Deidamia (thần thoại)
Deidamia | |
---|---|
Công chúa xứ Scyros | |
Deidamia | |
Nơi ngự trị | Skyros |
Thông tin cá nhân | |
Cha mẹ | Lycomedes |
Anh chị em | Sáu chị em |
Phối ngẫu | Achilles |
Hậu duệ | Neoptolemus (hay Pyrrhus) và Oneiros |
Thần thoại Hy Lạp |
---|
Các vị thần |
|
Các anh hùng |
|
Liên quan |
Trong thần thoại Hy Lạp, Deidamia (/ˌdeɪdəˈmaɪə/; tiếng Hy Lạp cổ: Δηϊδάμεια Deïdameia) là một công chúa xứ Scyros, con gái của vua Lycomedes.[1]
Thần thoại
[sửa | sửa mã nguồn]Deidamia là một trong bảy người con gái của vua Lycomedes, người đã bí mật kết hôn với Achilles.[2] Một vài dị bản của câu chuyện này cho rằng Achilles được giấu trong triều đình của Lycomedes như là một trong những người con gái của ông, một số thì nói là một người hầu gái dưới cái tên "Pyrrha".[3][4] Cả hai người sớm nảy sinh tình cảm với nhau đến mức trở nên thân mật.[5] Sau khi Odysseus tới cung điện của Lycomedes và vạch trần Achilles là một chàng trai trẻ, người anh hùng này quyết định tham gia cuộc chiến tranh thành Troia cùng với người bạn Patroclus, bỏ lại phía sau mình người vợ Deidamia.[6][7]
Nhiều năm sau, Deidamia cố gắng thuyết phục con trai mình là Neoptolemus đừng theo cha mình tham gia cuộc chiến tranh ấy, nhưng sau cái chết của Achilles, Neoptolemus tới tham gia cuộc chiến tranh thành Troia như là Aristos Achaion kế tiếp. Sau khi chiến tranh kết thúc, Deidamia được Neoptolemus gả cho người nô lệ của anh là Helenus, con trai của Priam, người được anh đưa tới Epirus.[8] Sau này, Neoptolemus bị Orestes giết khi người con trai này của Agamemnon tức điên lên.[9]
Trong một vài dị bản, Achilles và Deidamia còn có người con trai khác là Oneiros (Ὄνειρος). Anh cũng bị Orestes giết vì Orestes không nhận ra anh ở Phocis khi hai người đang tranh giành nhau chỗ dựng lều trại.[10]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Dictys Cretensis, 4.15
- ^ Statius, Achilleid 296
- ^ Hyginus, Fabulae 96
- ^ Bion xứ Smyrna, Thơ 2
- ^ Statius, Achilleid 640
- ^ Apollodorus, 3.13.8
- ^ Epic Cycle Fragments, The Cypria fr. 1 được chú thích trong Proclus, Chrestomathia 1
- ^ Apollodorus, Trích cứ số 6.13
- ^ Apollodorus, Trích cứ số 5.11
- ^ Ptolemy Hephaestion, Lịch sử mới 3 được chú thích trong Photius, Bibliotheca 190
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Bion của Phlossa, The Greek Bucolic Poets do Edmonds J M dịch. Thư viện cổ Loeb, Quyển 28. Cambridge, MA, Nhà xuất bản Đại học Harvard; London, William Heinemann Ltd. 1912. Phiên bản trực tuyến tại theoi.com
- Dictys Cretensis, từ chiến tranh thành Troy. The Chronicles of Dictys of Crete and Dares the Phrygian do Richard McIlwaine Frazer, Jr. (1931-) dịch. Nhà xuất bản Đại học Indiana. 1966. Phiên bản trực tuyến tại Topos Text Project.
- Euripides, Andromache với bản dịch tiếng Anh của David Kovacs. Cambridge. Nhà xuất bản Đại học Harvard. 1994. Phiên bản trực tuyến tại Thư viện số Perseus. Văn bản tiếng Hy Lạp có sẵn trong cùng trang web.
- Gaius Julius Hyginus, Fabulae from The Myths of Hyginus do Mary Grant dịch và chỉnh sửa. Ấn phẩm của Đại học Kansas về Nghiên cứu Nhân văn. Phiên bản trực tuyến tại Topos Text Project.
- Pseudo-Apollodorus, Thư viện với bản dịch tiếng Anh của Sir James George Frazer, F.B.A., F.R.S. trong 2 quyển, Cambridge, MA, Nhà xuất bản Đại học Harvard; London, William Heinemann Ltd. 1921. Phiên bản trực tuyến tại Thư viện số Perseus. Văn bản tiếng Hy Lạp có sẵn trong cùng trang web.
- Publius Papinius Statius, The Achilleid do Mozley dịch, J H. Thư viện cổ Loeb. Cambridge, MA, Nhà xuất bản Đại học Harvard; London, William Heinemann Ltd. 1928. Phiên bản trực tuyến tại theoi.com
- Publius Papinius Statius, The Achilleid. Quyển. II. John Henry Mozley. London: William Heinemann; New York: G.P. Putnam's Sons. 1928. Văn bản tiếng Latin có sẵn tại Thư viện số Perseus.
- Quintus Smyrnaeus, Sự sụp đổ của thành Troy do Way. A. S dịch. Thư viện cổ Loeb, Quyển 19. London: William Heinemann, 1913. Phiên bản trực tuyến tại theio.com
- Quintus Smyrnaeus, Sự sụp đổ của thành Troy. Arthur S. Way. London: William Heinemann; New York: G.P. Putnam's Sons. 1913. Văn bản tiếng Hy Lạp có sẵn tại Thư viện số Perseus.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Deidamia tại Wikimedia Commons