Bước tới nội dung

Hieron I

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hieron I
Ἱέρων Α΄
Bạo chúa thành Gela, Siracusa
Bạo chúa Gela
Nhiệm kỳ
485 TCN – 478 TCN
Tiền nhiệmGelon
Kế nhiệmPolyzelus
Bạo chúa Siracusa
Nhiệm kỳ
478 TCN – 467 TCN
Tiền nhiệmGelon
Kế nhiệmThrasybulos
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 6 TCN
Mất
Ngày mất
466 TCN
Nơi mất
Catania
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Deinomenes
Anh chị em
Gelo, Polyzelus, Thrasybulos của Siracusa
Hậu duệ
Deinomenes the Younger
Nghề nghiệpchính khách
Giải thưởngOlympic victor, keles
Olympic victor, tethrippon (4-horse chariot)
Hình Hieron I của Siracusa (bên phải) từ một đồng tiền xu.

Hieron I (tiếng Hy Lạp: Ἱέρων; ? – 467 TCN) là con trai của Deinomenes, anh của Gelon và là bạo chúa SiracusaSicilia từ năm 478 TCN đến 467 TCN. Từ khi kế vị Gelon, ông đã mưu tính chống lại người em thứ ba là Polyzelos nhằm củng cố chức quyền. Thành bang Siracusa dưới thời ông cai trị đã dần gia tăng thực lực một cách đáng kể. Ngoài ra ông còn cho dời đám cư dân NaxosCatana tới Leontini, di dân Catana (mà ông đổi tên thành Aetna) với người Dorian, tham gia liên minh với Acragas (Agrigentum) và tán thành mục tiêu chống đối Anaxilas, bạo chúa Rhegium của người Locrian.

Thành tựu quân sự quan trọng nhất của ông là đã đánh bại người EtruscanCarthage trong trận Cumae vào năm 474 TCN nhờ đó đã cứu người Hy LạpCampania thoát khỏi ách thống trị của người Etruscan. Một chiếc mũ đồng (nay để ở Bảo tàng Anh) với một dòng chữ kỷ niệm sự kiện này được dành riêng tại Thế vận hội Olympia.

Triều đại của Hieron được đánh dấu bằng sự kiện thành lập lực lượng cảnh sát mật đầu tiên trong lịch sử Hy Lạp, bên cạnh đó ông còn là một người bảo trợ hào phóng về văn học nghệ thuật. Các nhà thơ Simonides, Pindar, Bacchylides, Aeschylus, và Epicharmus cũng như nhà triết học Xenophane đều từng hoạt động dưới triều ông. Đồng thời ông cũng là một thành viên tham gia tích cực trong các cuộc thi thể thao toàn Hy Lạp, giành nhiều chiến thắng trong các cuộc đua ngựa đơn và đua xe ngựa. Ông giành thắng lợi trong cuộc đua xe ngựa ở Delphi vào năm 470 TCN (một chiến thắng được tán dương trong bài thơ ca ngợi Pythian đầu tiên của Pindar) và tại Olympia năm 468 TCN (chiến thắng lớn nhất này của ông được kỷ niệm trong bài thơ ca ngợi chiến thắng thứ ba của Bacchylides). Những bài thơ ca ngợi khác được dâng lên ông bao gồm thơ ca ngợi Olympia thứ nhất của Pindar, cùng bài thơ ca ngợi Pythian thứ hai và thứ ba của ông và những bài thơ ca ngợi chiến thắng thứ tư và thứ năm của Bacchylides.

Về sau Hieron lâm trọng bệnh mất ở Catana/Aetna vào năm 467 TCN và được chôn cất ở đó, nhưng ngôi mộ của ông đã bị phá hủy sau khi các cư dân trước đây của Catana trở về thành phố. Sau khi ông qua đời thì người em Thrasybulos kế vị nắm quyền được hơn một năm thì bị dân chúng lật đổ và nền dân chủ được tái lập ở Siracusa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Diod. Sic. xi. 38-67; Xenophon, Hiero, 6. 2; E. Lübbert, Syrakus zur Zeit des Gelon und Hieron (1875). N. Luraghi, Tirannidi archaiche in Sicilia e Magna Grecia (Florence, 1994)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền vị bởi:
Gelon
Bạo chúa Gela
485 TCN – 478 TCN
Kế vị bởi:
Polyzelos
Preceded by:
Gelon
Bạo chúa Siracusa
478 TCN – 467 TCN
Succeeded by:
Thrasybulos