Bước tới nội dung

Henricia leviuscula

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Henricia leviuscula
Sea star in sea grass
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Echinodermata
Lớp (class)Asteroideaia
Bộ (ordo)Spinulosida
Phân bộ (subordo)Leptognathina
Họ (familia)Echinasteridae
Chi (genus)Henricia
Loài (species)H. leviuscula
Danh pháp hai phần
Henricia leviuscula
(Stimpson), 1857

Henricia leviuscula là tên một loài sao biển thuộc họ Echinasteridae sinh sống dọc theo bờ biển Bắc Mỹ của phía Thái Bình Dương. Cụ thể là từ Alaska đến Baja California[1]. Hai phân loài của nó là Henricia leviuscula annectensHenricia leviuscula levivuscula.[2]

Người ta dễ dàng nhận ra chúng vì màu đỏ cam sáng, nhưng dù vậy cũng có nhiều cá thể có màu từ nâu đến tím. Phần thân có thể có lốm đốm màu xám[3]. Thường thì loài này có 5 cánh (thi thoảng cũng có cá thể có 4 hoặc 6 cánh). Cánh trơn, nhẵn vì không có gai và chân kìm nhỏ. Kích thước của Henricia leviuscula tương đối nhỏ, đường kính chỉ hơn 8 cm và ít có cá thể nào hơn 12 cm.[4]

Sinh vật học

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng là loài sinh sản hữu tính và con cái không nuôi con non[3]. Điều này trái với một nguồn khác nói rằng nếu con cái nhỏ thì sẽ nuôi con, khi lớn hơn thì bỏ mặc trứng trôi đi[1]. Đây là một lí do làm cho các nhà sinh vật học cho là đây là một loài phức hợp[5], tức là có nhiều loài có nhiều đặc điểm giống nhau và chỉ khác một vài cái. Trứng có đường kính là 1342 μm[6].

Khi nghiên cứu một cá thể sao biển 5 cánh, các nhà khoa học thấy là lúc bị lật ngửa nó dùng chân thứ 1 và thứ 3 để vặn về phía nhau, chân thứ 4 và 5 dùng để giúp cơ thể ở trên bề mặt đáy. Nó sẽ giơ chân thứ 2 lên rồi bắt đầu lật lại. Các cá thể khác cũng tương tự như vậy. Thời gian trung bình của hành động này là 15.22 phút.[7]

Thức ăn của Henricia leviuscula là các loài động vật thân lỗ và các vi khuẩn nhỏ[1]. Nó sẽ phô dạ dày của nó lên bề mặt của động vật thân lỗ để ăn và dùng chất nhầy của nó để bắt lấy vi khuẩn.[8]

Môi trường nó sống là bên dưới các tàng đá và có hành vi bảo vệ lãnh thổ từ vùng thủy triều thấp đến nơi có độ sâu khoảng 400 mét[1]. Động vật hội sinh của loài này là một loài sâu biển tên là Arctonoe vittata.[9]

  1. ^ a b c d Meinkoth, N. A. (1981). National Audubon Society Field Guide to North America Seashore Creatures. New York: Chanticleer Press, Inc.
  2. ^ “Catalogue of Life: 2008 Annual Checklist: Henricia leviuscula”. Truy cập 31 tháng 12 năm 2019.
  3. ^ a b Kozloff, E. N. (1996). Marine Invertebrates of the Pacific Northwest. Seattle: University of Washington Press.
  4. ^ Kozloff, E. N. (1993). Seashore Life of the Northern Pacific Coast. Seattle: University of Washington Press.
  5. ^ [http://www.google.com/imgres?imgurl=http://www.wallawalla.edu/academics/departments/biology/rosario/inverts/Echinodermata/Class%2520Asteroidea/Henricia_leviuscula4sDLC2005.jpg&imgrefurl=http://www.wallawalla.edu/academics/departments/biology/rosario/inver “Im�genes de Google”]. replacement character trong |tiêu đề= tại ký tự số 3 (trợ giúp)
  6. ^ Douglas J. Eernise, M. F. (2010). Henricia pumila sp. nov.: A brooding seastar (Asteroidea) from the coastal. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010, from http://www.mapress.com/zootaxa/2010/f/zt02329p036.pdf
  7. ^ Sarah Pearson, S. P. (2008, July 11). Righting Behavior of Sea Stars. Truy cập May 2010, 8, from https://scholarsbank.uoregon.edu/xmlui/bitstream/handle/1794/7841/Pearson-Pedemonte.pdf?sequence=1
  8. ^ Lester B. Pearson College. (2001, December 1). Henricia leviuscula. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010, from Racerocks.com: http://www.racerocks.com/racerock/eco/taxalab/taniam.htm Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine
  9. ^ Arctonoe vittata Lưu trữ 2012-07-30 tại Wayback Machine

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]