Bước tới nội dung

Hyunmoo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hyunmoo
Tên lửa hành trình Hyunmoo-3
LoạiTên lửa đạn đạo
Tên lửa hành trình
Tên lửa đất đối không
Nơi chế tạo Hàn Quốc
Lược sử hoạt động
Phục vụ1980s - nay
Sử dụng bởiQuân đội Hàn Quốc
Lược sử chế tạo
Người thiết kếCơ quan Phát triển Quốc phòng
Các biến thểHyunmoo-1
Hyunmoo-2A
Hyunmoo-2B
Hyunmoo-2C
Hyunmoo-3A
Hyunmoo-3B
Hyunmoo-3C
Hyunmoo-3D
Hyunmoo-4
Hyunmoo-4.4 (SLBM)
Thông số
Khối lượng500 - 2.500 kg+
Chiều dài12.530 mm
Đường kính800 mm
Đầu nổ500 kg với 272 kg các mảnh HBX-6 M17 hoặc đầu đạn hạt nhân W-31

Động cơĐộng cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn Hercules M42Thiokol M30
Sải cánh3.500 mm
Chất nổ đẩy đạnNhiên liệu rắn
Tầm hoạt động180 - 1.500 km
~3.000 km (Hyunmoo-3D)[1]
Tốc độMach 4
Hệ thống chỉ đạoHệ thống dẫn đường chỉ huy
Nền phóngBệ phóng di động
Vận chuyểnXe tải hạng nặng Kia KM1500

Hyunmoo (Hangul: 현무, Hanja: 玄武, Hán-Việt: Huyền Vũ, biệt danh: Người bảo vệ bầu trời phương Bắc) là một dự án tên lửa đạn đạotên lửa hành trình do quân đội Hàn Quốc phát triển. Các loại tên lửa trong dự án có tầm hoạt động từ 180 đến 1.500 km. Việc nghiên cứu bắt đầu từ năm 1974 với công nghệ chuyển giao từ Hoa Kỳ. Hàn Quốc sau đó đã phát triển thành công loại tên lửa hai tầng dựa trên thiết kế kỹ thuật của tên lửa đất đối không Nike Hercules vào năm 1978 và phiên bản cải tiến tiếp tục được phóng thành công vào năm 1986. Đây là loại tên lửa được chế tạo và phát triển thành công với nhiều phiên bản khác nhau đầu tiên của Hàn Quốc sau dự án Baekgom trước đó gặp phải trục trặc kỹ thuật.[2]

Trong dự án mới này, các nguyên mẫu Hyunmoo-1Hyunmoo-2 là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 180 đến 500 km còn Hyunmoo-3 là tên lửa hành trình được phát triển dựa trên Tomahawk của Mỹ với tầm bắn từ 500 km đến 1.500 km. Ngoài ra còn có thêm một số mẫu khác dùng cho việc xuất khẩu nhưng tầm bắn của những loại này bị giới hạn không quá 180 km. Cuối năm 2009, các phiên bản nâng cấp là Hyunmoo-2AHyunmoo-2B lần lượt được đưa vào biên chế.

Hyunmoo được phát triển để đối phó với mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên và có thể vươn tới các thành phố như Bắc Kinh, Tokyo hay Vladivostok. Trong quá trình chế tạo, tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ cung cấp nhiên liệu tên lửa còn hệ thống dẫn đường quán tính thì được cung cấp bởi GEC-4 của Vương quốc Anh.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hyunmoo-3”.
  2. ^ Pike, John. “Nike-Hercules / Hyunmoo I / Hyunmoo II / Nike-Hercules Variant (NHK-1/-2/-A)”. www.globalsecurity.org. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.