Bước tới nội dung

Gijjhakūṭa

25°00′6″B 85°26′47″Đ / 25,00167°B 85,44639°Đ / 25.00167; 85.44639
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Gridhrakūta)
Gijjhakūṭa
Đỉnh Linh sơn nhìn từ trên cao
Vị trí
Gijjhakūṭa trên bản đồ Ấn Độ
Gijjhakūṭa
Gijjhakūṭa
Dãy núiRajgir hills
Tọa độ25°00′6″B 85°26′47″Đ / 25,00167°B 85,44639°Đ / 25.00167; 85.44639
Bản chuyển ngữ của
Linh Thứu sơn
Tiếng AnhHoly Eagle Peak
Tiếng Phạnगृध्रकूट
(IAST: Gṛdhrakūṭa)
Tiếng Paliगिज्झकूट
(Gijjhakūṭa)
Tiếng Bengalগৃধ্রশৃঙ্গ
Tiếng Miến Điệnဂိဇ္ဈကုဋ်တောင်
Tiếng Trung Quốc靈鷲山/灵鹫山
(Bính âm Hán ngữLíngjiùshān)
Tiếng Nhật霊鷲山
(rōmaji: Ryōjyusen)
Tiếng Hàn영취산(靈鷲山)
(Romaja quốc ngữ: Yeongchwisan)
Tiếng Sinhalaගිජ්ඣකූටය
Tiếng Tamilகழுகு சிகரம்
Tiếng Tháiเขาคิชฌกูฏ
Tiếng ViệtLinh Thứu sơn
Tiếng IndonesiaPuncak Burung Nasar
Thuật ngữ Phật Giáo

Gridhrakūta (tiếng Pali : Gijjhakūṭa गिज्झकूट, tiếng Phạn : Gṛdhrakūṭa गृध्रकूट), hay Gādhrakūta, Linh Thứu sơn (chữ Hán: 靈鷲山), Thứu Phong sơn (鹫峰山), Kỳ-đồ-quật sơn (耆闍崛山), Linh sơn (靈山), Quật sơn (崛山), theo truyền thống Phật giáo, là một địa điểm Thích-ca Mâu-ni từng ẩn tu ở Rajagaha (nay là Rajgir, nằm ở Bihar, Ấn Độ). Nó được đặt tên như vậy vì trông giống một con kền kền đang ngồi với đôi cánh xếp lại, và là bối cảnh cho nhiều bài giảng thuyết của Ngài.

Trong kinh văn Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống, núi Linh Thứu là một trong nhiều địa điểm mà Đức Phật và cộng đồng đệ tử của Ngài thường xuyên lui tới để tu tập và tĩnh tâm. Vị trí của nó thường được đề cập trong các kinh văn Phật giáo, trong cả hệ Kinh điển Pāli của Phật giáo Nguyên thủy [1][2] và hệ kinh điển Đại thừa, được mô tả như là nơi Đức Phật đã thuyết giảng một số bài pháp. Trong số các bài thuyết pháp có các kinh điển nổi tiếng như Bát-nhã Tâm, Pháp HoaLăng-nghiêm Tam-muội cũng như nhiều kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử của Ngài đã tổ chức Đại hội kết tập lần thứ nhất ở dưới chân ngọn núi này. Tương truyền, nơi đây cũng là nơi Devadatta đã đẩy đá làm Đức Phật bị thương.

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các kinh văn Phật giáo, vị trí của núi Linh Thứu được mô tả là nằm ở phía Tây thành Vương-xá. Các du tăng Trung Quốc cổ đại Pháp Hiển, Huyền TrangNghĩa Tịnh đều từng đến viếng thăm thánh địa này và ghi chép khá chi tiết.[3] Nhà khảo cổ học người Anh Alexander Cunningham, dựa trên các ghi chép trong Đại Đường Tây Vực kýPháp Hiển truyện, đã suy luận rằng vị trí của nó là ở Śaila-giri, phía đông nam của thành phố Rajgir ngày nay, thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Tại đây có một ngọn núi cao, trên đỉnh núi có một tảng đá trông giống một con chim kền kền. Đồng thời ở đây cũng có khá nhiều chim kền kền sinh sống, nên có tên gọi như vậy.[4]

Tương truyền, cao tăng Ấn Độ đến Trung Quốc thời Đông TấnHuệ Lý (慧理), khi đến Hàng Châu, nhìn thấy sau lưng chùa Linh Ẩn có một ngọn núi có hình dạng trên đỉnh giống như ngọn núi Linh Thứu ở quê hương Ấn Độ. Ông cho rằng ngọn núi Linh Thứu đã bay từ Ấn Độ đến đây, vì vậy, từ đó, ngọn núi này được gọi là đỉnh Phi Lai (飛來峰, Phi Lai phong).

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Sona Sutta: About Sona”. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ “The Daruka-Khanda Sutta: The Woodpile”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
  3. ^ 钱峰, 组图:佛教圣地——“西天灵鹫山”, 人民网, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2019, truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019 Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  4. ^ Tinh Vân đại sư, Thích-ca Mâu-ni Phật truyện, Nhà xuất bản Cửu Châu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]