Bước tới nội dung

Hóa Sơn

34°29′B 110°05′Đ / 34,483°B 110,083°Đ / 34.483; 110.083
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hóa Sơn
Đỉnh Tây Phong của Hóa Sơn.
Độ cao2.154,9 m
Vị trí
Hóa Sơn trên bản đồ Trung Quốc
Hóa Sơn
Hóa Sơn
Tọa độ34°29′B 110°05′Đ / 34,483°B 110,083°Đ / 34.483; 110.083
Leo núi
Hành trình dễ nhấtCáp treo

Hóa Sơn (chữ Hán giản thể: 华山, phồn thể: 華山; phanh âm: Huà Shān)[1][2] là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc. Ngọn núi mang trong mình một ý nghĩa lịch sử to lớn về tín ngưỡng.[cần dẫn nguồn] Năm 1990, Hóa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ Hán “华/華” có hai âm đọc là “hoa” và “hóa”. Trong tên gọi “华山/華山” của ngọn núi này chữ “华/華” phải đọc là “hóa” chứ không đọc là “hoa”.[1][3]

Địa lý và đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hóa Sơn là một ngọn núi thuộc đoạn đông dãy Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100 km về phía đông. Hóa Sơn có năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất Nam Phong (ở phía nam) có tên Lạc Nhạn ("落雁") cao 2.154,9 m. Ngọn núi bao bọc bởi toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên là "Hoa Sơn" (trong chữ Hán cổ, "hoa" và "hóa" tương thông với nhau). Đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hóa Sơn hoặc Tây Nhạc. Hóa Sơn nổi danh là nơi nguy hiểm, thử thách tài nghệ của những dũng sĩ leo núi.

Được mệnh danh là đỉnh cao đạo giáo, bốn đỉnh chính của Hoa Sơn được bao bọc bởi những ngôi đền cổ, là địa điểm cầu nguyện và cúng bái từ ít nhất là thời Tần Thủy Hoàng vào những năm 200 trước Công nguyên. Những con đường mòn dẫn lên đỉnh núi thì dường như vẫn còn nguyên sơ như hàng ngàn năm trước.

Con đường mòn nguy hiểm nhất thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Hóa Sơn nổi tiếng trên toàn thế giới với nhiều biệt danh như “Nấc thang lên thiên đường, địa ngục chỉ cách một bước”, “Đường mòn nguy hiểm nhất hành tinh”, “Con đường ván gỗ trên bầu trời”. Tất cả mọi người đều ấn tượng mạnh với những ván gỗ gồ ghề được ghim trực tiếp vào vách đá ở lưng chừng ngọn núi cao hơn 2.000 mét, không có bất kỳ hàng rào bảo vệ nào trong khi ngay bên dưới là vực thẳm.

Mặc dù tất cả du khách đều được thắt dây an toàn trước khi leo qua vách núi, đồng thời có một dây xích được gắn chắc chắn để mọi người bám vào, thế nhưng nhiều người vẫn không hề dám thử.

Cuộc sống trên Hóa Sơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Được cho là nơi ở một thời của Lão Tử - triết gia nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc, Hóa Sơn có tầm quan trọng rất lớn đối với cộng đồng Đạo giáo của Trung Quốc với một số ngôi đền được gìn giữ từ rất nhiều đời nay. Trong khi đa số du khách hiện đại đến đây vì lý do du lịch thì đời sống tu viện vẫn còn tồn tại ở trên núi. Những người gác cổng chuyên chở thực phẩm và đồ dùng gia đình qua những cầu thang đá từ thị trấn bên dưới lên Hóa Sơn để cung cấp cho các tu viện cũng như các dịch vụ du lịch đã được xây dựng để phục vụ du khách.

Ngay cả những người không tôn giáo cũng có thể nghỉ lại trong các nhà khách nhỏ cạnh một số đền thờ, nhưng nếu bạn không muốn trải nghiệm sự khổ hạnh thì có thể lựa chọn một số khách sạn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bất kể nghỉ lại đâu, bạn cũng nên mang theo đồ ăn nhẹ và nước uống để đảm bảo không phải trả rất nhiều tiền để mua ở trên núi. Tất cả hàng hóa ở trên đỉnh Hóa Sơn đều được đưa lên từ các thung lũng, việc những nhà hàng, khách sạn hoặc một số sạp hàng nhỏ đội giá lên trời là điều rất khó tránh khỏi.

Trong Ngũ Nhạc Danh Sơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Dáng vẻ của năm ngọn núi nổi tiếng này cũng thật phong phú không giống nhau hay trùng lặp. Thái Sơn như tọa (ngồi), Hành Sơn như phi (bay), Tung Sơn như ngọa (nằm), Hằng Sơn như hành (đi), Hóa Sơn như lập (đứng).

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu thuyết hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, đây là nơi ba lần diễn ra Hóa Sơn luận kiếm và có một môn phái võ công nổi tiếng ở trên ngọn núi này.

Thắng cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vũ Kiếm Thạch: tượng đá hình người con gái múa kiếm bên sườn núi.
  • Hiếu Tử Thạch: tượng đá hình ngư ông câu cá bên bờ suối.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Thiều Chửu. Hán Việt tự điển. Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2005. Trang 511.
  2. ^ 中国社会科学院语言研究所词典编辑室. 《现代汉语词典》第7版. 商务印书馆. 北京, năm 2016. ISBN 9787100124508. Trang 563 và 1135.
  3. ^ 《康熙字典》:“又《韻會》胡化切。音話。《書·禹貢》至于太華。《爾雅·釋山》:華山爲西嶽。”(漢語大詞典編纂處 chỉnh lý. 《康熙字典(標點整理本)》. 漢語大詞典出版社. Năm 2002. ISBN 754320732X. Trang 1007).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Vị Nam

Bản mẫu:Danh thắng quốc gia tại Trung Quốc