Bước tới nội dung

Fatma Zohra Ksentini

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fatma Zohra Ouhachi-Vesely
Báo cáo viên đặc biệt đầu tiên của Liên Hợp Quốc về Chất thải Độc hại
Nhiệm kỳ
1995–2004
Tiền nhiệm-
Kế nhiệmOkechukwu Ibeanu
Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ
1989–1994
Thông tin cá nhân
Sinh
Fatma Zohra Ksentini
Quốc tịchAlgérie

Fatma Zohra Ouhachi-Vesely (tên khai sinh Ksentini) là người Algérie. Bà là nữ báo cáo viên đặc biệt đầu tiên của Liên Hợp Quốc về Chất thải Độc hại từ năm 1995 đến 2004. Trước khi giữ vị trí này, bà là báo cáo viên đặc biệt trong Tiểu ban Phòng chống Phân biệt đối xử và Bảo vệ Dân tộc Thiểu số từ năm 1989 đến 1994.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1989, Ksentini là báo cáo viên đặc biệt trong Tiểu ban Phòng chống Phân biệt đối xử và Bảo vệ Dân tộc Thiểu số và là báo cáo viên đặc biệt về Nhân quyền và Môi trường.[1] Năm 1990, bà làm trong Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc.[2] Sau khi hoàn thành nghiên cứu của mình, vào năm 1994, bà đã đệ trình nghiên cứu của mình và đưa ra Dự thảo Tuyên bố Nguyên tắc về Nhân quyền và Môi trường.[3]

Năm 1995, Ksentini trở thành báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về chất thải độc hại.[4] Trong thời gian bắt đầu nhiệm kỳ của mình, bà thu thập thông tin về ảnh hưởng sức khỏe của việc xử lý chất thải độc hại.[5] Sau khi nộp báo cáo của mình vào năm 1997, Ksentini chỉ trích Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc vì đã không cung cấp tài chính cho cho bà để tiến hành nghiên cứu trên mặt đất.[6] Sau khi được tái đắc cử năm 1998, Ksentini bắt đầu phát triển các đề xuất về việc loại bỏ các chất thải độc hại ở các nước đang phát triển. Nhiệm kỳ cuối cùng của bà với tư cách báo cáo viên đặc biệt kết thúc vào năm 2004.[7]

Ngoài công việc báo cáo viên đặc biệt, năm 1991, Ksentini là chủ tịch Nhóm Công tác về các hình thức nô lệ.[8]

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ksentini kết hôn với ông Ouhachi-Vesely.[9]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kvočekova, Barbora (ngày 11 tháng 7 năm 2000). “Fighting dirty business: litigating environmental racism”. Roma Rights Journal. 2. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017.Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  2. ^ Clay, Jason (1994). Who Pays the Price?: The Sociocultural Context Of Environmental Crisis. Washington D.C.: Island Press. tr. xi–xii. ISBN 1559633026. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Kvočekova 2000.
  4. ^ “Former Special Rapporteurs”. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2017.[liên kết hỏng]
  5. ^ Olowu, Dejo (ngày 1 tháng 12 năm 2006). “The United Nations Special Rapporteur on the Adverse Effects of the Illicit Movement and Dumping of Toxic and Dangerous Wastes on the Enjoyment of Human Rights: A Critical Evaluation of the First Ten Years”. Environmental Law Review. 8 (3): 208. doi:10.1350/enlr.2006.8.3.199.
  6. ^ Gwam, Cyril Uchenna (2010). Toxic Waste and Human Rights. Bloomington, Indiana: AuthorHouse. tr. 141–42. ISBN 1452026882. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ Gwam 2010, tr. 144-45.
  8. ^ United Nations Department of Public Information biên tập (1992). Yearbook of the United Nations 1991. 45. Martinus Nijhoff Publishers. tr. 1056. ISBN 0792319702. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ Gwam 2010, tr. 145.