Bước tới nội dung

Hồ Slave Lớn

61°40′B 114°00′T / 61,667°B 114°T / 61.667; -114.000 (Great Slave Lake)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NASA photo of Great Slave Lake and Lake Athabasca
Địa lý
Khu vựcLãnh thổ Tây Bắc
Tọa độ61°40′B 114°00′T / 61,667°B 114°T / 61.667; -114.000 (Great Slave Lake)
Nguồn cấp nước chínhSông Hay, Sông Slave, Sông Taltson, Sông Lockhart, Sông Yellowknife, Sông Snare, Sông Marian
Nguồn thoát đi chínhSông Mackenzie
Lưu vực971.000 km2 (374.905 dặm vuông Anh)[1]
Quốc gia lưu vựcCanada
Độ dài tối đa469 km (291 mi)[2]
Độ rộng tối đa203 km (126 mi)[2]
Diện tích bề mặt27.200 km2 (10.502 dặm vuông Anh)[1]
Độ sâu trung bình41 m (135 ft)[1]
Độ sâu tối đa614 m (2.014 ft)[1]
Dung tích1.580 km3 (380 mi khối)[1]/
Cao độ bề mặt156 m (512 ft)[1]
Khu dân cưYellowknife, Sông Hay, Behchoko, Fort Resolution, Lutselk'e, Khu bảo tồn sông Hay, Dettah, N'Dilo

Hồ Slave Lớn (tiếng Anh: Great Slave Lake; tiếng Pháp: Grand lac des Esclaves) là hồ lớn thứ hai ở lãnh thổ Tây Bắc của Canada (sau Hồ Gấu Lớn), hồ sâu nhấtBắc Mỹ[3] với độ sâu 614 mét (336 sải; 2.014 ft)[1] và là hồ lớn thứ mười trên thế giới. Hồ dài 469 km (291 mi) và rộng 20 đến 203 km (12 đến 126 mi).[2] Diện tích của hồ là 27.200 km2 (10.502 dặm vuông Anh)[1] ở mạn phía nam của khu vực Tây Bắc. Lượng nước trong hồ dao động từ 1.070 km3 (260 mi khối)[4] đến 1.580 km3 (380 mi khối)[1] và có khi lên tới 2.088 km3 (501 mi khối),[5] khiến nó trở thành hồ có lượng nước lớn thứ 10 hoặc 12 trên thế giới.

Hồ cùng chia sẻ tên với những thổ dân Slavey. Các thị trấn nằm bên cạnh hồ bao gồm: Yellowknife, Hay River, Behchoko, Fort Resolution, Lutselk'e, Hay River Reserve, DettahN'Dilo. Cộng đồng dân cư duy nhất ở East Arm là Lutselk'e, một thôn có khoảng 350 người, hầu hết là thổ dân Chipewyan của quốc gia Dene và giờ đang bị ruồng bỏ ở trại mùa đông/trạm thuộc Công ty vịnh của HudsonFort Reliance. Dọc theo bờ biển phía nam, phía đông của sông Hay là Pine Point Mine bị bỏ hoang và thị trấn công ty thuộc Pine Point.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người bản xứ Bắc Mỹ là những cư dân đầu tiên ở bên cạnh hồ sau khi nước đóng băng rút. Bằng chứng khảo cổ đã phát hiện ra một vài giai đoạn khác nhau về lịch sử văn hóa, bao gồm: truyền thuyết Bắc Plano Palaeoindi (8,000 năm trước), Shield Archaic (6,500), truyền thuyết Arctic Small Tooltruyền thuyết Taltheilei Shale (2,500 năm trước). Mỗi nền văn hóa lại để lại một dấu ấn riêng biệt trong hồ sơ khảo cổ học dựa trên loại hoặc kích thước đồ nghề bằng đá.[6]

Hồ Slave Lớn có mặt trên bản đồ Châu Âu khi đang xuất hiện ngành thương mại lông thú ở phía Tây Bắc của vịnh Hudson vào giữa thế kỉ 18. Cái tên "Slave Lớn" đến từ những người da đỏ bộ lạc Slavey, một trong số những bộ lạc Athapaskan sống dọc bờ biển phía Nam thời điểm đó. Vì những nhà thám hiểm người Pháp buôn bán trực tiếp với thương nhân Cree, hồ lớn được gọi theo tiếng Pháp là "Grand lac des Esclaves", mà sau này dịch sang tiếng Anh là "Great Slave Lake" - Hồ Slave Lớn.[7]

Nhà thương nhân lông thú Anh quốc Samuel Hearne đã khám phá ra Hồ Slave Lớn năm 1771 và vượt qua hồ đóng băng mà ông đặt tên là Hồ Athapuscow. Từ 1897-1898, một cư dân vùng biên giới Charles "Buffalo" Jones di chuyển đến Vòng Bắc Cực, nơi nhóm của ông trú đông trong một chiếc cabin mà họ xây dựng gần Hồ Slave Lớn. Những thành tích của ông và phát đạn của nhóm đẩy lui một con sói đang đói gần Hồ Slave Lớn được Ernest Thompson SetonEdward Alexander Preble xác nhận năm 1907 khi họ phát hiện ra những dấu tích của các con vật trong chiếc cabin bị bỏ hoang.[8]

Lịch sử địa lý và tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Lưu vực thoát nước sông Mackenzie cho thấy vị trí của Hồ Slave Lớn ở Vòng Cực Bắc Canada.

Các sông Hay, SlaveTaltson là những phụ lưu chính của hồ. Hồ do nước từ sông Mackenzie chảy vào. Mặc dù bờ tây là rừng, nhưng bờ đông và mạn Bắc đều giống như Đài nguyên.

Phần phía tây chính của hồ tạo nên một cái bát sâu vừa phải với diện tích bề mặt 18.500 km2 (7.100 dặm vuông Anh) và chứa 596 km3 (143 mi khối) nước. Phần chính này có độ sâu tối đa 187,7 m (616 ft) và độ sâu trung bình 32,2 m (106 ft).[9] Về phía đông, vịnh McLeod (62°52′B 110°10′T / 62,867°B 110,167°T / 62.867; -110.167 (McLeod Bay, Great Slave Lake)) và vịnh Christie (62°32′B 111°00′T / 62,533°B 111°T / 62.533; -111.000 (Christie Bay, Great Slave Lake)) sâu hơn nhiều, với độ sâu lớn nhất đo được ở vịnh Christie là 614 m (2.014 ft)[1]

Trên một số đồng bằng xung quanh Hồ Slave Lớn, những đỉnh vũng lầy nhiều góc đã hình thành, giai đoạn đầu kế tiếp thường bao gồm cây Picea mariana mở đường.[10]

Phía nam của hồ Slave Lớn, ở góc xa của Vườn quốc gia Wood BuffaloDãy sếu Mỹ hè, một góc làm tổ của sếu Mỹ được phát hiện năm 1954.[11]

Nhánh sông

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách nhánh sông chảy vào Hồ Slave Lớn (chảy theo chiều kim đồng hồ từ cộng đồng Behchokǫ̀);[12][13]

  • Sông Emile
  • Sông Snare
  • Sông Wecho
  • Sông Stagg
  • Sông Yellowknife
  • Sông Beaulieu
  • Sông Waldron
  • Sông Hoarfrost
  • Sông Lockhart
  • Sông Snowdrift
  • Sông La Loche
  • Sông Thubun
  • Sông Terhul
  • Sông Taltson
  • Sông Slave
  • Sông Little Buffalo
  • Sông Buffalo
  • Sông Hay
  • Mosquito Creek
  • Sông Duport
  • Hồ Marian

Đường băng

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường giao thông trên băng Dettah

Hồ Slave Lớn có một đường băng được biết tới với cái tên đường băng Dettah, nối thủ phủ Yellowknife của Lãnh thổ Tây Bắc đến Dettah, một cộng đồng thổ dân đầu tiên đánh cá nhỏ cũng ở Lãnh Thổ Tây Bắc.

Ngày 28 tháng 4 năm 2012 trên vịnh Yellowknife. Bề mặt bị tan chảy bắt đầu làm cho giao thông trở nên khó khăn hơn và từ các nhà thuyền gần Đảo Jolliffe.

Ice Lake Rebels

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 7 năm 2014, loạt sê-ri tài liệu của Animal Planet mang tên Ice Lake Rebels diễn ra trên hồ Slave Lớn và kể lại chi tiết về cuộc sống của những nhà thuyền trên hồ.[14]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j Hebert, Paul (2007). “Encyclopedia of Earth”. Great Slave Lake, Northwest Territories. Environmental Information Coalition, National Council for Science and the Environment. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ a b c “Google Maps Distance Calculator (From Behchoko to the Slave River Delta it is 203 km and from the Mackenzie River to the furthest reaches of the East Arm it is 469 km)”. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ Liza Piper (ngày 6 tháng 8 năm 2009). “Great Slave Lake”. The Canadian Encyclopedia. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ Schertzer, William M.; Rouse, Wayne R.; Blanken, Peter D.; Walker, Anne E. (tháng 8 năm 2003). “Over-Lake Meteorology and Estimated Bulk Heat Exchange of Great Slave Lake in 1998 and 1999” (PDF). Journal of Hydrometeorology. American Meteorological Society. 4 (4): 650. Bibcode:2003JHyMe...4..649S. doi:10.1175/1525-7541(2003)004<0649:OMAEBH>2.0.CO;2. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2011. The surface area of Great Slave Lake is 27,200 km2 with a total volume of 1,070 km3 (van der Leeden et al. 1990)
  5. ^ “Great Slave”. Worldlakes.org. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ W.C. Noble (1981) "Prehistory of the Great Slave Lake and Great Bear Lake Region," In: Handbook of the North American Indians - Subarctic, Volume Six. Smithsonian Institution.
  7. ^ Alexander Mackenzie. Voyages from Montreal, on the River St. Lawrence, through the continent of North America, to the Frozen and Pacific Oceans; in the years 1789 and 1793. With a preliminary account of the rise, progress, and present state of the Fur Trade of that country. London: Printed for T. Cadell, Jun, and W. Davis, Stand; Cobbett and Morgan, Pall-Mall; and W. Creech, at Edinburgh, by R. Noble, Old Bailey, 1801. pg. 3, footnote.
  8. ^ “Buffalo Jones”. The Center for Humane Arts, Letters, and Social Sciences Online, Michigan State University. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2010.
  9. ^ Schertzer, W. M. (2000). “Digital bathymetry of Great Slave Lake”. NWRI Contribution No. 00-257, 66 pp. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  10. ^ Hogan, C. Michael (2008), Stromberg, Nicklas (biên tập), Black Spruce: Picea mariana, GlobalTwitcher.com, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2011, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016
  11. ^ “Whooper Recount”. University of Nebraska. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2007.
  12. ^ “Natural Resources Canada-Canadian Geographical Names (Great Slave Lake)”. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.
  13. ^ “Atlas of Canada Toporama”. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “Ice Lake Rebels”. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]