Bước tới nội dung

Fusarium solani

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fusarium solani
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Fungi
Ngành (phylum)Ascomycota
Lớp (class)Ascomycetes
Bộ (ordo)Hypocreales
Họ (familia)Nectriaceae
Chi (genus)Fusarium
Loài (species)solani
Danh pháp đồng nghĩa
  • Fusisporium solani Mart. (1842)
  • Fusarium solani (Mart.) Appel & Wollenw. (1910)
  • Neocosmospora solani (Martius) L. Lombard & Crous (2015)
  • Fusarium martii Appel & Wollenw. (1910)
  • Nectria cancri Rutgers (1913)
  • Fusarium striatum Sherb. (1915)
  • Fusarium solani var. minus Wollenw. (1916)
  • Cephalosporium keratoplasticum T. Morik. (1939)
  • Fusarium solani f. keratitis Y.N. Ming & T.F. Yu (1966)
  • Cylindrocarpon vaginae C. Booth, Y.M. Clayton & Usherw. (1985)

Fusarium solani là tên của một loài nấm sợi thuộc một phức hợp gồm ít nhất 26 loài có mối liên hệ với nhau thuộc ngành Ascomycota, họ Nectriaceae[1]. Chúng là loài sinh sản vô tính và thường được biết dến là loài sinh sống đất và là loài thực vật mở đường đầu tiên[2]. Fusarium solani gây bệnh cho cả cây trồng và cả con người, đáng chú ý nhất là màng mắt sẽ bị viêm khi tiếp xúc với chúng.[1]

Phát triển và đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tương tự như nhiều loài cùng chi, thế hệ tiếp theo mà Fusarium solani sinh sản ra thì có màu trắng và giống như sợi bông. Tuy nhiên, thay vì phát triển thành màu hồng hoặc màu tím như hầu hết các loài thuộc chi này[3], chúng lại phát triển có màu xanh lam hoặc màu nâu hơi xanh[1][3][4]. Bên dưới có màu hơi nhạt, màu trà có sắc của màu nâu sữa hoặc nâu đỏ[1]. Khi tụ thành một đám, chúng có ít mào lông, nhớt, xốp và rời rạc[1]. Khi nuôi cấy bằng dung dịch nước đường-khoai tây thì chúng phát triển rất nhanh chóng khi đạt đường kính là 64 – 70 mm chỉ trong 7 ngày[1]. Nhưng nó phát triển không nhanh bằng một loài cùng chi với nó là Fusarium oxysporum.[4]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung thì Fusarium solani có mối liên kết với rễ của cây và có thể tìm thấy ở độ sâu 80 cm[5]. Chúng sinh sống ở những khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới hoặc những nói có khí hậu ôn hòa và không sinh sống ở những vùng núi cao[5]. Đối với chúng thì độ pH của đất không ảnh hưởng đến chúng cho lắm nhưng sự hun khói đất lại khiến chúng xuất hiện nhiều[5]. Nó nhạy cảm đối với những loại thuốc diệt nấm trong đất[5] và được tìm thấy ở trong ao, sông, hệ thống cống rãnh và ống dẫn nước[1]. Ngoài ra, trên cơ thể của các loài thuộc chi Glischrochilus cũng có thể có những cá thể còn non và trưởng thành.[5]

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g Summerbell, Richard (2003). “Ascomycetes: Aspergillus, Fusarium, Sporothrix, Piedraia, and Their Relatives”. Trong Howard, Dexter H. (biên tập). Pathogenic Fungi in Humans and Animals (Print) (ấn bản thứ 2). New York: Marcel Dekker. tr. 400–425. ISBN 0824706838.
  2. ^ Summerell, Brett A.; Laurence, Matthew H.; Liew, Edward C. Y.; Leslie, John F. (ngày 14 tháng 9 năm 2010). “Biogeography and phylogeography of Fusarium: a review”. Fungal Diversity. 44 (1): 3–13. doi:10.1007/s13225-010-0060-2.
  3. ^ a b Larone, Davise H. (2011). “Thermally Monomorphic Moulds”. Medically Important Fungi: A Guide to Identification (Print) |format= cần |url= (trợ giúp). Washington: ASM Press. tr. 305. ISBN 9781555816605.
  4. ^ a b Sigler, Lynne (1997). “Lesser Known Fungi of Clinical Importance”. Trong Jacobs, Paul H.; Nall, Lexie (biên tập). Fungal Disease: Biology, Immunology, and Diagnosis (Print). New York: Marcel Dekker. tr. 90. ISBN 0824794028.
  5. ^ a b c d e Domsch, K.H.; Gams, W.; Anderson, Traute-Heidi (1980). “Fusarium”. Compendium of Soil Fungi. London: Academic Press. tr. 333–337. ISBN 0122204018.