Bước tới nội dung

Gustav Giemsa

53°32′49″B 9°57′54″Đ / 53,54694°B 9,965°Đ / 53.54694; 9.96500
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gustav Giemsa
Sinh(1867-11-20)20 tháng 11 năm 1867
Kędzierzyn-Koźle
Mất10 tháng 6 năm 1948(1948-06-10) (80 tuổi)
Đức
Nổi tiếng vìNhuộm Giemsa

Gustav Giemsa (phát âm theo tiếng Đức: /ˈɡiːmza/) là một nhà hóa học người Đức, gốc Ba Lan.[1] Ông được nhắc đến vì đã tạo ra một loại thuốc nhuộm và cách sử dụng nó trong nghiên cứu sinh học, hiện rất phổ biến và thường được gọi là "nhuộm Giemsa". Ông đã dùng phương pháp này trong nghiên cứu của mình về các kí sinh trùng, trong đó có vi khuẩn, nên người ta còn gọi ông là nhà vi khuẩn học.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cống hiến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1904 Giemsa đã xuất bản một bài tiểu luận về quy trình nhuộm cho các loại trùng roi, tế bào máu người và vi khuẩn, mà ông cải tiến từ phương pháp nhuộm của Romanowsky (sử dụng eosin Yxanh methylene) bằng cách ổn định dung dịch thuốc nhuộm này bằng glycerol.
  • Phương pháp nhuộm này gọi là phương pháp nhuộm Romanowsky-Giemsa, nay thường gọi tắt là nhuộm Giemsa, đã được sử dụng để chẩn đoán có hiệu quả về bệnh sốt rét do Plasmodium, bệnh Chagas do Trypanosomabệnh Chlamydia. Ngoài ra phương pháp của ông còn được coi là kỹ thuật chẩn đoán tiêu chuẩn trên thế giới để phân loại u lympho theo hệ phân loại Kiel (Kiel classification lymphoma). Nhờ đó, phương pháp này cho phép nhuộm màu mẫu vật dễ quan sát hơn bằng kính hiển vi thông thường. Phương pháp này vẫn được sử dụng trong các phòng thí nghiệm ngày nay.
  • Ngoài ra, nhuộm Giemsa còn áp dụng riêng cho nhuộm nhiễm sắc thể trong nghiên cứu di truyền học, tạo thành các băng (vệt hay dải) thường gọi là băng Giemsa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Những bài báo về Gustav Giemsa trong Kho lưu trữ báo chí thế kỷ 20 của ZBW http://webopac.hwwa.de/PresseMappe20E/Digiview_MID.cfm?mid=P006088

Nguồn trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Gustav Giemsa”.
  2. ^ Barcia J.J. “The Giemsa stain: its history and applications”.
  3. ^ Bernhard Fleischer. “Editorial: 100 years ago: Giemsa's solution for staining of plasmodia”.
  4. ^ “Gustav Giemsa”.