Bước tới nội dung

Ngữ hệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Họ ngôn ngữ)
Phân bố năm 2005 của các ngữ hệ chính trên thế giới (vài trường hợp là nhóm ngôn ngữ địa lý, không dựa trên "di truyền"). Các nhánh con của các ngữ hệ được lược bỏ.
Nếu muốn chi tiết hơn, xem Distribution of languages on Earth.

Ngữ hệ hay ngữ tộc, còn gọi là họ ngôn ngữ hay nhóm ngôn ngữ, là một tập hợp các ngôn ngữ được gộp lại dựa trên quan hệ "di truyền" (ở đây đang dùng với nghĩa bóng chứ không liên quan gì đến sinh học),[1] nghĩa là các đặc điểm được kế thừa từ một ngôn ngữ chung duy nhất gọi là ngôn ngữ nguyên thủy (proto-language) hay ngôn ngữ tổ tiên. Các ngôn ngữ phát sinh từ ngôn ngữ chung đó được các nhà ngôn ngữ học gọi là các ngôn ngữ con gái (daughter language). Sở dĩ gọi là họ ngôn ngữ bởi vì nó phản ánh mô hình cây trong nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử, có điểm gần giống với gia phả hoặc cây phát sinh chủng loại dùng trong sinh học tiến hóa.

Theo Ethnologue, số lượng ngôn ngữ sống của con người trên thế giới là 7.139, phân bố ở 142 ngữ hệ khác nhau.[2][3] "Ngôn ngữ sống" là những ngôn ngữ vẫn được sử dụng làm phương tiện giao tiếp chính trong một nhóm người; ngôn ngữ chết là ngôn ngữ không còn người nói; ngôn ngữ tuyệt chủng là ngôn ngữ không còn người nói không có ngôn ngữ hậu duệ. Ngoài ra, còn một số ít các ngôn ngữ chưa được nghiên cứu chuyên sâu để được phân loại; đôi khi, còn có cả các ngôn ngữ chưa được biết đến và chỉ được nói bởi một cộng đồng biệt lập nào đó.

Sự phân loại và sắp xếp các ngôn ngữ trên các nhánh của một ngữ hệ phải dựa trên cơ sở ngành ngôn ngữ học so sánh. Các ngôn ngữ chị em là các ngôn ngữ có quan hệ "di truyền", bắt nguồn từ một tổ tiên chung. Những người nói cùng một ngữ hệ thì được gọi là một cộng đồng ngôn ngữ. Sự phân tách ngôn ngữ gốc thành các ngôn ngữ con xảy ra bởi sự tách biệt địa lý hoặc tách biệt các cộng đồng ngôn ngữ. Từ đó mà các nhánh dần dần phát triển thành các phương ngữ rồi thành các đơn vị ngôn ngữ riêng biệt. Các cá nhân thuộc các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau có thể tiếp nhận ngôn ngữ từ một ngữ hệ khác thông qua quá trình dịch chuyển ngôn ngữ.[4]

Các ngôn ngữ chị em bảo lưu một số đặc điểm nhất định từ tổ tiên; tức là các đặc điểm của ngôn ngữ nguyên thủy mà không do sự tình cờ hoặc sự vay mượn từ ngôn ngữ khác (còn gọi là sự hội tụ ngôn ngữ). Các nhà ngôn ngữ học phân loại nhánh/nhóm của một ngữ hệ dựa trên những đổi mới được chia sẻ; tức là các đặc điểm chung của một số ngôn ngữ nhưng không phải tất cả ngôn ngữ trong ngữ hệ. Ví dụ, ngữ tộc German được nhóm lại do chúng chia sẻ vốn từ vựng và các đặc điểm ngữ pháp giống nhau, không hiện diện ở tiếng Ấn-Âu nguyên thủy (ngôn ngữ tổ tiên của ngữ tộc German một số ngữ tộc khác). Những đặc điểm này được gọi là những đổi mới xảy ra riêng ở tiếng Proto-German (ngôn ngữ tổ tiên của duy nhất ngữ tộc German và cũng chính là hậu duệ của tiếng Proto-Ấn-Âu).

Cấu trúc của một ngữ hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ hệ có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn, được gọi là các nhánh vì phương pháp sử dụng mô hình cây trong ngôn ngữ học lịch sử. Một ngữ hệ được gọi là đơn ngành khi và chỉ khi tất cả các ngôn ngữ thành viên có nguồn gốc từ một tổ tiên chung và tất cả các ngôn ngữ hậu duệ đã được chứng thực của tổ tiên đó đều được bao gồm trong ngữ hệ. (Thuật ngữ này tương đương với Nhánh trong sinh học.) Một số thuật ngữ còn được sử dụng để chỉ nhánh ngôn ngữ nhỏ hơn trong giới ngôn ngữ học Việt Nam là: ngữ chi, ngữ tộc, v.v

Một số nhà phân loại học hạn chế dùng thuật ngữ họ ngôn ngữ, nhưng vẫn chưa có quy ước về vấn đề này. Những người dùng thuật ngữ như vậy cũng chia nhỏ các nhánh thành các nhóm (groups) rồi chia tiếp thành các phức hợp (complexes). Họ cao nhất thường được gọi là ngành (phylum hoặc stock). Các nhánh càng gần nhau thì các ngôn ngữ càng có mối quan hệ gần gũi với nhau. Tức là nếu ngôn ngữ gốc tách ra làm bốn nhánh và một ngôn ngữ chị em xuất hiện ở nhánh thứ tư đó, thì hai ngôn ngữ chị em này có quan hệ mật thiết với nhau hơn là ngôn ngữ tổ tiên chung đó.

Thuật ngữ macrofamily (liên họ) hoặc superfamily (siêu họ) đôi khi cũng được áp dụng cho các nhóm ngôn ngữ được đề xuất để gộp các ngữ hệ lớn lại. Tuy vậy cũng phải nói rằng, hầu hết những siêu họ ngôn ngữ này thường không có cơ sở hay bằng chứng thuyết phục dựa trên ngôn ngữ học.

Dãy phương ngôn

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số ngữ hệ gần gũi, và nhiều nhánh trong các ngữ hệ lớn hơn, tạo nên một dãy phương ngữ (dialect continuum) khiến ranh giới giữa một phương ngữ và một ngôn ngữ trở nên lu mờ. Tuy nhiên, khi sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng ở hai đầu cực của dãy liên tục trở nên quá lớn đến mức không còn tính thông hiểu lẫn nhau (mutual intelligibility), ví dụ: ngôi làng A hiểu tiếng nói của ngôi làng B, ngôi làng B hiểu tiếng nói của ngôi làng C, nhưng ngôi làng A lại không tài nào hiểu được tiếng nói của ngôi làng C, thì dãy liên tục không còn được coi là một ngôn ngữ đơn lẻ nữa.

Ngôn ngữ tách biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hêt các ngôn ngữ trên thế giới đều thuộc một ngữ hệ lớn hay nhỏ nào đó. Những ngôn ngữ không có họ hàng (hoặc chưa được chứng minh một cách thuyết phục là thuộc về một ngữ hệ nào đó) được gọi là ngôn ngữ tách biệt/biệt lập (language isolate), về cơ bản là một ngữ hệ chỉ bao gồm một duy nhất ngôn ngữ ấy. Hiện có khoảng 129 ngôn ngữ tách biệt được biết đến.[5] Ví dụ như tiếng Basque ở châu Âu, tiếng Purépecha ở miền tây Mexico, v.v. Tất nhiên, những ngôn ngữ này hoàn toàn có khả năng thuộc về một ngữ hệ lớn hơn, nhưng do thời gian phân tách đã từ rất xa xưa nên chúng không còn để lại dấu vết nào; do vậy, những ngôn ngữ này sẽ vẫn được coi là tách biệt chừng nào ta không có các bằng chứng mới.

Người ta thường hiểu lầm rằng các biệt ngữ được phân loại như vậy là do chúng ta không có đủ dữ liệu ngôn ngữ học. Điều này hoàn toàn sai, vì một ngôn ngữ biệt lập được phân loại như vậy chính là do ta đã biết quá đủ về ngôn ngữ đó rồi, nên mới đem đi so sánh với các ngôn ngữ khác được.[5]

Một ngôn ngữ tạo thành một nhánh riêng trong một ngữ hệ, chẳng hạn như tiếng Albaniatiếng Armenia của ngữ hệ Ấn-Âu, đôi khi cũng được gọi là ngôn ngữ biệt lập, nhưng ý nghĩa của từ "biệt lập" trong trường hợp này hoàn toàn khác, ở đây nhằm nhấn mạnh sự tách biệt của chúng khỏi các nhánh khác trong cùng một ngữ hệ. Ngược lại, tiếng Basque là một ngôn ngữ biệt lập tuyệt đối: nó chưa được chứng minh liên quan đến bất kỳ ngôn ngữ hiện đại nào khác.

Ngôn ngữ nguyên thủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Một ngôn ngữ nguyên thủy, sơ ngữ (proto-language) hay ngôn ngữ mẹ là tổ tiên của tất cả các ngôn ngữ trong một ngữ hệ. Tổ tiên chung của một ngữ hệ hiếm khi được chứng thực với văn liệu hẳn hoi, vì những ngôn ngữ này được nói vào thời điểm cộng đồng nói chưa ghi chép lại hoặc không biết ghi chép. Tuy vậy, các nhà ngôn ngữ học có thể vận dụng phương pháp so sánh (so sánh nhiều ngôn ngữ với nhau để tìm ra các quy luật, điểm tương đồng rồi suy luận để tìm ra nguồn gốc chung) để phục dựng lại ngôn ngữ nguyên thủy. Phương pháp này được áp dụng lần đầu tiên bởi nhà ngôn ngữ học August Schleicher vào thế kỷ 19. Ví dụ, tổ tiên chung có thể được phục dựng của ngữ hệ Ấn-Âu được gọi là tiếng Ấn-Âu nguyên thủy v.v. Các văn liệu ghi chép thứ tiếng giả định này chưa từng tồn tại nhưng nhờ phương pháp so sánh, ta đã có thể suy đoán được hệ thống âm thanh của ngôn ngữ đã chết từ lâu này.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngữ hệ lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ethnologue 24 (2021) liệt kê các ngữ hệ chứa ít nhất 1% trong số 7.139 ngôn ngữ đã biết trên thế giới sau đây:

  1. Niger–Congo (1.542 ngôn ngữ) (21,7%)
  2. Nam Đảo (1.257 ngôn ngữ) (17,7%)
  3. Liên New Guinea (482 ngôn ngữ) (6,8%)
  4. Hán-Tạng (455 ngôn ngữ) (6,4%)
  5. Ấn-Âu (448 ngôn ngữ) (6,3%)
  6. Úc [chưa rõ] (381 ngôn ngữ) (5,4%)
  7. Phi-Á (377 ngôn ngữ) (5,3%)
  8. Nin-Sahara [chưa rõ] (206 ngôn ngữ) (2,9%)
  9. Oto-Mangue (178 ngôn ngữ) (2,5%)
  10. Nam Á (167 ngôn ngữ) (2,3%)
  11. Thái–Kadai (91 ngôn ngữ) (1,3%)
  12. Dravidia (86 ngôn ngữ) (1,2%)
  13. Tupi (76 ngôn ngữ) (1,1%)

Glottolog 4.4 (2021) liệt kê các ngữ hệ lớn sau, gồm 8494 ngôn ngữ:

  1. Đại Tây Dương–Congo (1.403 ngôn ngữ)
  2. Nam Đảo (1.274 ngôn ngữ)
  3. Ấn-Âu (583 ngôn ngữ)
  4. Hán-Tạng (497 ngôn ngữ)
  5. Phi-Á (377 ngôn ngữ)
  6. Liên New Guinea hạt nhân (317 ngôn ngữ)
  7. Pama–Nyungar (250 ngôn ngữ)
  8. Oto-Mangue (181 ngôn ngữ)
  9. Nam Á (157 ngôn ngữ)
  10. Thái–Kadai (95 ngôn ngữ)
  11. Dravidia (79 ngôn ngữ)
  12. Arawak (77 ngôn ngữ)
  13. Mande (75 ngôn ngữ)
  14. Tupi (71 ngôn ngữ)

Số lượng ngôn ngữ dao động tùy thuộc vào cách phân biệt phương ngữ và ngôn ngữ; ví dụ, nhà ngôn ngữ học Lyle Campbell chỉ công nhận 27 ngôn ngữ thuộc hệ Oto-Mangue; dù rằng Campbell, EthnologueGlottolog không đồng quan điểm về ngôn ngữ nào được gộp vào hệ này.

Danh sách các ngữ hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách liệt kê các ngữ hệ không phải ngôn ngữ ký hiệu:

Sơ đồ phân bố ngữ hệ tại châu Phi
Sơ đồ phân bố ngữ hệ Nam Đảo
Sơ đồ phân bố ngữ hệ tại Đông Nam Á lục địa
Sơ đồ phân bố các nhánh lớn của ngữ hệ Dravidia
Sơ đồ phân bố các nhánh chính của hệ Ấn-Âu tại đại lục Á-Âu
Sơ đồ phân bố các ngôn ngữ Altai tại đại lục Á-Âu
Các ngôn ngữ bản địa của Papua
Các ngôn ngữ bản địa của Úc
Phân bố của các ngôn ngữ thời kỳ tiền thực dân phía bắc Mexico
Các ngữ hệ lớn tại Nam Mỹ
Danh pháp Số ngôn ngữ hiện tại Số người nói hiện tại[6] Phân bố địa lý Ngữ hệ cao hơn được đề xuất
Ngữ hệ Phi-Á 366 499.294.669 Châu Phi, Á-Âu
Ngữ hệ Niger–Congo (đề xuất) 1.524 519.814.033 Châu Phi
Nhóm ngôn ngữ Đại Tây Dương-Congo 1.453 500.000.000 Châu Phi Niger–Congo
Ngữ hệ Mande 50 27.003.000 Châu Phi Niger–Congo
Ngữ hệ Dogon 19 630.820 Châu Phi Niger–Congo
Ngữ hệ Ijoid 10 3.221.650 Châu Phi Niger–Congo
Ngữ hệ Ubangi 27 2.500.000 Châu Phi Niger–Congo
Ngữ hệ Khoe–Kwadi 12 337.337 Châu Phi Khoisan (lỗi thời)
Ngữ hệ Kxʼa 4 104.000 Châu Phi Khoisan (lỗi thời)
Ngữ hệ Tuu 2 2.500 Châu Phi Khoisan (lỗi thời)
Ngữ hệ Nin-Sahara (đề xuất) 199 53.359.610 Châu Phi
Ngữ hệ Berta 3 1.800.000 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Bʼaga 5 253.680 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Fur 2 786.900 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Kadu 6 120.600 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Koman 5 94.000 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Kunama 2 244.570 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Kuliak 3 14.070 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Maban 9 1.115.260 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Sahara 10 10.940.500 Châu Phi Nin-Sahara
Nhóm ngôn ngữ Songhay 11 3.228.000 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Trung Sudan 65 9.145.280 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Đông Sudan 94 35.692.310 Châu Phi Nin-Sahara
Ngữ hệ Ấn-Âu 448 3.237.999.904 Á-Âu
Ngữ hệ Tyrseni (3) tuyệt chủng Á-Âu
Ngữ hệ Ural 37 20.716.457 Á-Âu
Ngữ hệ Turk 35 179.945.933 Á-Âu Altai (bị bác bỏ)
Ngữ hệ Hurro-Urartia 2 tuyệt chủng Á-Âu
Ngữ hệ Tây Bắc Kavkaz 4 1.655.000 Á-Âu Kavkaz
Ngữ hệ Đông Bắc Kavkaz 29[7] 4.155.258 Á-Âu Kavkaz, Alarodian
Ngữ hệ Kartvelia 5 4.850.000 Á-Âu
Ngữ hệ Dravida 84 252.807.610 Á-Âu
Ngữ hệ Önge 2 296 Á-Âu
Ngữ hệ Enisei 2 211 Á-Âu Dené–Yeniseian (rất khả thi)
Ngữ hệ Yukaghir 2 740 Á-Âu
Ngữ hệ Hán-Tạng 453 1.385.995.195 Á-Âu
Ngữ hệ H'Mông-Miền 38 9.332.070 Á-Âu
Nhóm ngôn ngữ Siangic 2 3.500 Á-Âu Hán-Tạng
Ngữ hệ Digaro 2 46.000 Á-Âu Hán-Tạng
Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa 5 9.000 Á-Âu Hán-Tạng
Ngữ hệ Kra-Dai 94 81.549.828 Á-Âu Nam Đảo-Tai
Ngữ hệ Nam Á 169 116.323.040 Á-Âu
Ngữ hệ Nam Đảo 1.223 325.862.510 Châu Phi, Á-Âu, Châu Đại Dương Nam Đảo-Tai
Ngữ hệ Tungus 11 55.800 Á-Âu Altai (bị bác bỏ)
Ngữ hệ Mông Cổ 13 7.269.480 Á-Âu Altai (bị bác bỏ)
Ngữ hệ Triều Tiên 2 77.269.890 Á-Âu Altai (bị bác bỏ)
Ngữ hệ Nivkh 2 200 Á-Âu
Ngữ hệ Nhật Bản 12 129.240.180 Á-Âu Altai (bị bác bỏ)
Ngữ hệ Ainu 3 2 Á-Âu Altai (bị bác bỏ)
Ngữ hệ Chukotka-Kamchatka 5 6.875 Á-Âu
Ngữ hệ Liên New Guinea 476 3.540.024 New Guinea
Ngữ hệ Baining 6 13.800 New Guinea
Ngữ hệ Thượng Tami 15 17.080 New Guinea
Ngữ hệ Trung Solomon 4 14.810 New Guinea
Ngữ hệ Đông Bird's Head – Sentani (đề xuất) 8 71.730 New Guinea Tây Papua mở rộng
Ngữ hệ Oriomo 4 6.760 New Guinea
Ngữ hệ Đông Vịnh Geelvink 12 8.005 New Guinea
Ngữ hệ Fas 2 2.840 New Guinea Left May – Kwomtari, Kwomtari–Fas
Ngữ hệ Kwomtari 3 1.510 New Guinea Left May – Kwomtari, Kwomtari–Fas
Ngữ hệ Lakes Plain 19 8.455 New Guinea
Ngữ hệ Left May 6 2.005 New Guinea Left May – Kwomtari
Ngữ hệ Mairasi 3 4.385 New Guinea
Ngữ hệ Nimboran 5 8.500 New Guinea
Ngữ hệ Bắc Bougainville 4 10.020 New Guinea
Ngữ hệ Piawi 2 2.600 New Guinea
Ngữ hệ Ramu – Hạ Sepik (đề xuất) 32 65.830 New Guinea
Ngữ hệ Senagis 2 2.960 New Guinea
Ngữ hệ Sepik (đề xuất) 55 162.704 New Guinea
Ngữ hệ Skou 8 5.665 New Guinea
Ngữ hệ Nam Bougainville 9 68.700 New Guinea
Ngữ hệ Tor–Kwerba 24 16.195 New Guinea
Ngữ hệ Torricelli 57 113.705 New Guinea
Ngữ hệ Liên-Fly – Sông Bulaka (đề xuất) 22 16.312 New Guinea
Ngữ hệ Yele – Tây New Britain (đề xuất) 3 6.550 New Guinea
Ngữ hệ Tây Papua (đề xuất) 23 269.425 New Guinea
Ngữ hệ Yuat 6 7.700 New Guinea
Ngữ hệ Pama–Nyungar 300 23.539 Úc
Ngữ hệ Arnhem Land (đề xuất) 7 1.811 Úc
Ngữ hệ Bunuban 2 100 Úc
Ngữ hệ Gunwinyguan 5 1.314 Úc
Ngữ hệ Jarrakan 3 130 Úc
Ngữ hệ Limilngan (đề xuất) 1 23 Úc
Ngữ hệ Mirndi 3 261 Úc
Ngữ hệ Nyulnyula 3 94 Úc
Ngữ hệ Nam Daly (đề xuất) 2 1.980 Úc
Ngữ hệ Tangkic 3 hoặc 4 73 Úc
Ngữ hệ Wagaydyic 2 5 Úc
Ngữ hệ Tây Daly 3 21 Úc
Ngữ hệ Worrorra 3 108 Úc
Ngữ hệ Eskimo-Aleut 10 108.705 Bắc Mỹ, Á-Âu
Ngữ hệ Na-Dené 44 208.552 Bắc Mỹ Dené-Enisei (rất khả thi)
Ngữ hệ Penutian (đề xuất) 16 3.513 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Tsimshian 4 2.910 Bắc Mỹ Penutian (tranh cãi)
Ngữ hệ Wakasha 6 710 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Salish 25 1.969 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Chimakuan 2 3 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Chinook 4 tuyệt chủng Bắc Mỹ Penutian (tranh cãi)
Ngữ hệ Kalapuya 3 tuyệt chủng Bắc Mỹ Penutian (tranh cãi)
Ngữ hệ Coosan 2 tuyệt chủng Bắc Mỹ Penutian (tranh cãi)
Ngữ hệ Cao nguyên Penutian 4 145 Bắc Mỹ Penutian (tranh cãi)
Ngữ hệ Hokan (đề xuất) 21 7.171 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Shastan 4 tuyệt chủng Bắc Mỹ Hokan (tranh cãi)
Ngữ hệ Palaihnih 2 10 Bắc Mỹ Hokan (tranh cãi)
Ngữ hệ Yuki–Wappo (đề xuất) 2 tuyệt chủng Bắc Mỹ
Ngữ hệ Pomo 7 47 Bắc Mỹ Hokan (tranh cãi)
Ngữ hệ Wintua 1 tuyệt chủng Bắc Mỹ Penutian (tranh cãi)
Ngữ hệ Maidua 4 3 Bắc Mỹ Penutian (tranh cãi)
Ngữ hệ Yok-Utia (đề xuất) 42 35 Bắc Mỹ Penutian (tranh cãi)
Ngữ hệ Utia 11 18 Bắc Mỹ Yok-Utian (rất khả thi)
Ngữ hệ Yokuts 4 50 Bắc Mỹ Yok-Utian (rất khả thi)
Ngữ hệ Chumasha 6 tuyệt chủng Bắc Mỹ
Ngữ hệ Takic 6 35 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Ute-Aztec 58 1.910.442 Bắc Mỹ Aztec–Tanoan (rất khả thi)
Ngữ hệ Yuman–Cochimí 12 3.710 Bắc Mỹ Hokan (tranh cãi)
Ngữ hệ Sioux 14 33.399 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Algic 41 214.768 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Keres 2 10.670 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Kiowa–Tanoan 6 6.000 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Caddoa 5 46 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Comecruda 3 tuyệt chủng Bắc Mỹ
Ngữ hệ Totonac 12 282.250 Bắc Mỹ Totozoque (rất khả thi)
Ngữ hệ Oto-Mangue 176 1.678.214 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Mixe–Zoque 17 153.612 Bắc Mỹ Totozoque (rất khả thi)
Ngữ hệ Tequistlatec 3 5.494 Bắc Mỹ Hokan (tranh cãi)
Ngữ hệ Muskogean 6 15.640 Bắc Mỹ Vịnh (rất khả thi)
Ngữ hệ Maya 31 6.522.182 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Xinca (.) tuyệt chủng Bắc Mỹ Đại-Chibchan (tranh cãi)
Ngữ hệ Jicaque 2 500 Bắc Mỹ Hokan (tranh cãi)
Ngữ hệ Lenca 2 tuyệt chủng Bắc Mỹ Đại-Chibchan, Hokan (tranh cãi)
Ngữ hệ Misumalpa 5 709.000 Bắc Mỹ Đại-Chibchan, Hokan (tranh cãi)
Ngữ hệ Iroquois 9 14.543 Bắc Mỹ
Ngữ hệ Arawak 54 699.709 Bắc Mỹ, Nam Mỹ
Ngữ hệ Chibchan 20 306.267 Bắc Mỹ, Nam Mỹ Đại-Chibchan (tranh cãi)
Ngữ hệ Choco 7 114.600 Bắc Mỹ, Nam Mỹ
Ngữ hệ Carib 29 67.376 Bắc Mỹ, Nam Mỹ Je–Tupi–Carib (rất khả thi)
Ngữ hệ Jirajaran 3 tuyệt chủng Nam Mỹ
Ngữ hệ Timote (2) tuyệt chủng Nam Mỹ
Ngữ hệ Barbacoan 3 24.800 Nam Mỹ Đại-Paesan (tranh cãi)
Ngữ hệ Esmeralda–Yaruroan (đề xuất) 1 6.000 Nam Mỹ
Ngữ hệ Jivaroan 4 89.630 Nam Mỹ
Ngữ hệ Catacaoan (3) tuyệt chủng Nam Mỹ Sechura–Catacao (tranh cãi)
Ngữ hệ Chimuan (đề xuất) (3) tuyệt chủng Nam Mỹ
Ngữ hệ Cañari–Puruhá (đề xuất) 2 tuyệt chủng Nam Mỹ Chimuan (tranh cãi)
Ngữ hệ Quechua 45 7.768.820 Nam Mỹ
Ngữ hệ Aymara 3 2.808.740 Nam Mỹ
Ngữ hệ Uru–Chipaya 2 1.200 Nam Mỹ
Ngữ hệ Huarpe 3 ? Nam Mỹ
Ngữ hệ Araucania 2 262.000 Nam Mỹ
Ngữ hệ Chonan (6) tuyệt chủng Nam Mỹ Moseten–Chonan, Đại-Panoan (tranh cãi)
Ngữ hệ Alacalufan 1 12 Nam Mỹ
Ngữ hệ Guajiboan 5 39.290 Nam Mỹ
Ngữ hệ Đại-Puinavean (đề xuất) 1 3.000 Nam Mỹ
Ngữ hệ Tiniguan 2 1 Nam Mỹ
Ngữ hệ Kakua-Nukak 2 610 Nam Mỹ Đại-Puinavean (tranh cãi)
Ngữ hệ Otomákoan 2 tuyệt chủng Nam Mỹ Đại-Otomákoan (tranh cãi)
Ngữ hệ Piaroa–Saliban (đề xuất) 3 18.630 Nam Mỹ
Ngữ hệ Piaroan 2 14.870 Nam Mỹ Piaroa–Saliban (tranh cãi)
Ngữ hệ Nadahup 4 2.894 Nam Mỹ Đại-Puinavean (tranh cãi)
Ngữ hệ Yanomaman 4 31.670 Nam Mỹ
Ngữ hệ Arutani–Sape (đề xuất) 2 47 Nam Mỹ Đại-Puinavean (tranh cãi)
Ngữ hệ Andoque–Urequena (đề xuất) 2 370 Nam Mỹ
Ngữ hệ Tucanoan 23 30.308 Nam Mỹ
Ngữ hệ Boran 2 1.500 Nam Mỹ Bora–Witoto (tranh cãi)
Ngữ hệ Witotoan 7 17.478 Nam Mỹ Bora–Witoto (tranh cãi)
Ngữ hệ Peba–Yaguan 1 5.700 Nam Mỹ Saparo–Yawan (tranh cãi)
Ngữ hệ Záparo 3 90 Nam Mỹ Saparo–Yawan (tranh cãi)
Ngữ hệ Tequiraca–Canichana (đề xuất) (2) tuyệt chủng Nam Mỹ
Ngữ hệ Hibito–Cholon (đề xuất) 2 tuyệt chủng Nam Mỹ
Ngữ hệ Cahuapanan 2 10.370 Nam Mỹ
Ngữ hệ Ticuna–Yuri (đề xuất) 2 48.580 Nam Mỹ
Ngữ hệ Panoan 25 48.557 Nam Mỹ Pano-Tacanan, Đại-Panoan (tranh cãi)
Ngữ hệ Tacanan 6 2.982 Nam Mỹ Pano-Tacanan, Đại-Panoan (tranh cãi)
Ngữ hệ Arawa 8 5.870 Nam Mỹ
Ngữ hệ Katukinan 2 10 Nam Mỹ Harákmbut–Katukinan, Đại-Puinavean (tranh cãi)
Ngữ hệ Harákmbut 2 2.220 Nam Mỹ Harákmbut–Katukinan, Đại-Otomákoan (tranh cãi)
Ngữ hệ Moseten 1 5.320 Nam Mỹ Moseten–Chonan, Đại-Panoan (tranh cãi)
Ngữ hệ Tupi 66 5.026.502 Nam Mỹ Je–Tupi–Carib (rất khả thi)
Ngữ hệ Chapacura 4 2.019 Nam Mỹ Wamo–Chapakura (tranh cãi)
Ngữ hệ Mura 1 360 Nam Mỹ
Ngữ hệ Jabutian 2 40 Nam Mỹ Đại-Jê (tranh cãi)
Ngữ hệ Katembri–Taruma (đề xuất) 1 10 Nam Mỹ
Ngữ hệ Nambikwaran 6 1.068 Nam Mỹ
Ngữ hệ Bororoan 3 1.392 Nam Mỹ Đại-Jê (tranh cãi)
Ngữ hệ Zamucoan 2 5.900 Nam Mỹ
Ngữ hệ Maskoy 6 20.728 Nam Mỹ
Ngữ hệ Mataco 7 60.280 Nam Mỹ Mataco–Guaicuru (tranh cãi)
Ngữ hệ Guaicuruan 4 49.350 Nam Mỹ Mataco–Guaicuru (tranh cãi)
Ngữ hệ Lule–Vilela (đề xuất) 2 10 Nam Mỹ
Ngữ hệ Đại-Jê (đề xuất) ? 51.093 Nam Mỹ Je–Tupi–Carib (rất khả thi)
Ngữ hệ Jê 16 56.060 Nam Mỹ Đại-Jê, Je–Tupi–Carib (rất khả thi)
Ngữ hệ Charrúa (10) tuyệt chủng Nam Mỹ
Ngữ hệ Kamakã 4 tuyệt chủng Nam Mỹ Đại-Jê (còn tranh cãi)
Ngữ hệ Maxakalían 5 1.270 Nam Mỹ Đại-Jê (tranh cãi)
Ngữ hệ Krenak 3 10 Nam Mỹ Đại-Jê (tranh cãi)
Ngữ hệ Puria 2 tuyệt chủng Nam Mỹ Đại-Jê (tranh cãi)
Ngôn ngữ phụ trợ quốc tế 49 2.000.000 Toàn cầu ?

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rowe, Bruce M.; Levine, Diane P. (2015). A Concise Introduction to Linguistics. Routledge. tr. 340–341. ISBN 978-1317349280. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “How many languages are there in the world?”. Ethnologue (bằng tiếng Anh). ngày 3 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ “What are the largest language families?”. Ethnologue (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ Dimmendaal, Gerrit J. (2011). Historical Linguistics and the Comparative Study of African Languages. John Benjamins Publishing. tr. 336. ISBN 978-9027287229. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ a b Campbell, Lyle (24 tháng 8 năm 2010). “Language Isolates and Their History, or, What's Weird, Anyway?”. Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society (bằng tiếng Anh). 36 (1): 16–31. doi:10.3765/bls.v36i1.3900. ISSN 2377-1666.
  6. ^ “What are the largest language families?”. Ethnologue. 25 tháng 5 năm 2019.
  7. ^ “North Caucasian”. Ethnologue. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016.
  • Gordon, Raymond G., Jr. (ed.), 2005. Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth edition.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Boas, Franz (1911). Handbook of American Indian languages. Bureau of American Ethnology, Bulletin 40. 1. Washington: Smithsonian Institution, Bureau of American Ethnology. ISBN 0-8032-5017-7.
  • Boas, Franz. (1922). Handbook of American Indian languages (Vol. 2). Bureau of American Ethnology, Bulletin 40. Washington, D.C.: Government Print Office (Smithsonian Institution, Bureau of American Ethnology).
  • Boas, Franz. (1933). Handbook of American Indian languages (Vol. 3). Native American legal materials collection, title 1227. Glückstadt: J.J. Augustin.
  • Campbell, Lyle. (1997). American Indian languages: The historical linguistics of Native America. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509427-1.
  • Campbell, Lyle; & Mithun, Marianne (Eds.). (1979). The languages of native America: Historical and comparative assessment. Austin: University of Texas Press.
  • Goddard, Ives (Ed.). (1996). Languages. Handbook of North American Indians (W. C. Sturtevant, General Ed.) (Vol. 17). Washington, D.C.: Smithsonian Institution. ISBN 0-16-048774-9.
  • Goddard, Ives. (1999). Native languages and language families of North America (rev. and enlarged ed. with additions and corrections). [Map]. Lincoln, NE: University of Nebraska Press (Smithsonian Institution). (Updated version of the map in Goddard 1996). ISBN 0-8032-9271-6.
  • Gordon, Raymond G., Jr. (Ed.). (2005). Ethnologue: Languages of the world (15th ed.). Dallas, TX: SIL International. ISBN 1-55671-159-X. (Online version: Ethnologue: Languages of the World).
  • Greenberg, Joseph H. (1966). The Languages of Africa (2nd ed.). Bloomington: Indiana University.
  • Harrison, K. David. (2007) When Languages Die: The Extinction of the World's Languages and the Erosion of Human Knowledge. New York and London: Oxford University Press.
  • Mithun, Marianne. (1999). The languages of Native North America. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-23228-7 (hbk); ISBN 0-521-29875-X.
  • Ross, Malcolm. (2005). "Pronouns as a preliminary diagnostic for grouping Papuan languages Lưu trữ 2004-06-08 tại Wayback Machine". In: Andrew Pawley, Robert Attenborough, Robin Hide and Jack Golson, eds, Papuan pasts: cultural, linguistic and biological histories of Papuan-speaking peoples (PDF)
  • Ruhlen, Merritt. (1987). A guide to the world's languages. Stanford: Stanford University Press.
  • Sturtevant, William C. (Ed.). (1978–present). Handbook of North American Indians (Vol. 1–20). Washington, D.C.: Smithsonian Institution. (Vols. 1–3, 16, 18–20 not yet published).
  • Voegelin, C. F. & Voegelin, F. M. (1977). Classification and index of the world's languages. New York: Elsevier.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]