Bước tới nội dung

Nhót tây

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Eriobotrya japonica)
Eriobotrya japonica
Trái nhót tây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Phân họ (subfamilia)Maloideae[1]
hay Spiraeoideae[2]
Liên tông (supertribus)Pyrodae[2]
Tông (tribus)Pyreae[2]
Phân tông (subtribus)Pyrinae[2]
Chi (genus)Eriobotrya
Loài (species)E. japonica
Danh pháp hai phần
Eriobotrya japonica
(Thunb.) Lindl., 1821
Danh pháp đồng nghĩa[3]
  • Crataegus bibas Lour., 1790
  • Mespilus japonica Thunb., 1784
  • Photinia japonica (Thunb.) Benth. & Hook. f. ex Asch. & Schweinf., 1887

Nhót tây, tỳ bà, sơn tra Nhật Bản hay lô quất (danh pháp hai phần: Eriobotrya japonica) là một loài cây mộc, cho trái ăn được thuộc họ Rosaceae. Bản địa của cây nhót tây là miền Hoa Nam nhưng đã được trồng hơn 1.000 năm ở Nhật Bản nên tên khoa học nhắc đến nguồn gốc japonica.

Thân cây nhót tây ngắn, lại nhiều cành nên có dạng lùm cây to, cao đến 10 m nhưng thông thường chỉ khoảng 3–4 m.

Lá mọc so le, màu lục thẫm, cứng và dày. Viền lá có răng cưa. Mặt lá có lông, sờ thấy ráp. Lá non rậm lông tơ.

Cành nhót tây

Hoa nhót tây màu trắng, đường kính khoảng 2 cm; mỗi hoa có năm cánh, mọc thành chùm từ 3 đến 10 hoa. Hoa có mùi thơm ngọt ngào, từ xa có thể ngửi thấy.

Tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây nhót tây có đặc điểm là ra hoa vào mùa thu sang đầu mùa đông khi các cây cỏ khác bắt đầu tàn; trái bắt đầu chín vào cuối đông sang mùa xuân.

Trái nhót tây mọc thành chùm. Mỗi trái dạng tròn hay hình trứng khoảng 3–5 cm. Vỏ trái màu vàng, cam hoặc có khi phớt hồng. Thịt màu trắng, vàng hay cam, mọng nước, vị ngọt hoặc hơi chua tùy theo giống. Mỗi trái có 5 múi, khi chín có thể có 5 hột.

Dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhót tây, tươi
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng197 kJ (47 kcal)
12.14 g
Chất xơ1.7 g
0.2 g
0.43 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
8%
76 μg
Thiamine (B1)
2%
0.019 mg
Riboflavin (B2)
2%
0.024 mg
Niacin (B3)
1%
0.18 mg
Vitamin B6
6%
0.1 mg
Folate (B9)
4%
14 μg
Vitamin C
1%
1 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
16 mg
Sắt
2%
0.28 mg
Magiê
3%
13 mg
Mangan
6%
0.148 mg
Phốt pho
2%
27 mg
Kali
9%
266 mg
Natri
0%
1 mg
Kẽm
0%
0.05 mg

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[4] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[5]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ G. K. Schulze-Menz 1964. Reihe Rosales trong A. Engler's Syllabus der Pflanzenfamilien mit besonderer Berücksichtigung der Nutzpflanzen nebst einer Übersicht über die Florenreiche und Florengebiete der Erde, Gebrüder Borntraeger, Berlin
  2. ^ a b c d Potter D.; Eriksson T.; Evans R. C.; Oh S. H.; Smedmark J. E. E.; Morgan D. R.; Kerr M.; Robertson K. R.; Arsenault M. P.; Dickinson T. A.; Campbell C.S. (2007). Phylogeny and classification of Rosaceae. Plant Systematics and Evolution. 266(1–2):5–43, doi:10.1007/s00606-007-0539-9
  3. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)