Hamida Banu Begum
Hamida Banu Begum Mariam Makani Hamida Jami | |
---|---|
Hamida Banu Begum | |
Hoàng hậu Mogul | |
Tại vị | 1555 – 1556 |
Thái hậu Mogul | |
Tại vị | 1556 - 1604 |
Thông tin chung | |
Sinh | 21 Tháng 4, 1524 Paat, Dadu Sindh |
Mất | 29 Tháng 8, 1604 (thọ 80) Agra, Mogul |
An táng | Lăng Humayun, Delhi |
Phối ngẫu | Humayun |
Hậu duệ | Akbar |
Thân phụ | Shaikh Ali Akbar Jami |
Thân mẫu | Mahna Afroz Begum |
Tôn giáo | Hồi Giáo |
Hamida Banu Begum, danh hiệu Mariam Makani[1] (1527 – 29 Tháng 8, 1604, tiếng Ba Tư: حمیدہ بانو بیگم) là vợ của Humayun, Hoàng đế Nhà Mogul và là mẹ của Hoàng đế Akbar.[2]
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Hamida Banu Begum sinh năm 1524, là con gái của Shaikh Ali Akbar Jami. Ali Akbar Jami cũng được biết đến như là Mian Baba Dost, một trong những hậu duệ của Sheikh Ahmad-e Jami. Mẹ bà là Mahna Afraz Begum, người đã kết hôn Ali Akbar Jami trong Paat, Quốc.
Gặp gỡ với Humayun
[sửa | sửa mã nguồn]Bà gặp Humayun, khi còn là một cô gái mười bảy tuổi tại một bữa tiệc của Dildar Begum, vợ của Hoàng đế Babar ở Alwar. Humayun đã phải sống lưu vong ẩn dật sau khi ông bị buộc rời khỏi Delhi bởi quân đội dưới trướng Sher Shah Suri, người có tham vọng khôi phục lại Sự thống trị của Afghanistan tại Delhi.[3]
Khi sự thương lượng về một cuộc hôn nhân giữa Humayun và Hamida Banu Begum xảy ra, cả hai người đều kịch liệt phản đối.
Hôn nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Cuộc hôn nhân diễn ra vào một ngày thứ hai trong Tháng 9, 1541. Và do đó bà trở thành vợ thứ của Humayun (vì ông đã có một người vợ cả từ cuộc hôn nhân trước đó với Bega Begum) [4][5] Hamida Banu Begum còn được gọi là Maryam Makani. Cuộc hôn nhân còn là một "lợi ích về mặt chính trị" đối với Humayun.
Hai năm sau, sau một cuộc hành trình nguy hiểm vượt qua sa mạc, vào ngày 22 tháng 1542, bà và hoàng Đế Humayun đến được Umerkot, một vùng đất được cai trị bởi Rana Prasad, tại một thị trấn sa mạc và Rana cho họ tị nạn. Hai tháng sau, bà sinh ra Akbar, vị hoàng đế Mogul sau này, vào sáng sớm ngày 15 Tháng 10, 1542.[6][7][8][9]
Hoàng hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 22 Tháng 2, 1555 sau khi Humayun phục vị, bà chính thức trở thành Hoàng hậu.
Thái hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 27 Tháng 1, 1556 Hoàng đế Humayun băng hà. Con trai bà, Akbar lên ngôi.
Cái chết
[sửa | sửa mã nguồn]Bà được chôn cất tại Lăng Humayun sau cái chết vào ngày 29 tháng 8 năm 1604 tại Agra, chỉ một năm trước cái chết của con trai bà Akbar.[4][10][11]
Trong văn hóa đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Mukhia 2004.
- ^ The Humayun Nama: Gulbadan Begum's forgotten chronicle Yasmeen Murshed, The Daily Star, ngày 27 tháng 6 năm 2004.
- ^ Mukherjee, p.119
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênEraly2000
- ^ Nasiruddin Humayun Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine The Muntakhabu-'rūkh by Al-Badāoni, Packard Humanities Institute.
- ^ Part 10:..the birth of Akbar Humayun nama by Gulbadan Begum.
- ^ Conversion of Islamic and Christian dates (Dual) Lưu trữ 2009-08-01 tại Wayback Machine As per the date converter Akbar's birth date, as per Humayun nama, of 04 Rajab, 949 AH, corresponds to 14 October 1542.
- ^ Amarkot Genealogy Lưu trữ 2009-08-31 tại Wayback Machine Queensland University.
- ^ Akbar, Jellaladin Mahommed [./File:PD-icon.svg ] Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộng: Chisholm, Hugh biên tập (1911). Encyclopædia Britannica (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ Genealogy of Hamida Begum
- ^ Hamida Banu Faces of the feminine in ancient, medieval, and modern India, by Mandakranta Bose.