Bước tới nội dung

Epinephrine (dược phẩm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Epinephrine (dược phẩm)
Skeletal formula of epinephrine (adrenaline)
Ball-and-stick model of epinephrine (adrenaline) molecule
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiEpiPen, Adrenaclick, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa603002
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Nguy cơ gây nghiệnNone
Dược đồ sử dụngIV, IM, endotracheal, IC, qua đường mũi, thuốc nhỏ mắt
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Chuyển hóa dược phẩmadrenergic synapse (MAO and COMT)
Bắt đầu tác dụngRapid[1]
Chu kỳ bán rã sinh học2 phút
Thời gian hoạt động[2]
Bài tiếtNước tiểu
Các định danh
Tên IUPAC
  • (R)-4-(1-Hydroxy-2-(methylamino)ethyl)benzene-1,2-diol
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
Phối tử ngân hàng dữ liệu protein
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC9H13NO3
Khối lượng phân tử183.204 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Tỉ trọng1.283±0.06 g/cm3 @ 20 °C, 760 Torr
SMILES
  • Oc1ccc(cc1O)[C@@H](O)CNC
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C9H13NO3/c1-10-5-9(13)6-2-3-7(11)8(12)4-6/h2-4,9-13H,5H2,1H3/t9-/m0/s1 ☑Y
  • Key:UCTWMZQNUQWSLP-VIFPVBQESA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Epinephrine, còn được gọi là adrenalin hoặc adrenaline, là tên một loại thuốc và hormone.[3][4] Với vai trò một loại thuốc, chúng có thể sử dụng trong một số trường hợp, bao gồm phản vệ, ngừng tim, và chảy máu bên ngoài.[1] Thuốc tiêm epinephrine có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của viêm thanh khí phế quản. [5] Chúng cũng có thể được sử dụng cho bệnh hen suyễn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.[1] Chúng có thể được tiêm tĩnh mạch, tiêm vào cơ bắp, dùng qua đường mũi (hít), hoặc bằng cách tiêm ngay dưới da.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm run rẩy, lo âu và đổ mồ hôi.[1] Nhịp tim nhanh và huyết áp cao có thể xảy ra.[1] Thỉnh thoảng, sử dụng thuốc có thể dẫn đến nhịp tim bất thường.[1] Vì mức độ an toàn của việc sử dụng thuốc trong khi mang thai và khi cho con bú là không rõ ràng, người mẹ phải cân nhắc khi sử dụng thuốc.[1]

Epinephrine thường được sản xuất bởi cả tuyến thượng thận và một số tế bào thần kinh.[3] Chất này đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng chiến-hay-chạy bằng cách tăng lưu lượng máu đến cơ bắp, đầu ra của tim, sự giãn nở đồng tử và lượng đường trong máu...[6][7] Epinephrine thực hiện điều này bằng các tác dụng của nó đối với các thụ thể alpha và beta.[7] Chất này được tìm thấy ở nhiều loài động vật và một số sinh vật đơn bào.[8][9]

Jokichi Takamine lần đầu tiên phân lập được epinephrine vào năm 1901.[10] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[11] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là từ 0,10 đô la Mỹ đến 0,95 đô la Mỹ một lọ.[12] Tại Hoa Kỳ, chi phí của dạng tiêm phổ biến nhất cho phản vệ là khoảng US $ 600 cho hai đợt trong năm 2016, phiên bản thuốc gốc thì chỉ có giá khoảng US $ 140 cho hai.[13]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i “Epinephrine”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ Nancy Caroline's emergency care in the streets (ấn bản thứ 7). [S.l.]: Jones And Bartlett Learning. 2012. tr. 557. ISBN 9781449645861. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b Lieberman M, Marks A, Peet A (2013). Marks' Basic Medical Biochemistry: A Clinical Approach (ấn bản thứ 4). Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. tr. 175. ISBN 9781608315727. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ “(-)-adrenaline”. Guide to Pharmacology. IUPS/BPS. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ Everard ML (tháng 2 năm 2009). “Acute bronchiolitis and croup”. Pediatric Clinics of North America. 56 (1): 119–33, x–xi. doi:10.1016/j.pcl.2008.10.007. PMID 19135584.
  6. ^ Bell DR (2009). Medical physiology: principles for clinical medicine (ấn bản thứ 3). Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins. tr. 312. ISBN 9780781768528. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ a b Khurana (2008). Essentials of Medical Physiology. Elsevier India. tr. 460. ISBN 9788131215661. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ Buckley E (2013). Venomous Animals and Their Venoms: Venomous Vertebrates. Elsevier. tr. 478. ISBN 9781483262888. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ Animal Physiology: Adaptation and Environment (ấn bản thứ 5). Cambridge University Press. 1997. tr. 510. ISBN 9781107268500. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ Wermuth CG (2008). The practice of medicinal chemistry (ấn bản thứ 3). Amsterdam: Elsevier/Academic Press. tr. 13. ISBN 9780080568775. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  12. ^ “Epinephrine”. International Drug Price Indicator Guide. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  13. ^ Ginger Skinner (ngày 11 tháng 8 năm 2016). “Can You Get A Cheaper EpiPen?”. Consumer Reports. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2016.