Bước tới nội dung

Hội văn học Goncourt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hội văn học Goncourt (tiếng Pháp: Académie Goncourt) là một hội văn học được thành lập năm 1900, theo ý nguyện của Edmond de Goncourt (1822-1896) ghi trong Di chúc tự tay viết được nộp cho công chứng viên Maître Duplan ngày 7.5.1892. Ý nguyện trong đó ông kết hợp với người em đã qua đời trước đây - Jules de Goncourt (1830-1870) - hai anh em đã quyết định từ năm 1862 sẽ để lại những kỷ niệm và một Hội văn học mang tên của họ nhằm mục đích là tuyển chọn và trao một giải thưởng hàng năm cho «một tác phẩm văn xuôi xuất sắc xuất hiện trong năm». Chúc thư cũng ghi các khoản phụ cấp hậu hĩ cho mỗi hội viên của hội.

Tuy nhiên hiện nay Giải Goncourt không phải là giải duy nhất của hội, mà còn có thêm các Giải Goncourt cho thơ, Giải Goncourt cho truyện ngắn, Giải Goncourt cho tiểu sử, Giải Goncourt cho tiểu thuyết đầu tay và Giải Goncourt cho tuổi trẻ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai anh em Goncourt lãnh khoản niên kim là 5,000 francs bằng vàng (tương đương 30,000 euro) sau khi bà mẹ qua đời năm 1848; họ có thể sống thoải mái bằng ngòi bút của mình, trái với đa số nhà văn Pháp ở thế kỷ 19 phải xoay sang viết loại văn tiêu thụ mới có thể nuôi được gia đình (như viết kịch đường phố, kịch vui hoặc viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày), nếu không thì phải sống nghèo khổ như Baudelaire, Gérard de Nerval.

Năm 1862, họ quyết định rằng sau khi họ qua đời, tài sản của họ sẽ được bán lấy vốn gửi ngân hàng, và tiền lãi của khoản vốn gửi sẽ được dùng cho "hội văn học Goncourt" của họ để trả thù lao cho 10 nhà văn 6,000 francs bằng vàng mỗi năm, và lập ra Giải Goncourt hàng năm với khoản tiền thưởng 5.000 francs bằng vàng [1].

Việc thi hành ý nguyện của người chết - được chính ông ta phó thác cho Alphonse DaudetLéon Hennique - đã gặp sự chống đối của gia đình ông và cuộc tranh chấp pháp lý diễn ra kéo dài tới ngày 1.3.1900, khiến cho việc lập hội văn học Goncourt bị chậm trễ, mãi tới năm 1900 mới đủ số hội viên và phải tới năm 1903 mới trao giải Goncourt lần đầu.[2].

Alphonse Daudet đã qua đời trước khi được trao một ghế trong hội, ghế này đã được trao cho con ông là Léon Daudet, còn Léon Hennique được trao một ghế.

Hội văn học Goncourt họp trong một bữa ăn trưa hàng tháng (ngày thứ Ba đầu tiên trong tháng, ngoại trừ tháng 8), từ năm 1903 tới năm 1919 trong các tiệm ăn khác nhau ở Paris, sau đó kể từ năm 1920, chỉ họp và ăn ở tiệm ăn Drouant tại phố Gaillon (Quận 2)[3].

Các hội viên hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách hội viên theo ghế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghế thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1942: Léon Daudet
1942-1944: Jean de La Varende
1944-1954: Colette
1954-1970: Jean Giono
1971-1977: Bernard Clavel
1977-2004: André Stil
2004-: Bernard Pivot

Ghế thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1907: Joris-Karl Huysmans
1907-1910: Jules Renard
1910-1917: Judith Gautier
1918-1924: Henry Céard
1924-1939: Pol Neveux
1939-1948: Sacha Guitry
1949-1983: Armand Salacrou
1983-: Edmonde Charles-Roux

Ghế thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1917: Octave Mirbeau
1917-1947: Jean Ajalbert
1947-1973: Alexandre Arnoux
1973-1995: Jean Cayrol
1995-: Didier Decoin

Ghế thứ tư

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1940: J.-H. Rosny aîné
1940-1942: Pierre Champion
1943-1971: André Billy
1971-2012: Robert Sabatier
2013: Paule Constant

Ghế thứ năm

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1948: J.-H. Rosny jeune
1948-1967: Gérard Bauër
1967-1968: Louis Aragon
1969-1983: Armand Lanoux
1983-2008: Daniel Boulanger
2008-: Patrick Rambaud

Ghế thứ sáu

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1935: Léon Hennique
1936-1950: Léo Larguier
1951-1977: Raymond Queneau
1977-2008: François Nourissier
2008-: Tahar Ben Jelloun

Ghế thứ bảy

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1918: Paul Margueritte
1919-1923: Émile Bergerat
1924-1937: Raoul Ponchon
1938-1948: René Benjamin
1949-1971: Philippe Hériat
1972-2011: Michel Tournier
2011-: Régis Debray

Ghế thứ tám

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1926: Gustave Geffroy
1926-1929: Georges Courteline
1929-1973: Roland Dorgelès
1973-1995: Emmanuel Roblès
1995-: Françoise Chandernagor

Ghế thứ chín

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1925: Élémir Bourges
1926-1937: Gaston Chérau
1937-1958: Francis Carco
1958-1996: Hervé Bazin
1996-2011: Jorge Semprún
2012-: Philippe Claudel

Ghế thứ mười

[sửa | sửa mã nguồn]


1900-1949: Lucien Descaves
1950-1970: Pierre Mac Orlan
1970-2011: Françoise Mallet-Joris
2012-: Pierre Assouline

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Une machine à faire lire »”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ Paul Delnoy, Les libéralités et les successions: Précis de droit civil – 3e édition, De Boeck Supérieur, 2009, p. 151-190
  3. ^ Du côté de chez Drouant: Le Goncourt de 1903 à 1921 émission de Pierre Assouline sur France Culture le 27 juillet 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]