Bước tới nội dung

Hoàng Văn Nghiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Văn Nghiên
Chức vụ
Nhiệm kỳ14 tháng 12 năm 1994 – 20 tháng 5 năm 2004
9 năm, 158 ngày
Tiền nhiệmLê Ất Hợi
Kế nhiệmNguyễn Quốc Triệu
Vị tríHà Nội, Việt Nam
Nhiệm kỳ25 tháng 1 năm 1994 – 18 tháng 4 năm 2006
12 năm, 83 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh18 tháng 1, 1941 (83 tuổi)
Nam Toàn, Nam Trực, Nam Định, Liên bang Đông Dương
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ
Alma materĐại học Bách khoa Hà Nội

Hoàng Văn Nghiên (sinh năm 1941) là một Tiến sĩ, chính khách Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Văn Nghiên, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1941; Quê quán xã Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

  • Học hết cấp 3 phổ thông, nhập ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, vào Binh chủng Thông tin liên lạc.
  • Năm 1962, Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Khoa Vô tuyến điện. Và được giữ lại trường làm giảng viên.
  • Năm 1973, đi nghiên cứu sinh ở Ba Lan. Tốt nghiệp về nước làm Chủ nhiệm Khoa Điện tử Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Năm 1984, Chủ trì Luận chứng thành lập Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel); được cử làm Giám đốc Công ty Điện tử Hà Nội.
  • Năm 1994, từ một giám đốc doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
  • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, VIII, IX.[1]

Sự kiện nhà công vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vụ ông Trần Văn Truyền chỉ trả lại nhà công vụ khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham dự điều tra những sai phạm của ông, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng yêu cầu rà soát lại những trường hợp các quan chức đã về hưu nhưng không chịu trả lại nhà công vụ. Trong số này cũng có ông Hoàng Văn Nghiên. Ông đã nghỉ hưu 8 năm nhưng vẫn không chịu trả lại căn biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa mặc dù không ở, nhưng vẫn để lại cho con trai ở.[2][3]
Trao đổi qua điện thoại với Báo Người Lao động sáng ngày 4-12, ông Hoàng Văn Nghiên nói: "Tôi chả có việc gì để nói chuyện cả. Tôi có làm gì đâu mà chuyện với trò. Nguyện vọng của tôi, tôi đã nói với chính quyền từ 10 năm nay rồi, còn bây giờ chả có gì để nói cả. Sống đàng hoàng thì chả phải nói gì với ai".[4]

Tháng 7/2013, ông Hoàng Văn Nghiên đề nghị với Sở Xây dựng, Công ty Quản lý và Phát triển nhà đề xuất thành phố mua đất xây biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) để ông thuê ở, thì ông mới chịu trả nhà.[5]

Ngày 5/12/2014 ông Nghiên đã có thư gửi gửi Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân TP Hà Nội xin trả lại ngôi biệt thự với lý do là "vụ việc xảy ra đã kéo dài" và "ít nhiều ảnh hưởng đến công việc chung của thành phố" sau tám năm tranh cãi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1][liên kết hỏng] Đồng chí Hoàng Văn Nghiên - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày 29/1/2010. Cập nhật lúc 16h 1.
  2. ^ Ông Hoàng Văn Nghiên không chịu trả biệt thự, nld, Ngày 03/12/2014
  3. ^ Ông Hoàng Văn Nghiên thuê biệt thự ... 460 nghìn đồng/tháng Lưu trữ 2014-12-08 tại Wayback Machine, mtg, Ngày 03/12/2014
  4. ^ Ông Nghiên lên tiếng vụ không trả biệt thự: Sống đàng hoàng chả phải nói với ai, nld, 4.12.2014
  5. ^ Từ biệt thự ông Nghiên nhớ lại chuyện "cưỡi trên 3000 con trâu", doisongphapluat, 5.12.2014

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]