Bước tới nội dung

Hiệp ước Nhật–Hàn, 1910

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiệp ước sáp nhập Nhật Bản–Hàn Quốc
Tên đầy đủ:
  • Hiệp ước sáp nhập Nhật Bản–Hàn Quốc 1910
Quyền ủy quyền chung cho Yi Wan-yong được ký và đóng dấu bởi vị hoàng đế cuối cùng, Triều Tiên Thuần Tông (Yi Cheok, 이척 李坧). Tên của hoàng đế cuối cùng '坧' dùng làm chữ ký.
Loại hiệp ướcHiệp ước sáp nhập
Hoàn cảnhSự sáp nhập của Đế quốc Đại Hàn bởi Đế quốc Nhật Bản
Ngày đóng dấu22 tháng 8 năm 1910
Ngày đưa vào hiệu lực29 tháng 8 năm 1910
Ngày hết hiệu lực15 tháng 8 năm 1945 (1945-08-15), de facto 2 tháng 9 năm 1945 (1945-09-02)
Ngày hết hiệu lực22 tháng 6 năm 1965 (1965-06-22)
Bên kí
Bên tham gia
Người phê duyệt
Ngôn ngữVăn ngôn
Hiệp ước sáp nhập Nhật Bản–Triều Tiên
Tên tiếng Nhật
Kanji韓国併合ニ関スル条約 hoặc 日韓併合条約
Hiraganaかんこくへいごうにかんするじょうやく or にっかんへいごうじょうやく
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
한일병합조약
(한일합방조약, 한일합방늑약, 경술국치(Hàn Nhật Tính Hiệp Điều Ước, Hàn Nhật Hiệp Bang Điều Ước, Canh Tuất Quốc Sỉ)
Hanja
韓日倂合條約
(韓日合邦條約, 韓日合邦勒約)

Hiệp ước Nhật–Hàn 1910, còn được gọi là Hiệp ước sáp nhập Nhật Bản–Hàn Quốc, được thực hiện bởi các đại diện của Đế quốc Nhật BảnĐế quốc Đại Hàn vào ngày 22 tháng 8 năm 1910.[1] Trong hiệp ước này, Nhật Bản chính thức sáp nhập toàn bộ bán đảo Triều Tiên sau Hiệp ước năm 1905 vốn đã công nhận quyền bảo hộ của Nhật Bản cùng Hiệp ước năm 1907 khiến cho Hoàng tộc Triều Tiên bị tước quyền quản lý nội bộ.[1][2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp ước được tuyên bố trước công chúng và có hiệu lực vào ngày 29 tháng 8 năm 1910, chính thức bắt đầu thời kỳ cai trị của Nhật Bản tại Triều Tiên. Hiệp ước có tám điều, trong đó có điều khoản đầu tiên: "Hoàng đế Đế quốc Đại Hàn đưa ra sự nhượng bộ hoàn toàn và vĩnh viễn cho Hoàng đế Nhật Bản về tất cả các quyền chủ quyền đối với toàn bộ bán đảo Triều Tiên".

Thuật ngữ ám chỉ hiệp ước này được gọi là Joyak (조약 條約 - điều ước), ngụ ý hiệp ước đã bị người Nhật ép buộc (Gyeongsul Gukchi - tiếng Hàn경술국치; Hanja庚戌國恥 - Canh Tuất Quốc Sỉ) hay Gukchi-il (국치일 國恥日 - Quốc Sỉ Nhật).[3][4]

Vai trò của chính phủ Anh Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đế quốc Anh chấp nhận việc Đế quốc Nhật Bản sáp nhập bán đảo Triều Tiên, thông qua mối quan hệ của Anh với Nhật Bản được ký kết trong Liên minh Anh-Nhật năm 1902.

Vai trò của chính phủ Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ cũng có vai trò giúp đỡ đắc lực trong âm mưu sáp nhập bán đảo Triều Tiên của Đế quốc Nhật Bản theo Hiệp định Taft–Katsura.

Nội dung chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoàng đế Đế quốc Đại Hàn nhường lại vĩnh viễn toàn bộ bán đảo Triều Tiên cho Đế quốc Nhật Bản;
  • Đế quốc Nhật Bản chấp nhận yêu cầu của Đế quốc Đại Hàn là được sáp nhập vào Đế quốc Nhật Bản vĩ đại;
  • Đế quốc Nhật Bản tiếp tục bảo đảm sự bảo vệ về phẩm giá, quyền lợi và lợi ích kinh tế hợp pháp của các Hoàng đế cùng Hoàng tộc cũ của Đế quốc Đại Hàn;
  • Đế quốc Nhật Bản có thể vinh danh Đế quốc Đại Hàn;
  • Đế quốc Nhật Bản phải bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân Đế quốc Đại Hàn đồng thời nâng cao phúc lợi cho họ;
  • Đế quốc Nhật Bản có thể trưng dụng người dân thuộc Đế quốc Đại Hàn kể cả các quan chức Hoàng gia.

Di sản và ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp ước chính thức chấm dứt nền độc lập của bán đảo Triều Tiên. Ngày nay, toàn bộ người dân trên bán đảo (Hàn QuốcBắc Triều Tiên) đều xem đó là thứ Hiệp ước quốc sỉ (sự sỉ nhục đất nước), đồng thời luôn căn dặn, dạy dỗ, giáo dục các thế hệ sau không bao giờ được phép lãng quên mối nhục mà tổ tiên đã phải gánh chịu này.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Caprio, Mark (2009). Japanese Assimilation Policies in Colonial Korea, 1910–1945. University of Washington Press. tr. 82–83.
  2. ^ Hook, Glenn D. (2001). Japan's International Relations: Politics, Economics, and Security, p. 491. "It is confirmed that all treaties or agreements concluded between the Empire of Japan and the Empire of Korea on or before ngày 22 tháng 8 năm 1910 are already null and void.", tr. 491, tại Google Books
  3. ^ Choi, Soyoung. '경술국치' 이후 87년 구석구석 파고든 '왜색옷에 왜색춤'. Kyunghyang Shinmun.
  4. ^ Kim, Chasu (ngày 17 tháng 10 năm 1995). “한일합방조약 원천무효”. The Dong-a Ilbo.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Beasley, W.G. (1991). Japanese Imperialism 1894–1945. Oxford University Press. ISBN 0-19-822168-1.
  • Duus, Peter (1998). The Abacus and the Sword: The Japanese Penetration of Korea, 1895–1910. University of California Press. ISBN 0-520-21361-0.
  • Korean Mission to the Conference on the Limitation of Armament, Washington, D.C., 1921–1922. (1922). Korea's Appeal to the Conference on Limitation of Armament. Washington: U.S. Government Printing Office. OCLC 12923609
  • United States. Dept. of State. (1919). Catalogue of treaties: 1814–1918. Washington: Government Printing Office. OCLC 3830508

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]