Bước tới nội dung

Hồ chứa nước Kyiv

50°49′12″B 30°27′49″Đ / 50,82°B 30,46361°Đ / 50.82000; 30.46361
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồ chứa nước Kyiv
Hồ chứa nước Kyiv trên bản đồ tỉnh Kyiv
Hồ chứa nước Kyiv
Hồ chứa nước Kyiv
Hồ chứa nước Kyiv trên bản đồ Ukraina
Hồ chứa nước Kyiv
Hồ chứa nước Kyiv
Vị tríphía bắc của Kyiv, tỉnh Kyiv, Ukraina
Tọa độ50°49′12″B 30°27′49″Đ / 50,82°B 30,46361°Đ / 50.82000; 30.46361
LoạiHồ chứa nước thủy điện
Dòng chảy vàoSông Dnepr
Dòng thoát nướcSông Dnepr
Lưu vực quốc giaNga, Belarus, Ukraina
Chiều dài tối đa110 km (68 mi)
Chiều rộng tối đa12 km (7,5 mi)
Diện tích bề mặt922 km2 (356 dặm vuông Anh)
Độ sâu tối đa8 m (26 ft)
Thể tích nước3,7 km3 (0,89 mi khối)
Độ cao bề mặt99 m (325 ft)

Hồ chứa nước Kyiv (tiếng Ukraina: Київське водосховище, đã Latinh hoá: Kyyivs’ke vodoskhovyshche), ở địa phương gọi là biển Kyiv, nằm trên sông Dnepr tại Ukraina. Hồ được đặt tên theo thành phố Kyiv ở phía nam, có diện tích là 922 kilômét vuông (356 dặm vuông Anh) nằm trong địa giới tỉnh Kyiv. Hồ tích nước vào năm ​1964–1966 sau khi xây đập nước cho nhà máy thủy điện Kyiv tại Vyshhorod. Hồ chứa nước chủ yếu sử dụng cho phát điện, công nghiệp và dân sinh, cũng như tưới tiêu.

Hồ dài 110 km, rộng 12 km, có độ sâu từ 4 đến 8 m, dung tích là 3,7 km3 (0,89 mi khối), và dung tích sử dụng là 1,2 km3 (0,29 mi khối). Hồ chứa nước Kyiv cùng với các hồ chứa nước Kakhovka, Dnepr, Kamianske, Kremenchuk Kaniv, tạo ra một tuyến đường thủy nước sâu trên sông. Tuy nhiên, chúng cũng gây ra các vấn đề môi trường như giảm tốc độ dòng chảy dẫn đến giảm lượng oxy trong nước, gây kết quả tiêu cực cho cân bằng của các dạng sống thủy sinh. Ngoài ra, một số làng lân cận bị ngập khi hồ tích nước. Một trong số đó là Teremtsi, dân làng đã thuyết phục giới chức Liên Xô cho ở lại, và họ chỉ bị di tản trong thảm họa Chernobyl 1986.

Giống như các hồ chứa nước khác trên sông Dnepr, hồ chứa nước Kyiv gây các mối đe dọa tiềm năng về ngập lụt khủng khiếp nếu đập bị phá hủy. Ngoài ra, sau thảm họa Chernobyl năm 1986, hạt nhân phóng xạ bị mưa cuốn trôi gây ô nhiễm trầm trọng phù sa đáy hồ chứa. Trong những năm sau thảm họa, có đề xuất rút nước hồ do nó quá nông, nhưng có thể khiến bụi phóng xạ theo gió bay đến nơi khác.[cần dẫn nguồn]

Lo ngại về khả năng đập bị phá hủy lại nổi lên vào tháng 2 năm 2022 trong cuộc tấn công vào Kyiv. Quân Nga đoạt quyền kiểm soát nhà máy thủy điện vào ngày 25 hoặc 26 tháng 2.[1] Quân Ukraina tái chiếm nhà máy vào ngày 26 tháng 2.[2] Có những thông tin rằng Không quân Ukraina chặn một tên lửa bay hướng về đập. Interfax nói rằng nếu đập bị vỡ thì ngập lụt có thể phá hủy "toàn bộ tả ngạn của Kyiv".[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Kyiv hydroelectric power plant controlled by Russian troops - Ifax”. Reuters (bằng tiếng Anh). 26 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “Київська ГЕС повністю під контролем України – міністр енергетики”. Інтерфакс-Україна (bằng tiếng Ukraina). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “Українські ППО збили ракету, що летить у бік дамби Київського водосховища, - "Укрводшлях", Мінінфраструктури”. Інтерфакс-Україна (bằng tiếng Ukraina). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2022.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]