Bước tới nội dung

Harbin Z-19

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Z-19 Black Whirlwind
Harbin Z-19 đang trình diễn bay thấp tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2012
Kiểu Máy bay trực thăng trinh sát/tấn công
Hãng sản xuất Tập đoàn sản xuất máy bay Cáp Nhĩ Tân
Chuyến bay đầu tiên 2011
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
2012
Tình trạng In service[1]
Trang bị cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Được chế tạo 2011-nay
Số lượng sản xuất Hơn 186 chiếc [2]
Phát triển từ Harbin Z-9W

Trực thăng Harbin Z-19 là một mẫu trực thăng trinh sát/tấn công hạng nhẹ của Trung Quốc, được phát triển bởi Tập đoàn chế tạo máy bay Cáp Nhĩ Tân dành cho Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung QuốcLục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[3] Đây là phiên bản đặc biệt sử dụng cho mục đích chiến đấu của trực thăng Harbin Z-9, vốn là một phiên bản Trung Quốc sản xuất theo Li xăng của Eurocopter Dauphin.[4]

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay trực thăng Z-19 là phiên bản nâng cấp sử dụng buồng lái ghế phi công trước/sau của Harbin Z-9W (tương tự như cách người Mỹ đã phát triển chiếc Bell AH-1 Cobra từ máy bay trực thăng UH-1), sử dụng cùng một cơ cấu cơ khí như Eurocopter AS365 Dauphin.[4]

Trực thăng Z-19 được trang bị đuôi fenestron giúp giảm tiếng ồn và cho phép nó có khả năng thâm nhập phòng tuyến đối phương mà không bị phát hiện. Đồng thời miệng xả của động cơ cũng được thiết kế để làm giảm tín hiệu nhiệt.[5] Máy bay trực thăng Z-19 được trang bị radar điều khiển hỏa lực sóng Milimet ở trên đỉnh cánh quạt chính 4 lá.[6] Không giống như phần lớn các loại trực thăng tấn công khác, nó không được trang bị pháo tự động ở dưới mũi máy bay.

Trực thăng Z-19 cũng được trang bị các tấm giáp, ghế giúp giảm thiểu tổn thương khi máy bay rơi, và mũi máy bay có trang bị FLIR, TV, và bộ định tầm bằng laser.[5] Nó cũng được trang bị mũ hiển thị cho phi công helmet mounted sight (HMS),[7] có vẻ ngoài khác biệt so với Changhe Z-10.

Tổng công trình sư thiết kế trực thăng Z-19 là Wu Ximing (吴希明) của Viện nghiên cứu số 602, một trong những nhà khoa học hàng đầu tham gia chương trình 863 của Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp Đại học hàng không và du hành vũ trụ Nam Kinh năm 1984, Wu đã tham gia vào việc thiết kế phiên bản trực thăng tấn công của các loại trực thăng vận tải như Z-8A, Z-11Z-9. Ông cũng là người đã phát triển và thử nghiệm bay máy bay trực thăng tấn công Changhe Z-10 của Trung Quốc. Tại Triển lãm hàng không lần thứ 9 tại Chu Hải, diễn ra vào tháng 12 năm 2012, Tập đoàn công nghiệp hàng không của Trung Quốc đã đặt tên cho trực thăng Z-10 và Z-19 dựa theo tên của các nhân vật trong Thủy Hử. Z-10 được đặt là Fierce Thunderbolt (Pili Huo, 霹雳火), biệt danh của Tần Minh, trong khi trực thăng Z-19 được đặt là Black Whirlwind (Hei Xuanfeng, 黑旋风), biệt danh của Lý Quỳ.[8][9]

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Z-19
Nguyên mẫu
Z-19E
Phiên bản sử dụng cho xuất khẩu, bay thử lần đầu ngày 18/5/2017.[10] Đã có nhiều quốc gia tỏ ra quan tâm tới loại máy bay này.[11]
 Trung Quốc

Đặc tính kỹ thuật (Z-19)

[sửa | sửa mã nguồn]
Harbin Z-19 at the China Helicopter Exposition, Tianjin 2013

Đặc tính tổng quan

  • Kíp lái: Hai người
  • Chiều dài: 12 m (39 ft 4 in)
  • Chiều cao: 4,01 m (13 ft 2 in)
  • Trọng lượng rỗng: 2.350 kg (5.181 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 4.250 kg (9.370 lb)
  • Động cơ: 2 × WZ-8C turboshafts, 700 kW (940 hp) mỗi chiếc
  • Đường kính rô-to chính: 11,93 m (39 ft 2 in)
  • Diện tích rô-to chính: 111,79 m2 (1.203,3 foot vuông)

Hiệu suất bay

  • Vận tốc cực đại: 280 km/h (174 mph; 151 kn)
  • Vận tốc hành trình: 245 km/h (152 mph; 132 kn)
  • Tầm bay: 700 km (435 mi; 378 nmi)
  • Thời gian bay: 4 hours
  • Trần bay: 6.000 m (19.685 ft)
  • Vận tốc lên cao: 9 m/s (1.800 ft/min)

Vũ khí trang bị

  • 2 cánh được trang bị rocket, ụ súng, ụ pháo tự động, 8× tên lửa HJ-8 hoặc các loại tên lửa chống tăng/đối đất/đối hải, 8× tên lửa không đối không TY-90.[5]
  • Hệ thống điện tử

    • Radar điều khiển hỏa lực sóng mm
    Máy bay liên quan
    Máy bay tương tự

    Danh sách liên quan

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn]
    1. ^ “Harbin Z-19 Light scout and observation helicopter”. Military Today. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
    2. ^ a b “World Air Forces 2018”. FlightGlobal (bằng tiếng Anh).
    3. ^ “Defence Tech: Friday Eye Candy: China's Newest Attack Helo”. Defense Tech. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2014.
    4. ^ a b “Z-19 Chinese New Attack Helicopter Prototype”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2014.
    5. ^ a b c “The Aviationist: China's Light Attack Helicopter Z-19: a silent (rather than radar evading) chopper”. The Aviationist. tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2014.
    6. ^ Roblin, Sebastien (14 tháng 1 năm 2022). “Nobody Wants China's Z-19 Helicopter”. The National Interest.
    7. ^ “成都军区13军武直19亮相 头盔瞄准具"看锁打"瞬间完成_军事频道_中国军情_四川在线 (Z-19 HMS)”. military.scol.com.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2016.
    8. ^ “AVIC reveals official names of WZ-10 & 19”. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2014.
    9. ^ WZ-10 & 19 names revealed Lưu trữ 2013-10-16 tại Wayback Machine
    10. ^ “China's New Attack Helicopter Makes Maiden Flight”. The Diplomat. 22 tháng 5 năm 2017.
    11. ^ “China's New Attack Helicopter Completes Weapons Trials”. The Diplomat. 18 tháng 5 năm 2019.

    Liên kết ngoài

    [sửa | sửa mã nguồn]