Bước tới nội dung

Edmontonia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Edmontonia
Thời điểm hóa thạch: Hậu Creta
Bộ xương Edmontonia, Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, New York
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Sauropsida
Nhánh Dinosauria
Bộ (ordo)Ornithischia
Phân bộ (subordo)Thyreophora
Phân thứ bộ (infraordo)Ankylosauria
Họ (familia)Nodosauridae
Chi (genus)Edmontonia
Sternberg, 1928

Edmontonia là một chi giáp long, thuộc họ Nodosauridae từ Hậu Phấn trắng. Tên khoa học của chi này được đặt theo thành hệ Edmonton (nay là thành hệ Hẻm núi Móng ngựa), khu vực đá mà hóa thạch loài này được phát hiện. Hoá thạch Edmontonia được tìm thấy ở Alberta, Canada.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình mô tả nghệ thuật của Edmontonia

Edmontonia to lớn đồ sộ hình tăng dài khoảng 6,6 m (22 ft)[1] long và cao 2 m (6 ft)[cần dẫn nguồn]. Nó có các tấm xương nhỏ, nhấp nhô trên lưng và đầu cùng nhiều gai sắc nhọn dọc theo lưng và đuôi. Bốn gai lớn nhất nhô ra từ vai tại hai bên, hai trong số này bị tách ra thành các gai nhỏ ở một số loài[1]. Hộp sọ của nó có hình dạng giống như quả lê khi nhìn từ phía trên[1].

Phát hiện và loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Edmontonia armour
So sánh kích thước của Edmontonia với người.

Loài điển hình của chi EdmontoniaE. longiceps được George Paterson phát hiện năm 1924. Nó được C. M. Sternberg đặt tên năm 1928. E. rugosidens, được Gilmore chính thức đặt tên năm 1930, được thông báo từ thành hệ Aguja tại Texas. Các loài của chi Edmontonia bao gồm:

  • E. longiceps (điển hình);
  • E. rugosidens, đôi khi được đặt trong chi riêng của chính nó là Chassternbergia, lần đầu tiên được Robert T. Bakker coi là phân chi năm 1988 (Edmontonia (Chassternbergia) rugosidens) và dựa trên các khác biệt tong tỷ lệ hộp sọ từ E. longiceps[2][3]. Phân chi/Chi này không được chấp nhận rộng rãi[4][5][Từ nguyên học của Chassternbergia: Để ghi công Charles Mortram Sternberg (1885-1981), một nhà cổ sinh vật học Canada, vào năm 1928 đã đặt tên và mô tả Edmontonia longiceps, một loài giáp long họ Nodosauridae mà sau này Robert Bakker có thể đã sử dụng như là cơ sở cho việc đề xuất họ giáp long mới Edmontoniidae, trong đó bao gồm phân chi mới, Chassternbergia cũng như loài/chi mới Denversaurus schlessmani. Sternberg, được ghi công vì công trình sớm hơn của ông về Edmontonia longiceps[6].]
  • E. australis[3], chỉ được biết đến từ các xương mai phần cổ và được coi là tên gọi mơ hồ[4] hay từ đồng nghĩa của Glyptodontopelta mimus[7].

Thông thường được gộp trong chi này là Denversaurus schlessmani ("thằn lằn Denver của Schlessman"). Đơn vị phân loại này được Bakker đề ra năm 1988 cho một hộp sọ từ thành hệ Lance thuộc Hậu Maastricht Thượng Phấn trắng tại Nam Dakota[2], nhưng các tác giả sau này coi nó thuộc về Edmontonia rugosidens[5]. Mẫu vật điển hình của Denversaurus nằm trong bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Denver (nay là Viện Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Denver) tại Denver, Colorado (vì thế mà tên khoa học của chi có chứa Denver + saurus).

Cổ sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]
Mô hình Edmontonia, Viện Bảo tàng Cổ sinh vật học Tyrrell Hoàng gia.
Hình minh họa hai con Edmontonia vẽ năm 1921

Các gai lớn có lẽ được các con đực sử dụng trong đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ hay tranh giành con cái[1]. Các gai này có thể cũng hữu íchl để hăm dọa các con đực kình địch hay những động vật săn mồi khác, để bảo vệ hay phòng thủ[1]. Để tự bảo vệ mình trước những kẻ săn mồi, Edmontonia có thể thu gọn mình để giảm thiểu khả năng bị tấn công tới phần bụng không được phòng thủ của nó.

Các vòng cây trên gỗ hóa đá của các loài cùng thời với Edmontonia chỉ ra chứng cứ về thay đổi mạnh theo mùa của nhiệt độ và lượng giáng thủy[1]; điều này có thể ẩn chứa sự diễn giải cho việc tại sao nhiều mẫu vật lại được tìm thấy với các tấm giáp và gai ở cùng một vị trí mà chúng có trong khi còn sống[1]. Edmontonia có thể đã chết do khô hạn, bị khô đi và sau đó nhanh chóng bị che phủ trong trầm tích khi mùa mưa bắt đầu[1].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h "Edmontonia" Trong: Dodson Peter, Britt Brooks, Carpenter Kenneth, Forster Catherine A., Gillette David D., Norell Mark A., Olshevsky George, Parrish J. Michael, Weishampel David B. The Age of Dinosaurs. Publications International, LTD. trang 141. ISBN 0-7853-0443-6.
  2. ^ a b Bakker R.T. (1988). Review of the Late Cretaceous nodosauroid Dinosauria: Denversaurus schlessmani, a new armor-plated dinosaur from the Latest Cretaceous of South Dakota, the last survivor of the nodosaurians, with comments on Stegosaur-Nodosaur relationships. Hunteria 1(3):1-23.(1988).
  3. ^ a b Ford T.L. (2000). A review of ankylosaur osteoderms from New Mexico and a preliminary review of ankylosaur armor. Trong: Lucas S.G., Heckert A.B. (chủ biên). Dinosaurs of New Mexico. New Mexico Museum of Natural History and Science Bulletin 17:157-176.
  4. ^ a b Carpenter K (2001). “Phylogenetic analysis of the Ankylosauria”. Trong Carpenter Kenneth (chủ biên) (biên tập). The Armored Dinosaurs. Nhà in Đại học Indiana. tr. 455–484. ISBN 0-253-33964-2.
  5. ^ a b Vickaryous M.K., Maryańska T., Weishampel D.B. (2004). “Ankylosauria”. Trong Weishampel D. B., Dodson P., Osmólska H. (chủ biên) (biên tập). The Dinosauria (Ấn bản lần thứ hai). Nhà in Đại học California. tr. 363–392. ISBN 0-520-24209-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Chassternbergia từ nguyên học tại www.dinosaurnames.net Lưu trữ 2014-01-01 tại Wayback Machine
  7. ^ Burns, Michael E. (2008). “Taxonomic utility of ankylosaur (Dinosauria, Ornithischia) osteoderms: Glyptodontopelta mimus Ford, 2000: a test case”. Journal of Vertebrate Paleontology. 28 (4): 1102–1109.