Ernest Babut
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2018) |
Ernest Babut hay Alfred-Ernest Babut (1878-1962) là một người Pháp sống tại Đông Pháp, được biết đến trong các hoạt động đấu tranh đòi dân quyền cho người Việt cùng với những nhà cách mạng Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20.
Hoạt động văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1905 ông đứng tên làm chủ nhiệm tờ Đại Việt Tân báo (tên tiếng Pháp là L'Annam); báo này là tờ báo tư nhân đầu tiên ở Hà Nội in ra bằng chữ Quốc ngữ kèm thêm một phần chữ Nho.[1] Trụ sở báo đặt ở số 90 phố Hàng Mã với Đào Nguyên Phổ làm chủ bút.[2] Tờ báo này đã đăng những bài xã luận đầu tiên của Phan Châu Trinh. Sau khi Babut biết đến đường lối tranh đấu ôn hòa của họ Phan ông liền mời Phan Châu Trinh về cộng tác.
Đại Việt Tân báo hoạt động được ba năm, từ Tháng 5, 1905 đến Tháng 5, 1908 thì ngừng.[3]
Ông còn chủ trương tạp chí song ngữ Pháp-Việt tạp chí-Revue Franco-Annamite.[4]
Lập trường chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Là đảng viên đảng Xã Hội Pháp (SFIO) với lập trường thiên tả, Babut có thiện cảm công khai với các nhà ái quốc người Việt[5] và đã dùng Đại Việt Tân báo là cơ quan ngôn luận không chính thức của Đông Kinh Nghĩa thục.[6]
Babut cũng là hội viên của Hội Nhân quyền (Ligue des Droits de l'Homme et du Citoyen).[7] Với ông trợ lực Hội đã thành công vận động chính quyền Bảo hộ của Toàn quyền Anthony Klobukowski thả Phan Châu Trinh từ nhà giam Côn Đảo vào Tháng Năm 1910.[8]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Hiện tượng Trương Vĩnh Ký”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Đình nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
- ^ "Đại-Nam đồng-văn nhật-báo, tờ báo chữ Hán đầu tiên tại Bắc Kỳ"
- ^ Vũ Trọng Phụng: "Đếm xỉa"... vì những người cần lao (Kỳ cuối)
- ^ Phạm Quỳnh, nhà chính trị[liên kết hỏng]
- ^ Nguyen Van Vinh anh the Complexity of Colonial Modernity in Vietnam, Christopher E. Goscha
- ^ Histoire et débats Une histoire croisée: l’immigration politique indochinoise en France, 1911-1945[liên kết hỏng], Brocheux Pierre
- ^ “Báo Tiếng dân (1927-43)”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.