Giả thuyết người Ai Cập Da đen là giả thuyết cho rằng Ai Cập cổ đại là một nền văn minh phần lớn là người Da đen, vì thuật ngữ này hiện được hiểu theo nhận thức về chủng tộc của người Mỹ hiện đại. Nó bao gồm một trọng tâm đặc biệt trong việc xác định các mối liên kết với những nền văn hóa Hạ-Sahara và nghi vấn về chủng tộc của những nhân vật nổi tiếng đặc biệt từ thời kỳ vương triều, bao gồm Tutankhamun,[1] vị vua được miêu tả trong bức tượng Nhân sư lớn ở Giza,[2][3] và nữ hoàng gốc Hy Lạp của nhà PtolemaiosCleopatra.[4][5][6][7][8][9]
Giả thuyết này được coi như là một giả thuyết phụ. Các học giả chính thống bác bỏ quan điểm cho rằng Ai Cập là một nền văn minh da đen (hoặc da trắng); họ chủ trương rằng bất chấp sự đa dạng về kiểu hình của người Ai Cập cổ đại và ngày nay, việc áp đặt quan điểm hiện đại về chủng tộc da đen hoặc da trắng đối với người Ai Cập cổ đại là lỗi thời.[10][11][12] Ngoài ra, các học giả còn bác bỏ quan điểm, mà ẩn chứa trong giả thuyết người Ai Cập da đen, cho rằng người Ai Cập cổ đại đồng nhất về mặt chủng tộc; thay vào đó màu da khác nhau giữa người dân của Hạ Ai Cập, Thượng Ai Cập, và Nubia, những người ở từng thời đại khác nhau đã vươn lên nắm quyền lực ở Ai Cập cổ đại. Tại "Hội nghị chuyên đề về cư dân của Ai Cập cổ đại và sự giải mã chữ viết Meroe" của UNESCO ở Cairo vào năm 1974, giả thuyết người da đen đã gặp phải sự bất đồng sâu sắc.[13] Gần như tất cả những người tham dự đã kết luận rằng các cư dân Ai Cập cổ đại là những cư dân bản địa của khu vực thung lũng sông Nile, và được cấu thành từ các dân tộc ở phía bắc và phía Nam của Sahara vốn khác biệt về màu da.[14]
Vào năm 2017, một nghiên cứu di truyền được tiến hành trên 83 xác ướp đến từ Abusir ở miền Bắc Ai Cập (gần Cairo ngày nay), đã thiết lập "bộ dữ liệu đáng tin cậy đầu tiên thu được từ những người Ai Cập cổ đại sử dụng phương pháp giải trình tự DNA thông lượng cao." Nghiên cứu này cho thấy rằng người Ai Cập cổ đại có mối quan hệ gần gũi nhất với cư dân Trung Đông hiện đại (Arab, Cận Đông và Anatolia), và có mối quan hệ gần gũi đáng kể hơn với cư dân Nam Âu hơn là với cư dân châu Phi Hạ-Sahara.
^Robert Schoch,“Great Sphinx Controversy”. robertschoch.net. 1995. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2012., A modified version of this manuscript was published in the "Fortean Times" (P.O. Box 2409, London NW5 4NP) No. 79, February March, 1995, pp. 34, 39.
^Grant, Michael (1972). Cleopatra: A Biography. Edison, NJ: Barnes and Noble Books. tr. 4, 5. ISBN978-0880297257. Grant notes that Cleopatra probably had not a drop of Egyptian blood and "would have described herself as Greek," noting that had she been illegitimate her "numerous Roman enemies would have revealed this to the world."
^Goldsworthy, Adrian Keith (2011), Antony and Cleopatra, New Haven, CT: Yale University Press, tr. 8, 127–128, ISBN978-0300165340. Goldworthy notes Cleopatra "was no more Egyptian culturally or ethnically than most residents of modern day Arizona are Apaches", that Greek was her native tongue, that it was "in Greek literature and culture she was educated," and that she wore the robes and headband of a Greek monarch.
^Schiff, Stacy (2011). Cleopatra: A Life. UK: Random House. tr. 2, 42. ISBN978-0316001946. Schiff writes Cleopatra was not dark-skinned, that "the Ptolemies were in fact Macedonian Greek, which makes Cleopatra approximately as Egyptian as Elizabeth Taylor", that her Ptolemaic relatives were described as "honey skinned", that she was part Persian, and that "an Egyptian mistress is a rarity among the Ptolemies."
^Hugh B. Price,“Was Cleopatra Black?”. The Baltimore Sun. ngày 26 tháng 9 năm 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
^Charles Whitaker,“Was Cleopatra Black?”. Ebony. tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012. The author cites a few examples of the claim, one of which is a chapter entitled "Black Warrior Queens," published in 1984 in Black Women in Antiquity, part of The Journal of African Civilization series, in which a principal argument in favor of the hypothesis claims that Cleopatra called herself black in the Book of Acts, when she in fact did not and had died long before the New Testament. It draws heavily on the work of J.A. Rogers.
Joyce Tyldesley: "Cleopatra, Last Queen of Egypt", Profile Books Ltd, 2008.
Alain Froment, 1994. "Race et Histoire: La recomposition ideologique de l'image des Egyptiens anciens." Journal des Africanistes 64:37–64. available online: Race et Histoire(tiếng Pháp)
Yaacov Shavit, 2001: History in Black. African-Americans in Search of an Ancient Past, Frank Cass Publishers
Anthony Noguera, 1976. How African Was Egypt?: A Comparative Study of Ancient Egyptian and Black African Cultures. Illustrations by Joelle Noguera. New York: Vantage Press.