Hoàng Đình Quý
Hoàng Đình Quý | |
---|---|
Chức vụ | |
Giám đốc sáng lập Bệnh viện tỉnh Khánh Hoà V.66 | |
Nhiệm kỳ | 1966 – 1968 |
Kế nhiệm | Đào Duy Sang |
Trưởng ban Ban Quân Dân y Khánh Hoà | |
Nhiệm kỳ | 1962 – 1967 |
Kế nhiệm | Huỳnh Tấn Chức |
Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk | |
Nhiệm kỳ | 1978 – 1991 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Minh Định |
Kế nhiệm | Lê Nguyên Bằng |
Chủ tịch Hội Đông y Đắk Lắk | |
Nhiệm kỳ | 1997 – 2003 |
Thông tin cá nhân | |
Danh hiệu | Thầy thuốc Ưu tú |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | Mỹ Quang, Phù Mỹ, Bình Định | tháng 5, 1930
Mất | tháng 8, 2003 Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk | (74–75 tuổi)
Nơi ở | Đắk Lắk |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Vợ | Trần Thị Thiệu, Đinh Thị La (ly hôn 1977) |
Con cái | Hoàng Xuân Thủy, Hoàng Thu Hà |
Binh nghiệp | |
Tặng thưởng | Huân chương Lao động hạng Ba Huân chương Kháng chiến hạng Nhất ×2 Huân chương Độc lập hạng Nhì |
Hoàng Đình Quý (1930–2003) là một bác sĩ người Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hoàng Đình Quý, bí danh Huỳnh Văn Cầm,[1] sinh năm 1930 tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Ông từng công tác tại y tế Bình Định trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp[2], năm 1955 tập kết ra Bắc, sau đó trở lại miền Nam phục vụ kháng chiến chống Mỹ. Từ 1961 công tác tại quân y Quân khu 6, đến năm 1962 thì được điều động hỗ trợ cho y tế tỉnh Khánh Hòa,[1] trở thành Trưởng ban quân y tỉnh, phụ trách trường đào tạo y tá cho quân dân y các tỉnh khu 6 (từ 1962)[3]. Đến năm 1964, ông trở thành Trưởng ban dân y Khánh Hòa.[4] Ông là Giám đốc sáng lập Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa – V.66,[5] Giám đốc bệnh viện khu 5 (1968–1971) và Viện trưởng Viện Quân y sư đoàn 333 (1968–1971). Ngoài ra, ông còn từng đảm nhiệm Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk (1978–1991), Giám đốc bệnh viện thị xã Buôn Ma Thuột, Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Đắk Lắk (1992–1996), Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền tỉnh, Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Hội Y học Cổ truyền Việt Nam[6], Chủ nhiệm CLB Dưỡng sinh Tâm thể Đắk Lắk và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk.[7]
Công trình nghiên cứu, thành tích
[sửa | sửa mã nguồn]- Truyền bá Dưỡng sinh Tâm thể tại Đắk Lắk[10].[cần dẫn nguồn]
Khen thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất
- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
- Huân chương Lao động hạng Ba
- Huân chương Độc lập hạng Nhì
- Huy hiệu 50 năm tuổi đảng
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Địa chí Khánh Hòa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2003. tr. 549. OCLC 1223406481.
- ^ Y tế Bình Định 30 năm kháng chiến 1945-1975. Y tế Bình Định. 1999. tr. 51, 81.
- ^ Bộ Y tế (1996). Ngành Y tế miền Nam Trung bộ 30 năm phục vụ chiến đấu và trưởng thành (1945-1975). Nhà xuất bản Đà Nẵng. tr. 130.
- ^ Võ Văn Tạo (16 tháng 2 năm 2010). “Thoát nanh vuốt chúa sơn lâm”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
- ^ Y tế Khánh Hòa 55 năm xây dựng - phục vụ - phát triển 1945-2000. Y tế Khánh Hòa. 2004. tr. 72, 73, 249.
- ^ Kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt nam 27/2/1997 (1997). Gặp mặt truyền thống đại biểu toàn quốc các thế hệ thầy thuốc Việt Nam. Nhà in KH và CN. tr. 145.
- ^ Kim Bảo (17 tháng 7 năm 2019). “Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk: 40 năm hành trình nhân đạo (18/7/1979-18/7/2019)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đăk Lăk. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Những bài thuốc trị rắn cắn”. 18 tháng 5 năm 2012.
- ^ “Những Bài Thuốc Chữa Rắn Độc Cắn”.
- ^ Bằng khen - HĐ TW Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Liên hiệp KHCN Tin học ứng dụng - UIA, số 73/KTLH, ngày 02/8/2005; Bảng vàng tri ân - Hội GD chăm sóc sức khỏe cộng dồng Việt Nam - Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT Việt Nam, số 28/DSTTVN, ngày 21/12/2020.