Hòn Đá Bạc
Hòn Đá Bạc
|
|
---|---|
Địa lý | |
Vị trí | Hòn Đá Bạc |
Tọa độ | 9°10′45″B 104°48′01″Đ / 9,179166°B 104,800278°Đ |
Tổng số đảo | 3 hòn |
Đảo chính | Hòn Đá Bạc |
Diện tích | 0,643 km2 (0,2483 mi2) |
Độ cao tương đối lớn nhất | 50 m (160 ft) |
Hành chính | |
Tỉnh | Cà Mau |
Huyện | Trần Văn Thời |
Xã | Khánh Bình Tây |
Hòn Đá Bạc thuộc ấp Kinh Hòn, xã đảo Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Việt Nam.[1][2]
Giới thiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là một cụm hòn lớn, nhỏ nằm liền kề nhau, với diện tích khoảng 6,43 ha, bao gồm: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc. Hòn cao nhất chỉ cao khoảng 50 m so với mực nước biển. Theo nhiều tài liệu ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa - Trung sinh).[3]
Đến viếng cụm hòn này, du khách có thể nhìn thấy vô số những viên đá granit (đá hoa cương) xếp chồng lên nhau, với những hình thù hết sức độc đáo; cùng với các mảng rừng và thảm thực vật nguyên sinh. Ngoài ra, nơi đây còn có Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lăng Ông Nam Hải. Trong lăng Ông, có trưng bày và thờ bộ xương cá Ông dài khoảng 13 m. Theo tài liệu, cá Ông vì cứu một chiếc ghe bị chìm nên đã lấy thân mình đưa chiếc ghe dạt vào Kinh Chùa ngày 20 tháng 5 năm 1995. Được khoảng 3 ngày sau, cá voi lụy (chết), người dân đã đem chôn, đến năm 1996 thì đưa bộ xương về Hòn Đá Bạc để thờ. Hằng năm, lễ Nghinh Ông được tổ chức long trọng vào ngày 23 tháng 5 âm lịch.[4]
Đặc biệt, trước năm 1975, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chọn Hòn Đá Bạc làm nơi đóng trung đội pháo 105 ly để khống chế vùng căn cứ cách mạng Khánh Bình Tây và tuyến ven biển phía Tây Cà Mau. Vào năm 1981, đây còn là địa điểm diễn ra Kế hoạch phản gián CM-12 (kéo dài từ tháng 9 năm 1981 đến 9 tháng 9 năm 1984), đã đánh bại âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam đương thời do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đứng đầu. Ngày 22 tháng 6 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2245/QĐ-BVHTTDL công nhận di tích "Hòn Đá Bạc - Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12" là Di tích lịch sử Quốc gia. Hiện nay, Bộ Công an và Chính quyền tỉnh Cà Mau đã xây dựng Tượng đài và nhà trưng bày chiến thắng Kế hoạch phản gián CM12.[5]
Thêm vào đó, Hòn Đá Bạc còn lôi cuốn du khách bởi thú đi câu mực, câu tôm...và các món ăn được chế biến từ nguồn hải sản dồi dào...[3]
Thư viện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là một số hình ảnh trong Khu du lịch Hòn Đá Bạc:
-
Bia di tích Hòn Đá Bạc.
-
Đôi rồng cảnh được thiết kế giống như một cổng chào.
-
Tượng đài và nhà trưng bày chiến thắng Kế hoạch phản gián CM12.
-
Lăng Ông Nam Hải.
-
Bộ xương cá voi trong Lăng Ông Nam Hải.
-
Nhà hàng và khách sạn Hòn Đá Bạc.
-
Một góc ấp Đá Bạc B (ở cạnh Khu du lịch Hòn Đá Bạc).
-
Một cảnh ở tại khu du lịch (ảnh 1).
-
Một cảnh ở tại khu du lịch (ảnh 2).
-
Một cảnh ở tại khu du lịch (ảnh 3).
-
Một cảnh ở tại khu du lịch (ảnh 4).
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
- ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48-78- A&B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
- ^ a b Theo "Hòn Đá Bạc - chốn tiên cảnh dải cực Nam Tổ quốc" in trong sách "Cà Mau điểm hẹn", bản điện tử: [1][liên kết hỏng].
- ^ Theo bài viết "Hòn Đá Bạc - chốn tiên cảnh dải cực Nam Tổ quốc" trên báo Sài Gòn giải phóng online, cập nhật ngày 24/04/2013 [2] và bài viết " Khu Du lịch Hòn Đá Bạc" [3] Lưu trữ 2014-05-28 tại Wayback Machine, truy cập ngày 01/02/2010. Xem thêm: Tục thờ cá Ông.
- ^ Xem thêm: "Kế hoạch CM12 và những người ẩn mặt" trên báo Sài Gòn giải phóng online, cập nhật ngày 08/09/2010 [4].
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết về Hòn Đá Bạc trên website chính thức của Tổng cục Du lịch Lưu trữ 2015-01-03 tại Wayback Machine