Bước tới nội dung

Fediverse

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biểu trưng đề xuất của Fediverse

Fediverse (từ ghép của "federation" và "universe") là tên gọi những máy chủ độc lập liên kết với nhau trong mạng xã hội liên hợp (bao gồm mạng xã hội, tiểu blog, blog, website và lưu trữ file).

Người dùng có thể tạo một danh tính ở bất kỳ máy chủ nào. Những danh tính ở máy chủ này có thể giao tiếp với danh tính ở những máy chủ khác bởi vì phần mềm máy chủ hỗ trợ giao thức truyền thông áp dụng tiêu chuẩn mở.[1] Với một danh tính trong fediverse, người dùng có thể đăng tải văn bản và đa phương tiện, hoặc theo dõi bài đăng từ những người dùng khác trong fediverse.[2] Thậm chí, người dùng còn khả năng chia sẻ tập tin (video, audio, văn bản, những định dạng khác) rồi cho phép người dùng khác chỉnh sửa (như là lịch và danh bạ).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2008, Evan Prodromou cho ra mắt mạng xã hội identi.ca. Anh phát hành phần mềm GNU social dưới giấy phép tự do AGPL (GNU Affero General Public License). Phần mềm này sử dụng giao thức OStatus. Bên cạnh máy chủ chính identi.ca còn có một số máy chủ khác vận hành với mục đích sử dụng cá nhân. Vào khoảng 2011–2012, identi.ca chuyển đổi sang một phần mềm khác là pump.io. Nhiều máy chủ GNU social khác đã được tạo ra. Cũng trong khoảng thời gian này, một số dự án khác như Friendica, Hubzilla,[3] MastodonPleroma[4]) cũng sử dụng giao thức OStatus, tiếp tục mở rộng fediverse.

Tháng 1 năm 2018, W3C giới thiệu giao thức ActivityPub nhằm cải thiện khả năng tương tác giữa các nền tảng với nhau. Tính tới tháng 3 năm 2021, đã có 40 nền tảng hỗ trợ giao thức này (xem bảng dưới) và nó là giao thức được sử dụng nhiều nhất trong fediverse.

Những giao thức truyền thông sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Một vài nền tảng liên hợp và phương thức kết nối với nhau

Những giao thức truyền thông với tiêu chuẩn mở được sử dụng trong fediverse:

Những nền tảng phần mềm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết phần mềm đều là phần mềm tự do nguồn mở. Một vài trong số đó khá giống phong cách tiểu blog của Twitter (ví dụ như Mastodon, Misskey[7], GNU social và Pleroma[4], trong khi một số khác hướng tới nhu cầu liên lạc và phục vụ công việc (trường hợp FriendicaHubzilla).

Dưới đây là danh sách những nền tảng phần mềm được sử dụng nhiều trong fediverse (chưa đầy đủ):

Tên nền tảng Loại ActivityPub Diaspora
Network
OStatus Zot
Zot/6
Aardwolf Mạng xã hội Không Không Không
Anfora Chia sẻ ảnh Chờ[8] Không Không Không
Diaspora Mạng xã hội, Tiểu blog Không[9][10] Không Không
Distbin Pastebin Không Không Không
Friendica Mạng xã hội, Tiểu blog Không
Funkwhale[11] Chia sẻ âm thanh Không Không Không
GNU MediaGoblin Lưu trữ tập tin, hình ảnh, âm thanh, video Chờ[12] Không Không Không
GNU social Tiểu blog Chờ[13][14] Không Không
Honk Mạng xã hội Không Không Không
Hubzilla CMS, Mạng xã hội, Tiểu blog, Wiki, Blog, Thư viện ảnh, Lưu trữ file [3]
Kibou Mạng xã hội, Tiểu blog Không Không Không
Lemmy Chia sẻ tin tức, Mạng xã hội Không Không Không
Littr.me Chia sẻ tin tức, Mạng xã hội Chờ Không Không Không
Lotide[15] Chia sẻ tin tức, Mạng xã hội Không Không Không
Mastodon Tiểu blog [16] Không Ngừng[17] Không
Microblog.pub Tiểu blog Không Không Không
Misskey[7] Mạng xã hội, Tiểu blog Không Không Không
Nextcloud Social Lưu trữ đám mây [18] Không Không Không
OStatus[19] Mạng xã hội, Tiểu blog Không Không
OLKi[20] Lưu trữ file / dữ liệu Không Không Không
PeerPx Lưu trữ ảnh Không Không Không
PeerTube Chia sẻ video Không Không Không
Pixelfed[21] Lưu trữ ảnh [22] Không Không Không
Pleroma Tiểu blog Không Ngừng[23] Không
Plume[24] Blog Không Không Không
Prismo Chia sẻ link Không Không Không
Pubcast Podcast Không Không Không
Pump.io Tiểu blog Chờ[25] Không Ngừng[26] Không
Read.as Trình đọc tin trực tuyến [27] Không Không Không
Socialhome Website, Mạng xã hội, Tiểu blog Không Chờ[28]
Write.as / WriteFreely Blog Không Không Không
Zap Mạng xã hội, Thư viện ảnh, Lưu trữ file Không Không Zot/6

Số lượng người dùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê thời gian thực về fediverse có thể xem ở trang the-federation.info. Số liệu thống kê trên trang web này là về mức độ sử dụng, chưa đầy đủ vì chỉ có thể tổng hợp dữ liệu từ các máy chủ sử dụng NodeInfo. Một số trường hợp máy chủ có thể vô hiệu hóa NodeInfo hoặc sử dụng phần mềm khác. Không có gì đảm bảo rằng tất cả các máy chủ fediverse đều được trang web này lập chỉ mục.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Fed FAQ”. Mastodon User Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ “What on Earth is the fediverse and why does it matter?”. New Atlas.
  3. ^ a b “gnusoc • master / addons”. Hubzilla. Framagit. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
  4. ^ a b “Pleroma”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ Macgirvin, Michael ‘Mike’. “Zot/6”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ “Zot Protocol”. Hubzilla. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ a b “Misskey”. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ “Implement mastodon API endpoints #23”. Anfora. Git hub. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  9. ^ diaspora*. “Support ActivityPub #7422”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  10. ^ diaspora*. “Let's talk about ActivityPub”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  11. ^ funkwhale. “Funkwhale”. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019.
  12. ^ GNU MediaGoblin. “Move federation code to ActivityPub spec #5503”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  13. ^ GNU social. “Support ActivityPub #256”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  14. ^ GNU social. “Plugin”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  15. ^ “lotide”. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ Mastodon. “ActivityPub support #1557”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  17. ^ Mastodon. “Release v3.0.0”. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2019.
  18. ^ Nextcloud. “Nextcloud introduces social features, joins the fediverse”. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  19. ^ ostatus. “OStatus”. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.[liên kết hỏng]
  20. ^ “olki”. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  21. ^ Pixelfed. “Pixelfed”. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019.
  22. ^ Pixelfed. “Pixelfed federates now”. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2018.
  23. ^ Pleroma. “ostatus removal”. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019.
  24. ^ joinplu.me. “Plume”. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019.
  25. ^ pump.io. “ActivityPub support #1241”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  26. ^ pump.io. “OStatus #8”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  27. ^ Read.as. “Long-form ActivityPub-enabled reader”. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2018.
  28. ^ Robinson, Jason (ngày 19 tháng 5 năm 2018). “Implementing Zot”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2021.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]