Bước tới nội dung

Globba

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Globba
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Globbeae
Chi (genus)Globba
L., 1771[1]
Loài điển hình
Globba marantina
L., 1771
Các loài
103-113. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Achilus Hemsl., 1895
  • Ceratanthera Hornem., 1813
  • Ceratanthera T.Lestib., 1841
  • Colebrookia Donn ex T.Lestib., 1841
  • Hura J.Koenig, 1783
  • Lampujang J.Koenig, 1783
  • Manitia Giseke, 1792
  • Mantisia Sims, 1810
  • Sphaerocarpos J.F.Gmel., 1791

Chi Lô ba[3] hay chi Gừng vũ nữ[cần dẫn nguồn] (danh pháp khoa học: Globba) là một chi thực vật thuộc họ Gừng được mô tả đầu tiên bởi Carl Linnaeus. Chúng gồm khoảng gần 100 loài nguyên xuất từ các vùng Trung Quốc, Tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á, New Guinea, Quần đảo BismarckQueensland.[2][4]

Thân rễ bò lan, thanh mảnh. Các thân giả mọc thẳng đứng, thường cao tới 1,5 m, có lá. Lá không cuống hoặc cuống lá rất ngắn; lưỡi bẹ nguyên; phiến lá thuôn dài, hình elip, hoặc hình mác. Cụm hoa đầu cành, dạng chùm xim hoặc cành hoa, thường lỏng lẻo; mỗi lá bắc đỡ một xim hoa bọ cạp xoắn ốc, hoặc các hoa được thay thế bằng các hành con; các lá bắc con rời đến đáy. Đài hoa hình chuông hoặc hình con quay, đỉnh 3 thùy tù. Ống tràng hoa thanh mảnh; các thùy hình trứng hoặc thuôn dài, gần đều, lõm. Các nhị lép bên dạng cánh hoa. Cánh môi đảo ngược, hợp sinh với chỉ nhị để tạo thành một ống thanh mảnh phía trên các nhị lép bên và các thùy tràng hoa. Chỉ nhị dài, cong; bao phấn có hoặc không có phần phụ ở mỗi bên. Bầu nhụy 1 ngăn. Quả nang hình cầu hoặc elipxoit, đỉnh nứt không đều. Hạt nhỏ; áo hạt màu trắng, xé rách.[4]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm tháng 4 POWO công nhận 103 loài,[5] cộng 10 loài mô tả năm 2020.[6]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Linnaeus C., 1771. Globba. Mantissa Plantarum Altera. Generum editionis VI & specierum editionis II. Holmiae 170-171.
  2. ^ a b Kew World Checklist of Selected Plant Families
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Mục từ 9490-9502. Quyển III, trang 448-451, Nhà xuất bản Trẻ.
  4. ^ a b Flora of China v 24 p. 358, 舞花姜属 wu hua jiang shu (vũ hoa khương chúc), Globba Linnaeus, Mant. Pl. 2: 143, 170. 1771.
  5. ^ Globba trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 24-4-2021.
  6. ^ a b c d e f g h i j k Sunisa Sangvirotjanapat, Trần Hữu Đăng & Mark F. Newman, 2020. Ten new species of Globba section Globba from continental South-East Asia. Thai Forest Bulletin. Botany 48(2): 212-233, doi:10.20531/tfb.2020.48.2.15.