Hậu Mỹ Phú
Hậu Mỹ Phú
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Hậu Mỹ Phú | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Tiền Giang | ||
Huyện | Cái Bè | ||
Trụ sở UBND | ấp Mỹ Phú A[1] | ||
Thành lập | 1979[2] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°25′8″B 105°59′37″Đ / 10,41889°B 105,99361°Đ | |||
| |||
Diện tích | 11,08 km²[3] | ||
Dân số (1999) | |||
Tổng cộng | 7290 người[3] | ||
Mật độ | 658 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 28375[4] | ||
Số điện thoại | 02733.922017[1] | ||
Hậu Mỹ Phú là một xã thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã tiếp giáp với xã Hậu Mỹ Trinh ở mặt tây bắc, tiếp giáp xã Mỹ Hội ở mặt đông bắc, tiếp giáp xã Hòa Khánh và Hậu Thành ở phía nam.[5]
Hệ thống kênh, rạch chảy qua xã gồm có: kênh Đập Ông Tải, Kênh 7, Kênh 8, kênh Ông Cận, kênh Ông Thạch, rạch Chùa, rạch Đập Bà Sáu, rạch Đất Sét, rạch Đường Chùa, rạch Miểu, rạch Thân Chín, rạch Thủ Ngữ.[6]
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Hậu Mỹ Phú có diện tích 11,08 km², dân số năm 1999 là 7290 người,[3] mật độ dân số đạt 658 người/km².
Xã Hậu Mỹ Phú được chia thành 3 ấp: Mỹ Phú A, Mỹ Phú B, Mỹ Qưới.[6]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Xã từng là một phần của xã Hậu Mỹ Nam, đến năm 1979 thì xã Hậu Mỹ Nam được chia thành xã Hậu Mỹ Trinh ở phía bắc và xã Hậu Mỹ Phú ở phía nam.[2]
Trong xã có nhiều công trình kiến trúc lâu đời, như chùa Phước Long đã có hơn 200 năm.[7]
Kinh tế – Xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Địa bàn xã có tỉnh lộ 869 đi qua, thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế.[8] Hầu hết dân cư sống bằng canh tác nông nghiệp, chiếm khoảng 80%,[9] cả xã có 714 ha trồng lúa.[8] Đây là xã chăn nuôi heo nhiều nhất huyện Cái Bè.[8] Theo thống kê hằng năm, xã đạt sản lượng cây ăn quả từ 1.300 đến 1.600 tấn, cây rau màu đạt 700 tấn và thủy sản đạt 400 tấn các loại.[8] Trung tâm mua bán của xã là chợ Cà Giăm[10] nằm chính giữa địa bàn xã, cạnh kênh 7 và tỉnh lộ 869 chạy qua, cách chợ Hậu Mỹ Trinh khoảng 4 km. Thu nhập bình quân đầu người là 50,3 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo là 2,67%.[9]
Ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
cực bắc xã, nhìn qua kênh 8.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN: UBND HUYỆN CÁI BÈ VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
- ^ a b “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN CAI LẬY VÀ HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG”. ngày 12 tháng 4 năm 1979. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Bản đồ huyện Cái Bè”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
- ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Ngôi chùa Phước Long tính đến nay đã có gần 200 năm tuổi”. disantongiao.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
- ^ a b c d N.Văn (ngày 10 tháng 10 năm 2012). “Xã Hậu Mỹ Phú trên đường xây dựng nông thôn mới”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
- ^ a b Đỗ Phi (ngày 8 tháng 1 năm 2021). “Xuân mới trên xã nông thôn mới Hậu Mỹ Phú”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
- ^ Minh Tuấn. “Ban Chỉ đạo "TDĐKXDĐSVH" huyện: Kiểm tra thẩm định các danh hiệu văn hóa tại xã Hậu Mỹ Phú năm 2020”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.