Franz Josef Strauß
Franz Josef Strauss | |
---|---|
Strauss vào năm 1982 | |
Thủ hiến của bang Bayern | |
Nhiệm kỳ 6 tháng 11 năm 1978 – 3 tháng 10 năm 1988 9 năm, 332 ngày | |
Tiền nhiệm | Alfons Goppel |
Kế nhiệm | Max Streibl |
Bộ trưởng Tài chính Đức | |
Nhiệm kỳ 2 tháng 12 năm 1966 – 22 tháng 10 năm 1969 2 năm, 324 ngày | |
Tiền nhiệm | Kurt Schmücker |
Kế nhiệm | Alex Möller |
Bộ trưởng quốc phòng Đức | |
Nhiệm kỳ 16 tháng 10 năm 1956 – 16 tháng 12 năm 1962 6 năm, 61 ngày | |
Tiền nhiệm | Theodor Blank |
Kế nhiệm | Kai-Uwe von Hassel |
Bộ trưởng về vấn đề Nguyên tử | |
Nhiệm kỳ 21 tháng 10 năm 1955 – 16 tháng 10 năm 1956 361 ngày | |
Kế nhiệm | Siegfried Balke |
Bộ trưởng các vấn đề đặc biệt | |
Nhiệm kỳ 1953 – 1955 | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | München | 6 tháng 9 năm 1915
Mất | 3 tháng 10 năm 1988 Regensburg | (73 tuổi)
Quốc tịch | Đức |
Đảng chính trị | CSU |
Phối ngẫu | Marianne Zwicknagl |
Con cái | Max Josef Franz Georg Monika |
Chữ ký |
Franz Josef Strauss (tiếng Đức: Franz Josef Strauß, IPA: [ˈfʁants ˈjoːzɛf ˈʃtʁaʊs]; 6 tháng 9 năm 1915 – 3 tháng 10 năm 1988) là một chính khách Đức. Ông là chủ tịch đảng CSU từ năm 1961 cho tới khi chết, bộ trưởng liên bang trong nhiều vị trí khác nhau và là thủ hiến của bang Bayern tới khi qua đời.
Tiểu sử và học vấn 1915–1939
[sửa | sửa mã nguồn]Franz Josef Strauß là người con thứ hai của nhà hàng thịt Franz Josef Strauß (1875–1949) và bà Walburga[1] (1877–1962). Gia đình ông sống ở München từ năm 1904 tại đường Schellingstraße 49 vùng Maxvorstadt theo đạo công giáo và rất sùng đạo, bảo hoàng và có khuynh hướng chống lại nước Phổ, ủng hộ việc tách rời Bayern ra khỏi đế chế Đức.[2] Sau khi lấy bằng tú tài vào tháng 3 năm 1935 tại Maximiliansgymnasium ở München với số điểm cao nhất Bayern từ năm 1910, Strauß được học bổng của Stiftung Maximilianeum học làm giáo viên ngành cổ ngữ Âu châu và Lịch sử tại Ludwig-Maximilians-Universität München.
Thế chiến thứ Hai
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thế chiến thứ Hai, từ tháng 8 năm 1939 ông phải đi lính. Tuy nhiên ông vẫn được tiếp tục thực tập khóa 1940/41 ở trường học và trở thành giáo viên. Đầu năm 1943, trong mặt trận miền Đông ông bị tê cóng chân lúc trở về, và được cho về München dạy học, đồng thời là sĩ quan chính trị. Chức vụ cao nhất của ông cho đến khi chiến tranh chấm dứt là thượng úy.
Sự nghiệp chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Ngay sau thời chiến
[sửa | sửa mã nguồn]Khi chiến tranh chấm dứt Strauß bị bắt, nhưng được xếp vào loại không hoạt động chính trị cho Đức Quốc xã. Sau đó ông làm việc như là thông dịch viên cho quân đội Hoa Kỳ, rồi được phong chức phó huyện trưởng huyện Schongau, bây giờ là một phần của huyện Weilheim-Schongau.[3]
1946 ông cùng thành lập nhóm CSU huyện Schongau và được bầu làm huyện trưởng Schongau. Từ 1948 Strauß là thành viên của hội đồng kinh tế ở thành phố Frankfurt am Main, 1949 ông được Hans Ehard phong làm tổng bí thư đảng CSU.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Karl Carstens, Alfons Goppel, Henry Kissinger, Golo Mann (Hrsg.): Franz Josef Strauss: Erkenntnisse, Standpunkte, Ausblicke. Bruckmann, München 1985, ISBN 978-3765420009 (Festschrift zum 70. Geburtstag von Strauß).
- Wolfram Bickerich: Franz Josef Strauß. Econ & List Taschenbuch 26507, Düsseldorf / München 1998, ISBN 3-612-26507-5.
- Werner Biermann: Strauß. Aufstieg und Fall einer Familie. rororo Taschenbuch, Reinbek bei Hamburg 2008, ISBN 978-3-499-62302-8.
- Bernt Engelmann: Das neue Schwarzbuch Franz Josef Strauß. Kiepenheuer & Witsch, Köln 1982, ISBN 3-462-01390-4.
- Stefan Finger: Franz Josef Strauß – Ein politisches Leben. Olzog, München 2005, ISBN 3-7892-8161-1.
- Wolfgang Roth: Schwarzbuch Strauß, Kiepenheuer und Witsch, Köln 1972, ISBN 3-462-00905-2.
- Wilfried Scharnagl: Mein Strauß. Staatsmann und Freund. Ars Una, Neuried 2008, ISBN 978-3-89391-860-7.
- Wilhelm Schlötterer: Macht und Missbrauch. Franz Josef Strauß und seine Nachfolger. Aufzeichnungen eines Ministerialbeamten. Fackelträger, Köln 2009, ISBN 978-3-7716-4434-5;(Folgeausgabe: Macht und Missbrauch. Von Strauß bis Seehofer, ein Insider packt aus. Aktualisierte Taschenbucherstausgabe, Heyne, München 2010, ISBN 978-3-453-60168-0).
- Walter Schöll: Franz Josef Strauss. Der Mensch und der Staatsmann. Ein Porträt. Schulz, Kempfenhausen am Starnberger See 1984, ISBN 3-7962-0199-7.
- Thomas Schuler: Strauß. Die Biografie einer Familie. Scherz, Frankfurt am Main 2006, ISBN 3-502-15026-5.
- Franz Georg Strauß: Mein Vater. Erinnerungen. Herbig, München 2008, ISBN 978-3-7766-2573-8.
- Michael Stephan: Franz Josef Strauß. In: Katharina Weigand (Hrsg.): Große Gestalten der bayerischen Geschichte. Utz, München 2011, ISBN 978-3-8316-0949-9.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website zum Leben und Wirken von Franz Josef Strauß (Hanns-Seidel-Stiftung)
- Tác phẩm bởi và về Franz Josef Strauß trong thư mục catalogue của Thư viện quốc gia Đức
- Biografie des Deutschen Historischen Museums
- Die Sonthofener Rede vom 18. November 1974 Lưu trữ 2008-11-05 tại Wayback Machine
- Biografie von Franz Josef Strauß in cosmopolis.ch
- Bayrisches Landesportal zu Franz Josef Strauß Lưu trữ 2014-08-16 tại Wayback Machine
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Schuler, Strauß. Die Biografie einer Familie. Frankfurt am Main 2006, Seite 19
- ^ Werner Biermann, Strauß. Aufstieg und Fall einer Familie. Rowohlt, Berlin 2006.
- ^ “"Strauss, Franz Josef - Federal Republic of Germany - Minister of Defense"”. Central Intelligence Agency. Juli 1961. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|ngày truy cập=
và|ngày tháng=
(trợ giúp)