Bước tới nội dung

Giải thưởng Tự do

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải thưởng Tự do
Trao cho"những đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp người tị nạn và Tự do nhân loại"[1]
Quốc giaHoa Kỳ
Được trao bởiỦy ban Cứu trợ quốc tế
Lần đầu tiên1957
Lần gần nhất2011
Trang chủIRC Freedom Award

Giải thưởng Tự do là một giải thưởng của Ủy ban Cứu trợ quốc tế (International Rescue Committee) dành cho những đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp của những người tị nạntự do nhân loại.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

"Ủy ban Cứu trợ quốc tế" được thành lập năm 1933 theo yêu cầu của Albert Einstein[2]. Năm 1957 Ủy ban này lập ra "Giải thưởng Tự do" và trao lần đầu cho chính trị gia người Đức Willy Brandt, người mà sau này đã đoạt Giải Nobel Hòa bình.[3] Năm sau, giải được trao cho Winston Churchill, thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ II, vì đóng góp của ông cho tự do nhân loại.[4]

Các người đồng lãnh giải lần đầu là Lane Kirkland và bà vợ Irena, nhận giải năm 1981.[5] Lane đã "cống hiến lâu dài cho sự nghiệp của các người tỵ nạn", còn Irena "là nhà hoạt động nhân quyền tích cực".[5] Các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Li ShuxianFang Lizhi là những người đồng lãnh giải năm 1991;[1][6] hai tổng thống Hoa Kỳ George H.W. BushBill Clinton là những người đồng lãnh giải năm 2005; nữ diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ Angelina JolieCao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn António Guterres cùng lãnh giải năm 2007.[7]

Từ khi thiết lập giải, Ủy ban Cứu trợ quốc tế đã trao giải này cho 45 người, trong số đó có, 23 người Mỹ, phần lớn là chính trị gia. Giải năm 1995 được trao vắng mặt cho bà Aung San Suu Kyi, chính trị gia Myanmar đấu tranh cho dân chủ kiêm lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đối lập.[8][9] Giải năm 2008 được trao cho cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan. Ông được trao giải trong bữa tiệc kỷ niệm ngày thành lập Ủy ban Cứu trợ quốc tế lần thứ 75 trong tháng 11 năm 2008.[10] Giải năm 2011 được trao cho gia đình Brokaw tại khách sạn Waldorf-Astoria, thành phố New York.[11]

Những người đoạt giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Hình Người đoạt giải Quốc tịch Tham chiếu
1957 A smiling, older man in a dark suit with a narrow-striped shirt and wide-stripped tie. He has receding but long, wavy hair. Willy Brandt  Đức [5]
1958 Winston Churchill  Anh [4]
1959 William Joseph Donovan  Hoa Kỳ [1]
1960 Richard Evelyn Byrd  Hoa Kỳ [1]
1965 George Meany  Hoa Kỳ [12]
1966 David Dubinsky  Liên Xô [1]
1967 David Sarnoff  Hoa Kỳ [13]
1969 Lucius D. Clay  Hoa Kỳ [1]
1970 Jacob K. Javits  Hoa Kỳ [13]
1975 Bruno Kreisky  Áo [14]
1976 Leo Cherne  Hoa Kỳ [1]
1977 Hubert Humphrey  Hoa Kỳ [12]
1978 Joseph Buttinger  Áo [1]
1979 Mary Pillsbury Lord[A]  Hoa Kỳ [1]
1981 Lane Kirkland
Irena Kirkland
 Hoa Kỳ
 Hoa Kỳ
[5]
1987 Elie Wiesel  Romania [12]
1987 John C. Whitehead  Hoa Kỳ [15]
1989 Prince Sadruddin Aga Khan  Pháp
 Iran
 Thụy Sĩ
[1]
1989 Lech Wałęsa  Ba Lan [12]
1990 Violeta Chamorro  Nicaragua [1]
1991 Phương Lệ Chi
Lý Thục Hiền
 Trung Quốc
 Trung Quốc
[1]
1991 Javier Pérez de Cuéllar  Peru [16]
1992 Cyrus Vance  Hoa Kỳ [13]
1993 George Soros[B]  Hungari [7]
1993 Dwayne Andreas[C]  Hoa Kỳ [1]
1994 Theodore J. Forstmann[B]  Hoa Kỳ [17]
1994 Felix Rohatyn[C]  Áo [17]
1995 Aung San Suu Kyi[D]  Myanmar [9]
1995 Sadako Ogata  Nhật Bản [9]
1995 Richard Holbrooke  Hoa Kỳ [1]
1997 Robert P. De Vecchi  Hoa Kỳ [13]
1999 Madeleine Albright  Hoa Kỳ [13]
2001 John McCain  Hoa Kỳ [18]
2002 Reynold Levy  Hoa Kỳ [19]
2002 Hamid Karzai  Afghanistan [20]
2003 Václav Havel  Séc [9]
2004 Roméo Dallaire[B]  Canada [21]
2005
George H.W. Bush
Bill Clinton
 Hoa Kỳ
 Hoa Kỳ
[22]
2006 Ellen Johnson Sirleaf  Liberia [23]
2007
António Guterres
Angelina Jolie
 Bồ Đào Nha
 Hoa Kỳ
[9]
2008 Kofi Annan  Ghana [24]
2011 Brokaw family  Hoa Kỳ [11]
2012 John C. Whitehead Hoa Kỳ Hoa Kỳ
2013 George Soros Hungary Hungari
2014 Nhân viên cứu trợ nhân đạo
2015 Shimon Peres Israel Israel
2016 Spyros Galinos Hy Lạp Hy Lạp
2017 Leopoldo López Venezuela Venezuela
  • A ^ Giải thưởng của Lord được trao sau khi mất.[1]
  • B ^ Distinguished Humanitarian Award[1]
  • C ^ Distinguished Public Service Award[1]
  • D ^ Special Freedom Award Recipient, in absentia[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r “IRC Freedom Award”. International Rescue Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  2. ^ “IRC at a glance”. International Rescue Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  3. ^ “The Nobel Peace Prize 1971”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  4. ^ a b “Give Churchill Freedom Award”. Gettysburg Times. ngày 30 tháng 5 năm 1958. tr. 2. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  5. ^ a b c d Krebs, Albin (ngày 7 tháng 4 năm 1981). “Notes on people; Kirklands to Get Awards”. The New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  6. ^ “Statements by Chinese Dissidents and Beijing”. The New York Times. ngày 26 tháng 6 năm 1990. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ a b “High Commissioner and Angelina Jolie to receive IRC Freedom Award”. United Nations High Commissioner for Refugees. ngày 6 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  8. ^ “Profile: Aung San Suu Kyi”. BBC News. ngày 11 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  9. ^ a b c d e “UN refugee agency, Angelina Jolie receive Freedom Award”. United Nations. ngày 8 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  10. ^ “75th Anniversary Freedom Award Dinner”. International Rescue Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  11. ^ a b “2011 Freedom Award: Honoring the Brokaw Family”. International Rescue Committee. ngày 10 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013.
  12. ^ a b c d “Walesa says West to blame if Poland fails”. Times-News. ngày 17 tháng 11 năm 1989. tr. 2. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  13. ^ a b c d e “Madeleine Albright receives International Rescue Committee's Freedom Award”. International Rescue Committee. ngày 10 tháng 11 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  14. ^ “Austria's Kreisky Will Get Freedom Award”. The Daytona Beach News-Journal. ngày 10 tháng 4 năm 1975. tr. 35. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  15. ^ “Press Release – SG/SM/7625”. United Nations. ngày 15 tháng 11 năm 2000. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  16. ^ “Social Events”. The New York Times. ngày 3 tháng 11 năm 1991. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  17. ^ a b “Benefits”. The New York Times. ngày 20 tháng 11 năm 1994. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  18. ^ “Remarks of Senator John McCain – The International Rescue Committee's 2001 Freedom Award Dinner”. U.S. Senator John McCain – Arizona. ngày 14 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  19. ^ “2008 UPS Lecture on Nonprofit Leadership, Governance and Economic Stewardship”. Georgia State University. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  20. ^ “His Excellency President Hamed Karzai”. The Embassy of Afghanistan – Tokyo. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  21. ^ “Samantha Power – IRC Freedom Award Dinner – ngày 10 tháng 11 năm 2004” (PDF). Harvard University. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  22. ^ “IRC Honors Former Presidents Bush and Clinton for Tsunami, Katrina Relief Efforts”. International Rescue Committee. ngày 10 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  23. ^ “Biographical Brief of Ellen Johnson Sirleaf”. Government of the Republic of Liberia – Executive Mansion. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  24. ^ Lunn, Stephen (ngày 9 tháng 12 năm 2008). “Give 'til it hurts”. The Australian. Harris, Bret. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]