Bước tới nội dung

Họ Sếu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Sếu
Sếu đỉnh đầu đỏ tại Nhật Bản
(Grus japonensis)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Gruiformes
Họ (familia)Gruidae
Vigors, 1825
Chi

Họ Sếu (danh pháp: Gruidae) là một nhánh thuộc bộ Gruiformes gồm các loài chim lớn có cổ dài và chân dài. Họ này có 4 chi và 15 loài. Chim sếu có cổ và chân dài. Chúng phân bố khắp thế giới ngoại trừ Nam Mỹ và Nam Cực. Hầu hết các loài sếu ít nhất được phân loại là bị đe dọa, nếu như không phải là cực kỳ nguy cấp, trong phạm vi phân bố của chúng. Tình trạng của Grus americana ở Bắc Mỹ truyền cảm hứng cho cơ quan lập pháp Hoa Kỳ ban hành luật bảo vệ các loài nguy cấp. Sếu kiếm ăn cơ hội, do có thể thay đổi chế độ ăn theo mùa và theo yêu cầu dinh dưỡng riêng. Chúng ăn một loạt các động vật gặm nhấm kích thước nhỏ phù hợp, , động vật lưỡng cư, côn trùng, ngũ cốc, quả mọng, và cây.

Con trống của hầu hết các loài có vũ điệu tán tỉnh con mái. Trong khi văn hóa dân gian thường nói rằng sếu chung thủy suốt đời với một bạn đời, nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng những con chim này thay đổi bạn tình theo cuộc đời chúng[1][2], có thể kéo dài nhiều thập kỷ. Sếu xây các tổ trên búi ngọn nhiều cây trong vùng nước nông, và thường đẻ hai quả trứng tại một thời điểm. Cả chim bố lẫn chim mẹ đều cùng chăm sóc chim non, con non vẫn ở với cha mẹ cho tới mùa sinh sản tiếp theo[3].

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Sếu có 15 loài trong 4 chi:[4]

Sếu Sarus
Sếu vương miện xám
Một cặp sếu đồi cát (Grus canadensis) đang bay trong khu dự trữ sinh quyển Horicon Marsh ở Wisconsin, Hoa Kỳ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Wessling B. (2003): Acoustic individual monitoring over several years (mainly Common Crane and Whooping Crane) Lưu trữ 2006-05-09 tại Wayback Machine (English article)
  2. ^ Hayes M.A. (2005): Divorce and extra-pair paternity as alternative mating strategies in monogamous sandhill cranes. MS thesis, University of South Dakota, Vermilion, S.D.. 86 p. PDF fulltext at the International Crane Foundation's Library Lưu trữ 2006-09-28 tại Wayback Machine
  3. ^ Archibald, George W. (1991). Forshaw, Joseph (biên tập). Encyclopaedia of Animals: Birds. London: Merehurst Press. tr. 95–96. ISBN 1-85391-186-0.
  4. ^ Gill, Frank; Donsker, David biên tập (2019). “Flufftails, finfoots, rails, trumpeters, cranes, limpkin”. World Bird List Version 9.2. International Ornithologists' Union. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2019.