không tốn nhiều sức, Incesticide có rất nhiều khoảnh khắc như vậy."[10] Angela Lewis của tạp chí NME cho rằng Incesticide có chất lượng không đồng đều, nhưng vẫn là một album thành công nhờ hai yếu tố chính: nó không được phát hành với mục đích "hám lợi," và mặt A "mang âm thanh của một album chưa từng ra đời."[11]

Doanh số

[sửa | sửa mã nguồn]

Incesticide phát hành ngày 14 tháng 12 năm 1992 tại Anh Quốc và ngày 15 tháng 12 năm 1992 tại Hoa Kỳ.[17] Hãng đĩa Geffen Records quyết định không quảng bá rộng rãi album này để tránh làm "Nirvana kiệt sức," vì ban nhạc mới ra mắt Nevermind và bốn đĩa đơn trong 15 tháng qua.[18] Tuy ít được quảng cáo và chỉ tổng hợp các ca khúc cả mới lẫn cũ, Incesticide vẫn xuất hiện ở vị trí thứ 51 trên Billboard 200 và bán được 500.000 bản trong hai tháng.[19] Album đã được Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ trao chứng nhận Bạch kim. Vào ngày 23 tháng 11 năm 2012, nhân kỷ niệm 20 năm, Incesticide được tái phát hành dưới dạng đĩa than 45 vòng phiên bản LP kép giới hạn.[20]

Danh sách ca khúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Kurt Cobain, trừ khi có ghi chú.

STTNhan đềSáng tácĐĩa gốcThời lượng
1."Dive"Cobain, Krist NovoselicĐĩa đơn "Sliver" và The Grunge Years3:55
2."Sliver" Đĩa đơn "Sliver"2:16
3."Stain" EP Blew2:40
4."Been a Son" Trước đó chưa phát hành1:55
5."Turnaround"Mark Mothersbaugh, Gerald CasaleEP Hormoaning2:19
6."Molly's Lips"Eugene Kelly, Frances McKeeEP Hormoaning1:54
7."Son of a Gun"Eugene Kelly, Frances McKeeEP Hormoaning2:48
8."(New Wave) Polly"Cobain, Novoselic, Dave GrohlTrước đó chưa phát hành1:48
9."Beeswax" Kill Rock Stars2:50
10."Downer" Phiên bản CD năm 1990 của Bleach1:43
11."Mexican Seafood" Teriyaki Asthma Volume 11:55
12."Hairspray Queen"Cobain, NovoselicTrước đó chưa phát hành4:13
13."Aero Zeppelin" Trước đó chưa phát hành4:41
14."Big Long Now" Trước đó chưa phát hành5:03
15."Aneurysm"Cobain, Novoselic, GrohlTrước đó chưa phát hành4:35

Thành phần tham gia sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các buổi thu âm:

Seattle, WA: Reciprocal Recording Studios (23 tháng 1 năm 1988)
Băng demo phòng thu đầu tiên của Nirvana.
Ca khúc: "Beeswax", "Downer", "Mexican Seafood", "Hairspray Queen" và "Aero Zeppelin"

Seattle, WA: Reciprocal Recording Studios (tháng 12 năm 1988 – tháng 1 năm 1989)
Các buổi thu âm cho Bleach.
Ca khúc: "Big Long Now"

Seattle, WA: Music Source Studios (tháng 9 năm 1989)
Các buổi thu âm cho EP Blew.
Ca khúc: "Stain"

  • Chad Channing – trống
  • Steve Fisk – sản xuất

Madison, WI: Smart Studios (2 tháng 4 năm 1990 – 6 tháng 4 năm 1990)
Các buổi thu âm cho album dự kiến thứ hai của Sub Pop.
Ca khúc: "Dive"

  • Chad Channing – trống
  • Butch Vig – sản xuất

Seattle, WA: Reciprocal Recording Studios (11 tháng 7 năm 1990)
Buổi thu âm cho đĩa đơn "Sliver" của Sub Pop.
Ca khúc: "Sliver"

  • Dan Peters – trống
  • Jack Endino – sản xuất, kỹ sư

Luân Đôn, Anh Quốc: Maida Vale Studio 3 (21 tháng 10 năm 1990)
Buổi thu âm tại BBC cho John Peel vào năm 1990.
Ca khúc: "Turnaround", "Molly's Lips" và "Son of a Gun"

Luân Đôn, Anh Quốc: Maida Vale Studio 4 (9 tháng 11 năm 1991)
Buổi thu âm tại BBC cho Mark Goodier vào năm 1991.
Ca khúc: "Been a Son", "(New Wave) Polly" và "Aneurysm"

  • Dave Grohl – trống
  • Miti Adhikari – sản xuất
  • John Taylor – kỹ sư

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Goldberg, Danny (2008). Bumping Into Geniuses: My Life Inside the Rock and Roll Business. Penguin Books. tr. 214. ISBN 9781592403707. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ St. Thomas, Kurt; Smith, Troy (2004). Nirvana: The Chosen Rejects. Macmillan Publishers. tr. 154. ISBN 9780312206635. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ Azerrad, 1994. tr. 295
  4. ^ Ghi chú mặt trong bìa Incesticide
  5. ^ Allman, Kevin (9 tháng 2 năm 1993). “The Dark Side of Kurt Cobain” (PDF). The Advocate (622). tr. 35–43. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “Incesticide - Americas”. Sliver.it. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2012.
  7. ^ Erlewine, Stephen Thomas. “Incesticide – Nirvana”. AllMusic. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2005.
  8. ^ “Incesticide - Blender”. Blender. 14 tháng 12 năm 1992. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Larkin, Colin (2011). The Encyclopedia of Popular Music (ấn bản thứ 5). Omnibus Press.
  10. ^ a b Browne, David (18 tháng 12 năm 2017). “Incesticide”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  11. ^ a b Lewis, Angela (12 tháng 9 năm 2005). “Nirvana: Incesticide - 12/12/92”. NME. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ Christgau, Robert (26 tháng 1 năm 1993). “Consumer Guide: Nirvana: Incesticide. The Village Voice. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011. Phần có liên quan được đăng trong phiên bản đã chỉnh sửa tại “Nirvana: Incesticide > Consumer Guide Album”. Robert Christgau. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
  13. ^ a b Alden, Grant (21 tháng 1 năm 1993). “Recordings: Nirvana Incesticide > Album Review”. Rolling Stone (648). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ The New Rolling Stone Album Guide. Simon & Schuster. 2004. tr. 589.
  15. ^ Select, tháng 1 năm 1993
  16. ^ Nirvana - Incesticide - AllMusic review by Stephen Thomas Erlewine allmusic.com. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016.
  17. ^ Azerrad, 1994. tr. 357–358
  18. ^ Azerrad, 1994. tr. 296
  19. ^ Cross, tr. 269
  20. ^ “RECORD STORE DAY - SpecialRelease”. Recordstoreday.com. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2012.
  21. ^ "Australiancharts.com – Nirvana – Incesticide" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  22. ^ "Austriancharts.at – Nirvana – Incesticide" (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  23. ^ "Top RPM Albums: Issue 1829". RPM. Library and Archives Canada. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
  24. ^ “European Top 100 Albums” (PDF). Music & Media: 42. 30 tháng 1 năm 1993. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2018.
  25. ^ "Dutchcharts.nl – Nirvana – Incesticide" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  26. ^ Pennanen, Timo (2003). Sisältää hitin: levyt ja esittäjät Suomen musiikkilistoilla vuodesta 1972. Otava Publishing Company Ltd. ISBN 951-1-21053-X.
  27. ^ “InfoDisc: Le Détail des Albums de chaque Artiste”. Infodisc.fr. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2012.
  28. ^ "Longplay-Chartverfolgung at Musicline" (bằng tiếng Đức). Musicline.de. Phononet GmbH. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016 – qua Wayback Machine. Ghi chú: Di chuyển ngày lưu trữ mới nhất (còn hoạt động) để có thông tin chính xác về thứ hạng của album.
  29. ^ Album Chart-Book Complete Edition 1970-2005. Orikonmāketingupuromōshon (2006). ISBN 4-87131-077-9.
  30. ^ "Charts.nz – Nirvana – Incesticide" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  31. ^ "Swedishcharts.com – Nirvana – Incesticide" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  32. ^ "Swisscharts.com – Nirvana – Incesticide" (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  33. ^ "Nirvana | Artist | Official Charts" (bằng tiếng Anh). UK Albums Chart. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  34. ^ "Nirvana Chart History (Billboard 200)". Billboard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  35. ^ "Nirvana Chart History (Top Catalog Albums)". Billboard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  36. ^ “Top-75 Albums Sales Chart (Combined) - Week 11/2021”. IFPI Greece. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  37. ^ “Chứng nhận album Canada – Nirvana – Incesticide” (bằng tiếng Anh). Music Canada.
  38. ^ “Chứng nhận album Pháp – Nirvana – Incesticide” (bằng tiếng Pháp). Syndicat National de l'Édition Phonographique.
  39. ^ “Chứng nhận album Anh Quốc – Nirvana – Incesticide” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn album trong phần Format. Chọn Bạch kim' ở phần Certification. Nhập Incesticide vào mục "Search BPI Awards" rồi ấn Enter.
  40. ^ Ask Billboard: Rihanna's (Quirky) Record in the Hot 100's Top 10 With 'Needed Me' Billboard. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2018.
  41. ^ “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Nirvana – Incesticide” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ.
Ghi chú
  1. ^ "Cash cow" là một biệt ngữ kinh doanh, dùng để chỉ những sản phẩm đem lại lợi nhuận lớn và ổn định cho doanh nghiệp.
Thư mục
  • Azerrad, Michael. Come As You Are: The Story of Nirvana. Doubleday, 1994. ISBN 0-385-47199-8
  • Cross, Charles. Heavier Than Heaven: A Biography of Kurt Cobain. Hyperion, 2001. ISBN 0-7868-8402-9

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]