Hoàng Thúc Gị
Hoàng Thúc Gị | |
---|---|
Bút danh | Hoàng Thúc Gị |
Nghề nghiệp | Nhà báo, chính khách |
Quốc tịch | Việt Nam |
Giai đoạn sáng tác | Thế kỷ XX |
Trào lưu | Việt Nam Quốc dân Đảng |
Hoàng Thúc Gị (1904 - ?) là một kí giả Việt Nam.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Hoàng Thúc Gị sinh năm 1904 tại Hà Đông, tham gia sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng khi còn làm kế toán Việt-nam khách-sạn, một cơ sở tài chính của Đảng tại Hà Nội. Sau vụ ám sát Bazin, Việt Nam Quốc dân Đảng bị triệt phá, còn Việt Nam khách sạn cũng bị buộc đóng cửa vĩnh viễn, Hoàng Thúc Gị nằm trong số thành viên bị cầm cố và kết án khổ sai Côn Đảo 10 năm.
Tại Côn Đảo, Hoàng Thúc Gị cùng Trần Huy Liệu, Lê Văn Phúc, Nguyễn Phương Thảo và Tưởng Dân Bảo tuyên bố li khai chủ nghĩa Tam Dân, ngày càng tỏ ra có cảm tình với Đông Dương Cộng sản Đảng, tuy nhiên, do sợ bị đồng chí ám hại nên không dám ra mặt ủng hộ.
Năm 1936, Hoàng Thúc Gị được chính phủ Bình Dân ân xá. Ông trở lại Hà Nội tiếp tục phục vụ Việt Nam Quốc dân Đảng với vai trò tuyên truyền viên.
Tháng 11 năm 1945, trong cao trào Việt Nam độc lập, Hoàng Thúc Gị đứng ra làm chủ bút Việt-nam tuần-báo[1], cơ quan ngôn luận chính thức đầu tiên của Việt Nam Quốc dân Đảng, trụ sở tại số 80 Quán Thánh.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Louis Marty, Contribution à l’histoire des mouvements politiques de l’indochine française, Hà Nội 1933.
- Lãng Nhân, Nhung Tran Danh Phap. Tu Ham Nghi Den Nguyen Thai Hoc, 1885-1931, Houston, TX: Zieleks, 1987, p. 205.
- Hoang Van Dao, Viet Nam Quoc Dan Dang. A Contemporary History of a National Struggle, 1927-1954, translated by Huynh Khue, Pittsburgh: Rose Dog Books, 2009, p. 127