Bước tới nội dung

Mandopop

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hoa ngữ lưu hành âm nhạc)
Nam ca sĩ Châu Kiệt Luân của Đài Loan

Mandopop (giản thể: 华语流行音乐; phồn thể: 華語流行音樂; bính âm: Huá yǔ liú xíng yīn yuè; Hán-Việt: Hoa ngữ lưu hành âm nhạc), viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Mandarin popular music", là dòng nhạc pop tiếng Quan thoại và là một trong ba nhánh chính của dòng nhạc C-pop. Theo đúng tên gọi của nó, các ca khúc Mandopop được thể hiện chủ yếu bằng tiếng Hoa phổ thông (Quan thoại).

Mandopop phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á như: Trung Quốc đại lục, Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt NamNhật Bản.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm 1970-1980: Sự nổi lên của Mandopop Đài Loan

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thập niên 1970, Đài Bắc bắt đầu đảm nhiệm vị trí sân khấu trung tâm giống như dòng nhạc Cantopop được nắm giữ tại Hồng Kông. Năm 1966, ngành công nghiệp âm nhạc Đài Loan tạo ra doanh thu 4,7 triệu đô la Mỹ hàng năm, và nó tiếp tục gia tăng theo hàm mũ xuyên suốt hai thập niên 1970 và 1980, và cho đến năm 1996, doanh thu đạt đỉnh ở mức dưới 500 triệu đô la Mỹ trước khi bị tuột giảm.[1] Thành công của ngành công nghiệp điện ảnh Đài Loan cũng giúp sức vào độ phủ sóng của các ca sĩ bản địa. Các ngôi sao Đài Loan như Thái Cầm, Phí Ngọc ThanhPhượng Phi Phi ngày càng trở nên nổi tiếng, trong đó nữ danh ca Đặng Lệ Quân là trường hợp nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Hồng Kông ở vị trí trung tâm có nghĩa rằng một vài trong số các ngôi sao xứ Đài như Đặng Lệ Quân vẫn là dựa trên thị trường Hồng Kông.

Thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số các ca sĩ xuất thân từ Trung Quốc đại lục như Vương PhiNa Anh bước đầu thu âm ca khúc tại Hồng Kông và Đài Loan. Vương Phi, vốn được giới truyền thông ca tụng là Diva (Nữ danh ca), lần đầu thu âm bài hát bằng tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông, sau đó là thu bằng tiếng Quan thoại. Cô trở thành ca sĩ Hoa ngữ đầu tiên được biểu diễn tại sân khấu Budokan, Nhật Bản.[2][3]

Xuyên suốt thời kỳ này, nhiều ca sĩ Cantopop của Hồng Kông đơn cử như nhóm "Tứ đại thiên vương" - Quách Phú Thành, Lê Minh, Lưu Đức Hoa, Trương Học Hữu - bắt đầu thống trị giới âm nhạc Mandopop. Một trong những album tiếng Quan thoại bán chạy nhất đó là album Vẫn Biệt năm 1993 của nam ca sĩ Trương Học Hữu với số lượng bán ra trên 1 triệu bản tại Đài Loan và 4 triệu bản trên toàn châu Á.[4][5] Dẫu vậy, Đài Loan cũng có những ca sĩ nổi tiếng của riêng mình như Trương Thanh Phương, Ngũ Tư Khải, Châu Hoa KiệnTrương Tín Triết. Các hãng đĩa độc lập như Rock Records tự củng cố vị trí của mình trong giai đoạn này như là một vài trong số những hãng đĩa có ảnh hưởng nhất. Cho đến cuối những năm 1990, những ca sĩ khác như Vương Lực HoànhĐào Triết ngày càng trở nên nổi tiếng, vài người trong số họ cũng bắt đầu biểu diễn ở các thể loại R&B và/hoặc hip hop.

Trong giai đoạn từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu thập niên 2000, hai thành phố Thượng HảiBắc Kinh đã trở thành những trung tâm của ngành công nghiệp âm nhạc tại Trung Quốc đại lục, trong đó Thượng Hải tập trung vào việc xuất bản và phân phối các bản thu âm, còn Bắc Kinh chuyên tâm vào công đoạn sản xuất, thu âm.[6]

Những năm 2000-2010: Phát triển ở Trung Quốc đại lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thị trường Hồng Kông, Tứ đại thiên vương dần biến mất ở thập niên 2000, tuy nhiên nhiều nghệ sĩ mới khác đơn cử như Tạ Đình PhongTrần Dịch Tấn lại giữ vị trí dẫn đầu. Thập niên 2000 còn bắt đầu với sự bùng nổ của các thần tượng đại chúng, mà nhiều người trong số họ đến từ Đài Loan. Tại Trung Quốc đại lục cũng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các ca sĩ, ban nhạc và nhóm nhạc thần tượng Mandopop khi nhạc pop ngày càng trở nên thịnh hành cho đến giữa thập niên 2000. Ngành công nghiệp điện ảnh đại lụcphim truyền hình Trung Quốc đang lên cũng làm gia tăng nhu cầu phát triển dòng nhạc Mandopop.

Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc đại lục ngày càng trở nên quan trọng trong việc tạo ra doanh thu thì bản thân nền công nghiệp nhạc pop tại đây vẫn còn khá khiêm tốn ở thập niên 2000 so với Đài Loan và Hồng Kông, bởi nhiều ngôi sao nhạc pop đến từ Đài Loan và những cộng đồng Hoa kiều hải ngoại khác vẫn rất nổi tiếng tại Hoa lục.[7][8] Các ca sĩ Mandopop như Châu Kiệt Luân nổi tiếng với việc thể hiện những ca khúc thuộc dòng nhạc R&Brap, góp phần truyền bá một phong cách pha trộn âm nhạc mới mang tên gọi Trung Quốc Phong. Những ca sĩ nổi tiếng khác có thể kể đến như Tôn Yến TưThái Y Lâm.

Những năm gần đây, sự nảy nở về số lượng các cuộc thi âm nhạc đã mang đến khái niệm thần tượng (chữ Hán: 偶像, bính âm: ǒuxiàng, Hán-Việt: ngẫu tượng) cho ngành công nghiệp Mandopop. Các cuộc thi ca hát toàn quốc tại Trung Quốc đại lục, ví dụ như Super Girl, Super Boy, The Voice Trung Quốc, Chinese IdolThe X Factor: Trung Quốc Tối Cường Âm, đã thúc đẩy mạnh mẽ sức ảnh hưởng của dòng nhạc Mandopop, nhiều thí sinh nổi lên thành những ca sĩ thành công như: Tiết Chi Khiêm, Trương Lương Dĩnh, Diêu Bối Na, Lý Vũ Xuân, Trương Kiệt, Trần Sở Sinh, Ngô Mạc Sầu, Thượng Văn Tiệp, v.v... Hiện tượng tương tự cũng diễn ra tại Đài Loan, bước ra từ các chương trình Siêu Cấp Tinh Quang Đại ĐạoSuper Idol, những ca sĩ tài năng mới đã dấn thân vào thị trường âm nhạc Mandopop, có thể kể đến như: Dương Tông Vĩ, Lâm Hựu Gia, Từ Giai Oánh và còn nhiều nghệ sĩ khác. Ở Đài Loan, thuật ngữ "thần tượng thực lực" (chữ Hán: 優質偶像, bính âm: yōuzhì ǒuxiàng, Hán-Việt: ưu chất ngẫu tượng) đã đi vào từ điển đại chúng, dùng để chỉ đến các ca sĩ Mandopop có ngoại hình ưa nhìn, đầy tài năng và có học vấn cao, đơn cử như Vương Lực HoànhVy Lễ An.[9]

Những năm gần đây còn chứng kiến sức hấp dẫn xuyên eo biển nổi lên từ các nhóm nhạc nam và nữ thuộc dòng nhạc bubblegum pop của Đài Loan đã tiến vào thị trường đại lục Trung Quốc, bao gồm các nghệ sĩ vô cùng thành công về mặt thương mại như S.H.EPhi Luân Hải. Tiếp nối ánh hào quang của họ, nhiều nhóm nhạc khác cũng bắt đầu theo gót, ví dụ như Lollipop (Bổng Bổng Đường) và Hey Girl (Hắc Sáp Hội Mỹ Mi) đến từ kênh truyền hình Channel V Đài Loan. Họ được chống lưng bởi các chương trình làm bệ phóng cho sự nổi tiếng. Ngoài ra còn có một vài nhóm nhạc nam hay nhóm nhạc nữ mới cũng đang nổi lên tại Trung Quốc đại lục như: Chí Thượng Lệ Hợp (Top Combine), TFBoys, SNH48 và các nhóm nhạc nam đến từ chương trình truyền hình thực tế sống còn Idol Producer (Thực tập sinh thần tượng) bao gồm Nine Percent, NEX7Oner.

Các mức chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 1996, tổ chức IFPI Đài Loan (nay là Cơ sở Công nghiệp Thu âm tại Đài Loan) đã cho ra mắt giải vàng và giải bạch kim về lĩnh vực thu âm ca nhạc ở Đài Loan, cùng với Bảng xếp hạng IFPI Đài Loan vốn đã tạm ngưng từ tháng 9 năm 1999.

Các điều kiện về doanh số trong lĩnh vực thu âm ca nhạc mảng nội địa, mảng quốc tế cũng như khác biệt về đĩa đơn. Tại Đài Loan, doanh số ở mảng nội địa thì cao hơn mảng quốc tế cũng như các đĩa đơn. Lưu ý rằng việc cấp chứng nhận về thu âm ca nhạc ở Đài Loan được trao tặng dựa trên việc lưu chuyển.[10]

Album (doanh thu đơn vị cần có)
Chứng nhận Trước tháng 3 năm 2002 Trước tháng 1 năm 2006 Trước tháng 11 năm 2007 Trước tháng 1 năm 2009 Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009[11]
Vàng 100.000 50.000 35.000 20.000 15.000
Bạch kim 200.000 100.000 70.000 40.000 30.000
Đĩa đơn (doanh thu đơn vị cần có)
Chứng nhận Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009)[11]
Vàng 5.000
Bạch kim 10.000

Những nghệ sĩ tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam ca sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc tịch  Trung Quốc  Đài Loan  Hồng Kông  Singapore  Malaysia
Các nghệ sĩ

Nữ ca sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc tịch  Trung Quốc  Đài Loan  Hồng Kông  Singapore  Malaysia
Các nghệ sĩ

Nhóm/Ban nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguồn gốc  Trung Quốc  Đài Loan  Hồng Kông  Singapore  Malaysia  Hàn Quốc
Các nghệ sĩ Phong cách bản địa:
Phong cách Hàn Quốc:
Phong cách Nhật Bản:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Marc L. Moskowitz (2009). Cries of Joy, Songs of Sorrow: Chinese Pop Music and Its Cultural Connotations. University of Hawaii Press. tr. 6. ISBN 978-0824834227.
  2. ^ Faye Wong is All Woman Taipei Times, ngày 26 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006.
  3. ^ "Dai Si Cong: Faye's Success Continues to be Unparallelled" Lưu trữ 2008-12-07 tại Wayback Machine (bằng tiếng Trung Quốc), Xinhua News, ngày 12 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2007.
  4. ^ “金曲20年張學友魅力依舊 《吻別》成歌迷最愛”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ “华语歌坛百名歌手销量统计(2006年版)”. GG800.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2009.
  6. ^ Peter Tschmuck; John Fangjun Li. “A brief history of china's music industry – part 3: the recorded music industry in china from the 1950s to the early 2000s [Tóm tắt lịch sử nền công nghiệp âm nhạc Trung Quốc - Phần 3: Ngành công nghiệp thu âm tại Trung Quốc từ thập niên 1950 đến đầu thập niên 2000]”. Music Business Research.
  7. ^ Marc L. Moskowitz (2009). Cries of Joy, Songs of Sorrow: Chinese Pop Music and Its Cultural Connotations. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 7–9. ISBN 978-0824834227.
  8. ^ Long Hy (theo Khampha.vn) (ngày 23 tháng 9 năm 2013). “Chuyện ít biết về thu nhập ca sỹ Hoa”. 24h.com.vn. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022. Trong khi những ca sĩ hạng A của Đài Loan và Hồng Kông thường xuyên nhận những hợp đồng trị giá hàng trăm triệu tệ, ca sĩ từ đại lục lại ảm đạm và cám cảnh hơn với con số đếm trên đầu ngón tay.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)[liên kết hỏng]
  9. ^ Huang, Andrew C.C. (ngày 18 tháng 12 năm 2009). “MUSIC: Standing on the shoulders of idols”. Taipei Times. tr. 15. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
  10. ^ “RIT (IFPI TAIWAN) 白金 (金) 唱片簡介” [Hồ sơ đĩa LP bạch kim (hoặc vàng) của tổ chức RIT (IFPI ĐÀI LOAN)] (bằng tiếng Trung). Cơ sở Công nghiệp Thu âm tại Đài Loan (Recording Industry Foundation in Taiwan). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.
  11. ^ a b International Award Levels Lưu trữ 2011-07-26 tại Wayback Machine Tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2011