Bước tới nội dung

Danh sách vụ thảm sát ở Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dưới đây là danh sách các vụ thảm sát xảy ra ở Việt Nam.

Trước thời kỳ Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Thời gian Địa điểm Số người chết Thủ phạm Mô tả
Cuộc vây hãm tại Vijaya trong Chiến tranh Việt – Chiêm (1471) 1471 An Nhơn, Bình Định ngày nay 60.000 người bị giết trong cuộc chiến, 40.000 cư dân trong thành phố bị hành quyết sau đó theo Đại Việt sử ký toàn thư Quân Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông
Thảm sát người Chăm 1509 1509 Hà Nội Tất cả các nô lệ người Chăm chạy trốn ở thủ đô Thăng Long đều bị giết[1] Vua Lê Uy Mục thời nhà Hậu Lê của Đại Việt
Thảm sát Sài Gòn 1782 1782 Sài Gòn (Quận 5, TP Hồ Chí Minh ngày nay) Hàng nghìn người Hoa Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc Phạm Ngạn, tướng thân tín của Nguyễn Nhạc bị quân người Hoa phục kích giết chết.[2][3] Vì điều này, Nguyễn Nhạc quyết định quét sạch người Hoa định cư ở Sài Gòn.[3]

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Thời gian Địa điểm Số người chết Thủ phạm Mô tả
Thảm sát Huế 1885 23 tháng 5 năm 1885 Thừa Thiên Huế, Liên bang Đông Dương 1.200 Pháp Quân đội Pháp
Thảm sát Ngã tư Đức Hòa (1930) 4/6/1930 Gia Định - Chợ Lớn

Liên bang Đông Dương Liên bang Đông Dương

Rất nhiều người PhápQuân đội Pháp Vào ngày 4/6/1930, Châu Văn Liêm, Bí thư liên tỉnh Gia Định - Chợ Lớn và ông Võ Văn Tần, Bí thư Quận ủy Đức Hòa đã tổ chức 1 cuộc biểu tỉnh gồm hơn 5000 người đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống lính vào làng đàn áp nhân dân. Quân đội Pháp đã xả súng vào đoàn người biểu tình để đàn áp. Cuộc thảm sát gây ra cái chết cho rất nhiều người.[4]
Thảm sát Chợ Giữa 3/12/1940 Tiền GiangLiên bang Đông Dương Liên bang Đông Dương 200 người dân thiệt mạng, trong đó đa số là người già và phụ nữ. 2.900 dân thường bị bắt; hàng trăm người bị đày ở Côn Đảo[5] PhápQuân đội Pháp Lúc 7h sáng ngày 3/12/1940, Không quân Pháp tổ chức ném bom vào khu vực Chợ Giữa, ngay lập tức giết hại 200 người dân vô tội trong đó đa số là người già, phụ nữ. Sau khi ném bom Quân đội Pháp xua quân lính bao vây chợ, bắt sống những người chưa chết và kéo xác những người đã chết ném xuống hố bom không cho thân nhân, gia đình người bị nạn đem xác về chôn. Quân đội Pháp đã chôn sống nhiều người bị thương. Nhiều người đi ghe thuyền trên sông cũng bị lính Pháp bắn bỏ. Theo báo cáo của Tỉnh trưởng người Pháp tên là Dufous từ ngày 3-5/12/1940, Quân đội Pháp đã bắt sống 2.900 người khác. Trong 2.900 người đó, hàng trăm người bị xử tử ngay lập tức, hàng trăm người khác bị lưu đày tại Côn Đảo.[6]

Chiến tranh Đông Dương (1945–54)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Thời gian Địa điểm Số người chết Thủ phạm Mô tả
Thảm sát Sài Gòn – khu Héraud (Tân Định)[7] 24-26/9/1945 Sài Gòn,  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 300 Lực lượng vũ trang Bình Xuyên Ngày 24/9/1945, 1 ngày sau khi quân Pháp tấn công Sài Gòn, các cuộc bạo loạn chống Pháp bởi những phần tử tự xưng thuộc lực lượng Việt Minh nổ ra, giết hại ít nhất 300 người, phần lớn là viên chức chính quyền Pháp.[8][9] Nguồn của Archimedes L.A Patti (sĩ quan tình báo Mỹ đang ở Việt Nam khi đó) ghi nhận rằng thủ phạm vụ tấn công là lực lượng Bình Xuyên, trong số 300 người Pháp bị quân Bình Xuyên bắt thì khoảng 1/2 bị giết, số còn lại được trả về sau khi đã bị đánh đập[10].
Thảm sát Hải Phòng 23/11/1946 Hải Phòng,  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Khoảng 6000 người PhápQuân đội Pháp Ngày 20/11/1946, người Hải Phòng tổ chức biểu tình phản đối các nhân viên hải quan Pháp tại thành phố. Để giải quyết tình hình Hồ Chí Minh đề nghị phía Pháp phương án nhân sự hỗn hợp Việt - Pháp trong các cơ quan hải quan nhưng phía Pháp kiên quyết từ chối. Ngày 22/11, tướng Jean Étienne Valluy, Tư lệnh Pháp tại Đông Dương đánh điện ra lệnh cho Đại tá Dèbes, Tư lệnh quân đội Pháp tại Hải Phòng bằng mọi giá phải giành quyền làm chủ Hải Phòng. Tới ngày 23/11, Dèbes huy động 3 chiến hạm nã pháo vào Hải Phòng. Sau đó, Paul Mus (cố vấn chính trị của tướng Leclerc) thông báo với đô đốc Battet rằng vụ pháo kích đã khiến 6000 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường. Đây chính là sự kiến làm bùng nổ Toàn quốc kháng chiến ở Việt Nam.[11][12]
Thảm sát ngã ba phố Hàng Bún - ngõ Yên Ninh 17/12/1946 Hà Nội,  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 20 dân thường không vũ trang, gồm cả phụ nữ, người già và trẻ em PhápQuân đội Pháp Ngày 16 tháng 12 năm 1946, một xe tải chở lính Pháp ngang qua phố Hàng Bún (rue de Vermicelles) bắn chết một tự vệ đứng canh và bắt cóc một chiến sĩ khác đem đi. Sớm hôm sau, 17 tháng 12, phía Pháp lại điều một trung đội có chiến xa và thiết giáp xa yểm trợ, lùa bắt dân thường rồi xả súng bừa bãi, bắn giết người dân ở phố rồi phóng hỏa đốt trụi hai dãy nhà.
Thảm sát suối Sọ (1947) 14/3/1947 Bình Dương,  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 35 PhápQuân đội Pháp Vào tháng 3/1947, Quân đội Pháplính Cao Đài mở 1 cuộc hành quân nhằm càn quét các lực lượng ủng hộ Việt Minh tại khu vực lò đường An Phú, tỉnh Bình Dương thì lọt vào ổ phục kích của Việt Minh. Trên đường tháo chạy ngang qua ấp Tân Phước, Quân đội Pháp và lính Cao Đài bị các lực lượng ủng hộ Việt Minh và người dân địa phương chặn đường, vây bắt. Để giải vòng vây Quân đội Pháp và lính Cao Đài hễ gặp đàn ông là bắt theo về đồn để làm con tin nhằm gây áp lực tới Việt Minh. Đến 12h ngày 14/3/1947, Quân đội Pháp và lính Cao Đài đưa 30 người bị bắt ra bắn, rồi bắt thêm 5 người khác đào huyệt và hành quyết, vùi tất cả 35 người chung 1 hố chôn tập thể với mục đích khủng bố về tâm lý đối với Việt Minh và người dân địa phương.[13]
Thảm sát Mỹ Trạch 29/11/1947 Làng Mỹ Trạch, xã Mỹ Thủy thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình,  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 310 PhápQuân đội Pháp Cuộc thảm sát này diễn ra từ 12h trưa đến 2h sáng ngày 29/11/1947. Hậu quả của cuộc thảm sát này là 326 ngôi nhà bị phá hủy, 310 thường dân bị sát hại, nhiều người phụ nữ bị hãm hiếp trước khi bị giết chết. Trong số nạn nhân bị sát hại có 170 phụ nữ, 157 trẻ em. Gần 1/2 dân làng bị giết chết trong đợt thảm sát này.[14]
Thảm sát Cầu Hòa (Bến Tre) 10/1/1947 Ấp Cầu Hòa, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, Bến Tre,  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 286 người, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già. PhápQuân đội Pháp Vào lúc 5h ngày 10/1/1947 (ngày 19/12 năm Bính Tuất), 2 trung đội lính lê dương do thiếu úy Leon Leroy chỉ huy theo đường sông từ An Hóa theo kênh Chẹt Sậy đổ bộ lên ấp Cầu Hòa và ấp Nhì càn quét vì nghi ngờ có Việt Minh đang trú đóng. Không tìm ra Việt Minh, họ quay ra nổ súng bừa bãi vào những người dân vô tội, giết chết 286 người, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già. Họ đốt cháy hơn 100 ngôi nhà. Nhiều xác chết bị cháy thiêu. Có gia đình bị giết đến 17 người, có gia đình bị giết sạch không còn người nào. Đây là cuộc tàn sát có quy mô nhất và dã man nhất ở Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). 1 bia căm thù được dựng lên ở đây để nhắc nhở những thế hệ sau biết rõ tội ác của quân đội Pháp[15].Quân đội Pháp
Thảm sát Tân Minh (Quảng Trị) 15/10/1947 Ấp Tân Minh, xã Gio Thành, huyện Gio Linh, Quảng Trị, Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa Trong 150 người bị sát hại có 13 cụ già, 30 bà mẹ, 7 thanh niên, 9 trung niên, 21 phụ nữ (trong đó có sáu người đang mang thai) 45 trẻ em, 4 người tàn tật. PhápQuân đội Pháp Vào lúc 4h ngày 15/10/1947 (nhằm ngày 2/9 năm Đinh Hợi), Pháp huy động quân của 3 đồn: Chợ Cầu, Đập Huyện, Mai Xá với hơn 1 tiểu đoàn lính Pháp và lính Quốc gia Việt Nam đến bao vây làng Tân Minh. Với chủ trương "đốt sạch, giết sạch, phá sạch" họ bố trí nhiều súng liên thanh trên các ngã đường vào làng, vừa tiến quân, vừa đốt phá, tàn sát vừa khép chặt vòng vây. Gặp bất cứ ai họ cũng xả súng bắn, cảnh chết chóc man rợ đã diễn ra. Quân lính không từ người già, trẻ em, phụ nữ có thai, ném cả trẻ sơ sinh vào lửa. Có những em bé bị giết khi đang còn bú mẹ, nhiều đứa trẻ không bị giết bởi họng súng của giặc cũng bị ném vào lửa thiêu cháy. Có những em bé mò đi tìm vú mẹ, đói khát đã cướp đi mạng sống của các em, khi chết tay còn tư thế bỏ đất vào miệng; nhiều cụ già bị thiêu cháy sau mấy ngày mới tìm được xác. Sau khi quân lính rút đi làng Tân Minh hoang tàn đổ nát. Xác người chết nhiều đến nổi không đủ lá chuối để bọc chôn. Trong 1 ngày quân Pháp và Quốc gia Việt Nam đã sát hại 150 người, riêng thôn Tân Minh có 131 người trên tổng số 173 nhân khẩu của làng, chỉ sót lại một số thanh niên đã ra đi trước cuộc tàn sát. Trong 150 người bị sát hại có 13 cụ già, 30 bà mẹ, 7 thanh niên, 9 trung niên, 21 phụ nữ (trong đó có sáu người đang mang thai) 45 trẻ em, 4 người tàn tật, cả thôn Tân Minh còn 42 người sống sót.[16]
Thảm sát chợ Gộ 1947 (Quảng Bình) 14/7/1947 Việt NamVĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa 120[17] PhápQuân đội Pháp Vào lúc 14h ngày 14/7/1947, Quân đội Pháp đã dùng 1 lực lượng quân khá đông chia làm 2 mũi tiến vào Chợ Gộ (xã Vĩnh Ninh). 1 mũi bám theo đường bộ, mũi còn lại dùng ca-nô chở quân ngược lên theo sông Nhật Lệ. Từ 2 mũi, Quân đội Pháp sục vào từng nhà bắt nhân dân dồn lại từng cụm rồi ngang nhiên hãm hiếp phụ nữ, ai chống lại sẽ bị lính Pháp bắn chết tại chỗ, sau đó họ dồn toàn bộ dân thường ra khỏi thôn, bắt xếp thành hàng ngang ở ngoài bắn chết tại chỗ. Sau đó lính Pháp dồn toàn bộ dân thường ra khỏi thôn, bắt xếp thành hàng ngang ở ngoài đồng với mục đích bắt dân khai báo cơ sở và cán bộ của Việt Minh, bắt hô khẩu hiệu chống lại Việt Minh, chống lại phong trào kháng chiến chống Pháp. Do người dân không tuân lệnh, lính Pháp đã xả súng vào đám đông. Trong vòng 1 giờ đã có hơn 120 người thiệt mạng, 40 ngôi nhà bị phá hủy.[18]
Thảm sát Quảng Nam[19] 12 tháng 6 năm 1948 Làng Hà Thành (huyện Điện Bàn) và làng Giảng Đông (huyện Hòa Vang), tỉnh Quảng Nam 400 (hầu hết là phụ nữ, trẻ em và người già) Binh đoàn Lê dương Pháp
Thảm sát Vũng Tàu 21 tháng 7 năm 1952 Vũng Tàu 20 chết, 23 bị thương Việt Minh Du kích người Việt chống Pháp tấn công vào một biệt thự nơi ở của sĩ quan Pháp. Trận giao chiến tại đây khiến 8 sĩ quan Pháp, 8 dân thường Pháp và 4 người Việt phục vụ Pháp bị chết[20][21][22]
Thảm sát Cát Bay 20/2/1951 Làng Cát Bay, thôn Đông Bình, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận 311 PhápQuân đội Pháp Một trung đoàn lính Âu-Phi thực hiện cuộc hành quân mang tên Sang et feu (Máu và lửa) đã giết chết 311 người; trong đó có 14 gia đình gồm 96 người bị giết hết. Bên cạnh đó, còn làm hơn 50 người bị thương tích, hơn 200 nóc nhà bị thiêu trụi. Toàn bộ làng Cát Bay đều bị san bằng.[23]
Thảm sát Vàm Cái Sắn 23/9/1946 🇻🇳Vàm Cái Sắn, Biển Bạch Đông, Thới Bình, Cà Mau 23 Dân thường  🇨🇵Quân đội Pháp Trưa ngày 23/9/1946, sau thất bại của trận đánh tại đồn Tân Bằng thực dân Pháp cho lực lượng quân viễn chinh khoảng 100 tên từ Cà Mau đến khu vực Tân Bằng để càn quét. Đến vàm Cái Sắn, thực dân Pháp phát hiện xác của các tên lính Pháp chết trong trận đánh tại đồn Tân Bằng trôi đến đây, nên chúng đã nhận định Cái Sắn là căn cứ cách mạng của ta, cũng chính là nơi tổ chức đánh tiêu diệt đồn Tân Bằng. Để trả thù, thực dân Pháp nả đạn liên tục vào nhà dân, tiến hành càn quét xung quanh.
Thảm sát Noong Nhai lần 1 20/11/1953 Bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu vài chục người PhápQuân đội Pháp Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 20-11-1953, từ hướng đông nam, mấy chục chiếc Đakôta hợp thành một thê đội đặc biệt, bất ngờ đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên. Vài tuần sau khi tái chiếm thung lũng Mường Thanh, thực dân Pháp gom toàn bộ dân lòng chảo vào bốn trại tập trung, trong đó có trại tập trung Noong Nhai, cách trung tâm Mường Thanh gần 5 km về phía tây nam. Trại tập trung Noong Nhai gồm hơn 3.000 dân, phần lớn là bà con dân tộc Thái, đến từ các xã: Sam Mứn, Thanh An, Noong Hẹt và Thanh Xương. Thực dân Pháp đã cướp bóc và hành hạ nhân dân trong khu tập trung bằng các hình thức hãm hiếp phụ nữ, lao động khổ sai và tước nhà cửa [24]
Thảm sát Noong Nhai lần 2 25/04/1954 Bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu 444 PhápQuân đội Pháp Nhiều tốp máy bay Pháp nghiêng lượn trên bầu trời rồi giội bom thẳng xuống lán trại tập trung Noong Nhai, những cột khói đen ngòm kèm theo ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt thiêu rụi tất cả. Chỉ trong chốc lát, 444 người dân vô tội (hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em) bị thiệt mạng.[24][25]

Chiến tranh Việt Nam (1954–75)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù đã có nhiều vụ thảm sát được ghi nhận, song còn nhiều vụ khúc mắc hoặc gây tranh cãi về tính trung thực.

Các vụ thảm sát gây ra bởi Hoa Kỳ và quân đồng minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các vụ thảm sát xảy ra trong chiến tranh Việt Nam gây ra bởi quân đội Hoa Kỳ và quân đồng minh. Nổi bật là các vụ gây ra bới quân đội Hàn Quốc, chủ yếu nhắm vào 3 tỉnh Bình Định, Quảng NgãiPhú Yên - 3 tỉnh mà quân đội Hàn Quốc thường đóng quân và tiến hành các chiến dịch truy tìm nơi ẩn náu của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng).[26] Tờ báo Hankyoreh từng nhắc đến việc quân đội Hàn Quốc tàn sát thường dân Việt Nam (대량학살)[27]. 1 ước tính cho rằng quân đội Hàn Quốc đã tàn sát hơn 300.000 người Việt trong suốt cuộc chiến tranh tại Việt Nam[28]. Ngoài ra, nhiều lính Hàn Quốc đã hiếp dâm phụ nữ Việt Nam[29] dẫn tới việc có những đứa con lai Việt-Hàn (Lai Đại Hàn) bị bỏ lại sau chiến tranh. Sự hung bạo của Quân đội Hàn Quốc vẫn được người Việt Nam (đặc biệt là các tỉnh miền Trung) kể lại nhiều năm sau chiến tranh với thái độ kinh sợ, thù oán còn hơn cả với lính Mỹ.

Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ đã công bố hơn 9.000 trang tư liệu, hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 cuộc thảm sát lớn nhỏ đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có những bằng chứng cụ thể. Trong đó có những vụ thảm sát tương đương mức độ như thảm sát Sơn Mỹ của quân đội Mỹ tại Việt Nam mà chưa được ghi nhận đầy đủ, những hồ sơ còn nhiều thiếu sót, còn nhiều cuộc thảm sát không được đưa vào hồ sơ, hoặc bị che giấu bưng bít thành công. Các vụ việc còn lưu giữ trong hồ sơ NARA có thể kể đến: 7 vụ thảm sát lớn từ 1967-1971, mỗi vụ có ít nhất 137 người dân bị giết, 78 vụ thảm sát khác vào những người dân thường, mỗi vụ có ít nhất 57 người bị giết và 56 người bị gây thương tật, 15 vụ hãm hiếp hàng loạt, hiếp trước giết sau, 141 vụ tra tấn vô nhân đạo thường dân hoặc tù binh chiến tranh. Ngoài 320 cuộc thảm sát được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến[30].

Tên Thời gian Địa điểm Số người chết Thủ phạm Mô tả
Thảm sát Chợ Được (Quảng Nam) 4/9 - 6/9/1954 Chợ Được, Quảng Nam, miền Nam Việt Nam 43 dân thường thiệt mạng, 23 người khác bị thương Việt Nam Cộng hòa Quân đội Quốc gia Việt Nam Ngày 4/9/1954, Tiểu đoàn 614 Quân đội Quốc gia Việt Nam đổ quân vào vùng Chợ Được ngang nhiên chặt cây, lấy gỗ để đóng đồn. Đồng bào Chợ Được kéo ra ngăn chặn và đòi lính Quốc gia Việt Nam phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Cuộc đấu tranh đang giằng co, thì sĩ quan chỉ huy ra lệnh nổ súng bắn vào người dân, làm chết tại chỗ 34 người, làm bị thương 23 người khác.[31]
Thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh 7/9/1954 Xã Ngân Sơn, Chí Thạnh, Phú Yên, miền Nam Việt Nam 64 chết và 76 bị thương Việt Nam Cộng hòa Quân đội Quốc gia Việt Nam Ngày 7/9/1954 (tức ngày 11/8 năm Giáp Ngọ), Quân đội Quốc gia Việt Nam đã bắn vào đoàn người biểu tình làm 64 người chết và 76 người bị thương tại Nhà Thương và khu Nhà hát Nhân dân huyện[32][33].
Thảm sát Chiên Đàn (Tam Kỳ, Quảng Nam) 23/9/1954 Chiên Đàn, Tam Kỳ, Quảng Nam, miền Nam Việt Nam 70 dân thường thiệt mạng và 20 người khác bị bắt đi Việt Nam Cộng hòa Quân đội Quốc gia Việt Nam Ngày 23/9/1954, 1 tiểu đoàn Quân đội Quốc gia Việt Nam đến đóng ở Chiên Đàn (nay là thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn, thành phố Tam Kỳ) cho quân lùng sục, tìm bắt cán bộ kháng chiến. 1 thanh niên địa phương ngăn chặn hành động của lính Quốc gia Việt Nam bị hành hung, đánh đập, người dân kéo đến can thiệp, đòi thả anh thanh niên. Nhưng quân lính bất chấp, bắt người thanh niên bỏ lên xe đưa về Tam Kỳ. Hành động ấy đã gây nên 1 sự phẫn nộ trong nhân dân, số người kéo đến ngày càng đông. Đến 17h30, viên chỉ huy ra lệnh quân lính nổ súng vào đoàn người đấu tranh. Kết quả quân đội Quốc gia Việt Nam giết chết và làm bị thương 70 dân thường và bắt đi 20 người khác[31].
Thảm sát Cây Cốc (Quảng Nam) 27/9/1954 Tiên Thọ (huyện Tiên Phước, Quảng Nam), miền Nam Việt Nam 35 dân thường thiệt mạng, 79 người bị thương và 40 người khác bị bắt đi Việt Nam Cộng hòa Quân đội Quốc gia Việt Nam Ngày 27/9/1954, bọn lính thuộc tiểu đoàn 601 Quân đội Quốc gia Việt Nam vừa đến tiếp quản vùng Tiên Thọ (huyện Tiên Phước) đã vô cớ bắt anh Nguyễn Thông, nguyên là chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính xã. Người dân kéo đến bao vây, buộc quân lính phải thả anh Thông và tôn trọng các điều khoản của Hiệp định Genève. Trước làn sóng phản đối của nhân dân, lính Quốc gia Việt Nam nổ súng vào đoàn người biểu tình, giết chết 35 người, làm bị thương 79 người và bắt đi 47 người khác (theo tài liệu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng). Quân lính đã dùng xe kéo xác những người bị thương nặng đổ xuống các hầm trú ẩn rồi lấp đất lại.[31]
Thảm sát Bình Thành 1954 (Đồng Tháp) 12/11/1954 Việt Nam Cộng hòa xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, miền Nam Việt Nam 34 dân thường bị thiệt mạng, 10 người khác bị thương, hàng trăm người khác bị bắt bớ[34] Việt Nam Cộng hòa Quân đội Quốc gia Việt Nam Ngày 12/11/1954, tiểu đoàn bảo an số 502 Quân đội Quốc gia Việt Nam tiến hành bố ráp xã Bình Thành bắn chết 3 người, bắt khoảng 600 người giam ở Trường học xã Bình Thành để tra tấn. Lúc 14h30 cùng ngày, binh lính Quân đội Quốc gia Việt Nam đem 24 người ra sông thủ tiêu, không cho người nhà mang xác về mai táng, binh lính Quân đội Quốc gia Việt Nam đào hố chôn chung tại đây. Cộng với 7 người bị giết ngày 11/11/1954, tổng số người chết là 34.[35]
Thảm sát ở đập Vĩnh Trinh 22/1/1955 Việt Nam Cộng hòa Đập Vĩnh Trinh, Đà Nẵng, miền Nam Việt Nam 38 người Cộng sản bị giết Việt Nam Cộng hòa Quân đội Quốc gia Việt Nam Cuộc thảm sát tập thể 38 người cộng sản diễn ra vào đêm 30 Tết Giáp Ngọ (22/1/1955). Theo kế hoạch đã vạch, ngay từ sáng 30 Tết, Quân đội Quốc gia Việt Nam đưa những người bị bắt tập trung lại 1 nơi, nói là sẽ cho về nhà ăn Tết. Nhưng đến đêm, Quân đội Quốc gia Việt Nam dùng xe GMC đưa 38 cán bộ ra bờ đập Vĩnh Trinh, trói 2 người làm 1, buộc theo 1 tảng đá lớn, một số người khác bị chúng dùng búa, báng súng đánh chết rồi cắt tai, xẻo mũi để khó nhận diện về sau, rồi buộc đá vào người, dùng thuyền đưa ra xa bờ, ném xuống nước.[31]
Thảm sát Hướng Điền 11-13/7/1955 Việt Nam Cộng hòa Xã Hướng Điền, Hướng Hóa, Quảng Trị, miền Nam Việt Nam 94 (gồm 7 đảng viên Cộng sản) Đại Việt Quốc dân Đảng Cuộc thảm sát nhắm vào những người Pa Kô, Vân Kiều ủng hộ Việt Minh.[36]
Tố Cộng diệt Cộng 1955 - 1960 Việt Nam Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa 24.000 bị thương, 80.000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275.000 bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500.000 bị đưa đi các trại tập trung[37] Việt Nam Cộng hòa Quân đội Quốc gia Việt Nam Chính sách tố cộng và diệt cộng là chính sách của Việt Nam Cộng hòa dưới quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm rồi tiếp tục triển khai dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1955 với mục đích truy tìm và tiêu diệt những người tham gia hoặc có liên quan đến Việt Minh.
Thảm sát nhà tù Phú Lợi 30/11/1958 Việt Nam Cộng hòa Nhà tù Phú Lợi, Bình Dương, Việt Nam Cộng hòa Hàng ngàn người chết Việt Nam Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa Ngày 30/11/1958, nhà tù được cho là đã bỏ thuốc độc vào khẩu phần ăn của tù nhân khiến hàng ngàn tù nhân bị trúng độc (đến ngày 1/12/1958 số người tử vong đã lên đến hàng ngàn).[38]
Thảm sát Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu 1959 (Hậu Giang) 1959-1963 Việt Nam Cộng hòaVị Thanh và Hòa Lựu, Hậu Giang, Việt Nam Cộng hòa Hàng ngàn người chết, nhiều hố chôn tập thể[39] Việt Nam Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa Thảm sát Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu 1959 là tên gọi của sự kiện giết người hàng loạt do chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra tại 2 xã Vị Thanh và Hỏa Lựu, tỉnh Hậu Giang trong 2 năm 1959-1960. Hậu quả là hàng ngàn người được cho là thân Việt Minh bị sát hại. Chỉ tính riêng trong tháng 5/1959 đã có hơn 390 người bị giết hại.[40]
Thảm sát chùa Cao Dân 27/7/1961 Việt Nam Cộng hòa Chùa Cao Dân, Cà Mau, Việt Nam Cộng hòa 20 Việt Nam Cộng hòa Quân đội Việt Nam Cộng hòa Ngày 27/7/1961, tại Cà Mau, Quân đội Việt Nam Cộng hòa bắn hàng loạt đạn cối vào chùa Cao Dân, xã Tân Lộc khi 200 đồng bào và sư sãi Khmer đang làm lễ nhập hạ, làm 20 người chết[41].
Thảm sát Vĩnh Lợi 1962 (Sóc Trăng) 23-24/3/1962 Việt Nam Cộng hòa Vịnh Lợi, Thạnh Trị, Sóc Trăng, Việt Nam Cộng hòa 36 người thiệt mạng, trong đó có 12 người (gồm 8 người công giáo) bị mổ bụng lấy lá gantúi mật[42] Việt Nam Cộng hòa Quân đội Việt Nam Cộng hòa Đêm 23/3/1962, do binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa càn quét dữ dội, dân chúng hoảng hốt, chạy dồn về ấp 17, lúc này 3 cánh quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tràn vào ấp 17 và nổ súng loạn xạ vào người dân. Một số bị binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt sống ngay trong xóm. Binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa gom dân thường lại thành từng cụm và mổ bụng người dân vô tội lấy gan và mật. Binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho rằng những người bị họ giết đều là Việt Cộng. Trong 12 người bị mổ bụng có tám người theo đạo công giáo. Khoảng 11 giờ trưa hôm sau thì binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút đi.
Thảm sát Giồng Sắn 25/10/1965 Việt Nam Cộng hòa xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam Cộng hòa 536 thường dân vô tội bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa thảm sát, hơn 100 người bị thương. Trong đó đại đa số là phụ nữ và trẻ em; phá hủy trên 100 ghe xuồng - phương tiện làm ăn sinh sống hàng ngày của người dân[43]. Việt Nam Cộng hòa Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vào khoảng 18h ngày 27/9/1964, tại ngã ba Giồng Sắn (tọa độ XS.987.836) hai phi đoàn khu trục cơ Sky raider của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ném bom giết chết hàng trăm người. Khi người dân xã Phú Hữu, Vĩnh Thanh, Phước Khánh chạy đến hiện trường tìm cứu nạn nhân thì Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiếp tục cho máy bay quay trở lại ném bom và pháo ở đồn Nhà Bè bắn 300 quả đại bác 105 ly, làm chết và bị thương thêm một số người dân nữa. Sau hai tiếng đồng hồ ném bom thảm sát, máy bay Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút lui. Họ vẫn tiếp tục cho pháo từ Nhà Bè bắn sang phong tỏa toàn bộ khu vực, không cho người dân đến cứu người bị nạn. Sau đó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho 3 xe MGC đến hiện trường chở nhiều chuyến người chết và bị thương đi nơi khác để phi tang. Có 536 dân thường thiệt mạng và 100 người bị thương.[43]
Thảm sát Hòa Mỹ 21/1/1966 Việt Nam Cộng hòa Hòa Mỹ, tỉnh Tuy Hòa Nhiều dân thường Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Sáng 21/1/1966 (mùng 1 Tết Bính Ngọ), lính Hàn Quốc từ núi Hương kéo vào xóm Hòn Đình, thôn Thạnh Phú tập trung dân và xả súng bắn chết 62 người, phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già. Trong trận thảm sát này chỉ có 1 em bé sơ sinh sống sót là Nguyễn Đồng.

Sáng 22/1/1966 (mùng 2 tết), lính Hàn Quốc ở núi Hương lại tấn công, bao vây xóm Gò, thôn Vạn Lộc bắt người dân tập trung, cởi quần áo, xếp hàng rồi xả súng bắn chết 12 người, phần lớn cũng là người già, phụ nữ và trẻ em. Đến chiều, lính Hàn Quốc càn xuống xóm Bầu Tranh (Vạn Lộc - Hòa Mỹ) tập trung 7 người, xả súng bắn chết tại chỗ 5 người, chỉ có 1 phụ nữ và 1 trẻ em được người thân che đạn là sống sót trong cuộc tàn sát đẫm máu này. Tại Gò Thị - Phú Nhiêu, lính Hàn Quốc xả súng bắn chết 19 người (tất cả đều là người già, phụ nữ và trẻ em). Tại thôn Mỹ Tường, Quảng Phú, lính Hàn Quốc bắt 7 phụ nữ rồi thay nhau hãm hiếp tập thể, sau đó lấy lưỡi lê đâm cổ họng 2 người, đâm chết 5 người còn lại và 1 cháu bé.

Sáng 23/1/1966 (mùng 3 tết), lính Hàn Quốc lại triển khai cuộc hành quân càn quét. Tại xóm Trương (Phú Thuận - Hòa Mỹ), lính Hàn giết chết 16 người trong đó có 1 gia đình 6 người, 1 phụ nữ đang mang thai, 2 cụ già và 1 người tàn tật[44].

Thảm sát Thái Bình[45] Tháng 2/1966 Việt Nam Cộng hòa Làng Sơn Mỹ, Bình Định, Việt Nam Cộng hòa 65 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Vào ngày Tháng 2/1966 tại khu vực Thái Bình, tỉnh Bình Định, các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã thảm sát hàng loạt 65 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Thảm sát Tây Vinh 12/2-17/3/1966 Việt Nam Cộng hòa Làng Tây Vinh, Tây Sơn, Bình Định, Việt Nam Cộng hòa 1.200 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Từ ngày 12/2-17/3/1966, quân đội Hàn Quốc mở cuộc tấn công 15 thôn của làng Tây Vinh thuộc tỉnh Bình Định, tàn sát 1.200 dân thường.[46] Chỉ có ba người sống sót.[47]
Thảm sát Bình An 26/2/1966 Việt Nam Cộng hòa Gò Dài, làng Bình An, Tây Sơn, Bình Định, Việt Nam Cộng hòa 380 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Vụ thảm sát xảy ra tại Gò Dài, làng Bình An (nay là xã Tây Sơn), tỉnh Bình Định. Trong vòng 1 tiếng, quân đội Hàn Quốc tàn sát 380 dân thường.[46]
Thảm sát Binh Tai[48] 9/10/1966 Việt Nam Cộng hòa Làng Binh Tai, Phước Bình, tỉnh Sông Bé, Việt Nam Cộng hòa 168 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc
Thảm sát Diên Niên-Phước Bình 9-13/10/1966 Việt Nam Cộng hòa Làng Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, Việt Nam Cộng hòa 280 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc 2 cuộc thảm sát xảy ra tại làng Tịnh Sơn: vụ thảm sát thứ nhất ở chùa Diên Niên, và vụ thứ 2 ở 1 sân trường tại Phước Bình.[49]

Vào sáng ngày 9/10/1966, 1 trung đội lính Hàn Quốc thuộc Tiểu đoàn 3 - Lữ đoàn Rồng Xanh bắt đầu tập kích từ căn cứ đồi tranh Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vào thôn Phước Bình. Sau đó, lính Hàn Quốc đổ quân càn quét, lùng sục tất cả nhà dân và hầm chống phi pháo, cưỡng bức nhân dân xóm Bình Trung (thôn Phước Bình) tập trung về sân trường học của thôn. Sau khi tập trung dân, lính Hàn Quốc bắt đầu xả súng và ném lựu đạn vào nhóm dân thường. Vụ giết chóc này làm 68 người dân thôn vô tội ngã xuống, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.

Ngày 13/10, quân Rồng Xanh "tiếp tục càn quét và giết hại thêm 112 người dân vô tội ở thôn Diên Niên gần đó.

Tổng cộng, trong 2 ngày 9/10 và 13/10/1966, lính Hàn Quốc đã tàn sát 280 phụ nữ và trẻ em ở hai thôn Diên Niên, Phước Bình. Ngày nay, di tích vụ thảm sát Diên Niên - Phước Bình đã được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.[50]

Thảm sát Bình Hòa 3-6/12/1966 Việt Nam Cộng hòa Làng Bình Hòa, Quảng Ngãi, Việt Nam Cộng hòa 430 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Ngày 3-6/12/1966, lực lượng quân đội Hàn Quốc tàn sát dân thường tại làng Bình Hòa, Quảng Ngãi: 430 người thiệt mạng, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em, 21 trong số đó là phụ nữ đang mang thai.[51] Những người còn sống sót sau đó gia nhập Việt Cộng chống lại Hoa Kỳ và quân đồng minh, bao gồm có quân đội Hàn Quốc.[52]
Thảm sát Thủy Bồ 21/1/1967 Việt Nam Cộng hòa Làng Thủy Bồ, xã Điên Thọ, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam Cộng hòa 145 người dân lành gồm phần lớn là những người già, phụ nữ và trẻ em vô tội đã bị sát hại. Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Vào lúc 10h ngày 21/1/1967, trong lúc người dân chuẩn bị đón Tết cổ truyền, thì 1 đơn vị lính Nam Triều Tiên mở đợt càn quét vào làng Thủy Bồ (nay là một thôn của xã Điên Thọ, huyện Điện Bàn), đốt nhà, bắn phá bừa bãi. Số trai tráng, người khỏe mạnh chạy thoát được. Các cụ già, phụ nữ và trẻ em, theo thói quen tập trung vào một số nhà, để dựa vào nhau khi bị chúng đàn áp. Thế nhưng những người lính này bản chất hung bạo, ngôn ngữ lại bất đồng, đã nổ súng tàn sát tại nhà ông Nguyễn Hữu và Nguyễn Sanh 44 người, tại nhà ông Trương Cung 43 người. Tại làng La Huân kế bên, họ bắn chết 30 người. Cộng thêm số người bị lính Nam Triều Tiên giết ở ngoài đồng, trên đường đi chỉ trong mấy giờ đồng hồ buổi sáng, 145 người dân lành gồm phần lớn là những người già, phụ nữ và trẻ em vô tội đã bị quân Nam Triều Tiên sát hại.[53]
Thảm sát Vinh Xuân[26] 1/4/1967 Việt Nam Cộng hòa Làng Vinh Xuân, Phú Yên, Việt Nam Cộng hòa 15[54] Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc
Thảm sát Hà My 25/2/1968 Việt Nam Cộng hòa Làng Hà My, Quảng Nam, Việt Nam Cộng hòa 135 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc 135 dân thường gồm người già, phụ nữ và trẻ em bị tàn sát và sau đó chôn trong những hố chôn tập thể.[55]
Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị 12/2/1968 Việt Nam Cộng hòa Làng Phong Nhất và Phong Nhị, Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam Cộng hòa 69-79 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Quân đội Hàn Quốc tàn sát dân thường tại làng Phong Nhị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, khiến ít nhất 69–79 người thiệt mạng.[56][57] Sau khi vụ tàn sát xảy ra, quân đội Hoa Kỳ cùng quân đội Việt Nam Cộng hòa đã đưa những người còn sống sót đến các bệnh viện gần đó.[58]
Thảm sát Mỹ Lai 16/3/1968 Việt Nam Cộng hòa Thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam Cộng hòa 347-504 Hoa Kỳ Lục quân Hoa Kỳ Làng Sơn Mỹ bị tình nghi là nơi ẩn náu của Tiểu đoàn 48 thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) sau Sự kiện Tết Mậu Thân, cụ thể là các thôn Mỹ Lai (1) đến (6).[59] Lục quân Hoa Kỳ do đó đã ra lệnh tấn công vào các làng bị tình nghi này, đốt các ngôi nhà tranh, tàn sát dân thường, phá hủy các kho lương thực và đầu độc các giếng nước.[60] Lục quân Hoa Kỳ ước tính có 347 dân thường bị sát hại (chưa kể các vụ tàn sát tại thôn Mỹ Khê),[61] còn Việt Nam công bố số nạn nhân là 504.
Thảm sát Duy Trinh 14/8/1968 Việt Nam Cộng hòa Làng Duy Trinh, Quảng Nam 32 Hàn Quốc Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Phần lớn người ở lại là người già, trẻ con và phụ nữ chạy xuống hầm trú ẩn. Quân địch phát hiện ra căn hầm nhà bà Thiệu tại xóm Mỹ An, liền ra lệnh mọi người ra khỏi nơi ẩn nấp, đứng xếp hàng trên miệng hầm. Một lát sau, họ bắt tất cả trở lại hầm rồi bắt đầu cuộc giết chóc.

Rất lạnh lùng, lính Hàn Quốc thay nhau cứ bắn 1 phát lại ném 1 quả lựu đạn xuống hầm. Có tất thảy 14 người toàn bà già, phụ nữ, trẻ em vô tội bị sát hại thảm thương. Tất cả đều vùi trong căn hầm mà sau này trở thành ngôi mộ chung của họ.

Toán lính Hàn Quốc tiếp tục kéo qua xóm Vĩnh An cách đó chỉ chừng trăm mét. Vẫn hành vi man rợ như cũ, họ lùa mọi người xuống hầm, lạnh lùng bắn 1 phát súng lại ném 1 quả lựu đạn. 18 thường dân vô tội khác đã thiệt mạng.[62]

Chiến dịch Speedy Express Tháng 12/1968-11/5/1969 Việt Nam Cộng hòa Các tỉnh Định Tường, Kiến HòaGò Công, Việt Nam Cộng hòa Ít nhất 5.000 Hoa Kỳ Quân đội Hoa Kỳ Trong số báo ra ngày 1/12/2008 trên tạp chí The Nation, nhà báo Nick Turse đã viết bài báo có nhan đề A My Lai a Month (Mỗi tháng một Mỹ Lai) theo đó ông cho rằng chiến dịch Speedy Express là 1 cố gắng có chủ ý của quân Mỹ nhằm thảm sát dân thường bị tình nghi là những người ủng hộ lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.[63]
Thảm sát chợ Bàu Bình 22/1/1969 Việt Nam Cộng hòa Chợ Bàu Bính, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Đà, Việt Nam Cộng hòa 210 Việt Nam Cộng hòa Quân lực Việt Nam Cộng hòa Quân lực Việt Nam Cộng hòa bao vây chợ Bàu Bình (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình) rồi xả súng bắn vào chợ, giết 210 người, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Sau đó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa lùa 75 người khác ra 1 trảng cát gần đó, rồi xả súng bắn chết.[64]
Thảm sát Thạnh Phong[65] 25/2/1969 Việt Nam Cộng hòa Ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, Việt Nam Cộng hòa 21 Hoa Kỳ Quân đội Hoa Kỳ Lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em.
Thảm sát Sơn Thắng[66] 19/2/1970 Việt Nam Cộng hòa Làng Sơn Thắng, Quảng Nam, Việt Nam Cộng hòa 16[67] Hoa Kỳ Quân đội Hoa Kỳ
Thảm sát lung Máng Diệc 17/3/1970 Việt Nam Cộng hòa Lung Máng Diệc, Cà Mau, Việt Nam Cộng hòa 72 Hoa Kỳ Quân đội Hoa Kỳ
Việt Nam Cộng hòa Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Khoảng 14h30, ngày 17/3/1970, máy bay Không quân Việt Nam Cộng hòa và Mỹ bắn pháo, ném lựu đạn và bắn đại liên xuống khu vực lung Máng Diệc trong hơn 60 phút làm hơn 30 người chết. Khoảng 30 phút sau, trong khi người dân đang nhận xác để tổ chức chôn cất và đưa người bị thương đi chữa trị thì Không quân Việt Nam Cộng hòa và Mỹ quay lại, tiếp tục bắn phá đến 17h30. Trận thảm sát tại lung Máng Diệc giết chết 72 người bao gồm dân thường và quân Giải phóng.[68]
Thảm sát Nam Ngạn 14/6/1972 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nam Ngạn, Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ước tính hàng trăm Hoa Kỳ Quân đội Hoa Kỳ Theo báo Tiền phong: "... 1 tốp máy bay Mỹ gồm 4 chiếc từ biển Đông lao thẳng về cầu Hàm Rồng, rồi trút bom xuống đầu hơn 2.000 người đang đắp đê sông Mã, cách cây cầu 1km, làm chết và bị thương hàng trăm người, hầu hết là các nữ sinh, giáo sinh và giáo viên ở các trường của tỉnh."[69]
Thảm sát Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội 22/12/1972 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Bệnh viện Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 28 bác sĩ và y tá, 22 người khác bị thương[70] Hoa Kỳ Không quân Hoa Kỳ Đêm 21 rạng sáng 22/12/1972, những chiếc B-52 của không quân Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện Bạch Mai, một trong những cơ sở y tế thuộc trung ương lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. 28 bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện đã chết[71].
Thảm sát phố Khâm Thiên, Hà Nội 26/12/1972 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phố Khâm Thiên, Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2000 ngôi nhà, 283 thiệt mạng, 266 bị thương Hoa Kỳ Không quân Hoa Kỳ Gần 2.000 ngôi nhà bị đánh sập, bom Mỹ cướp đi 283 sinh mạng, làm bị thương 266 người. Trong phút chốc, hàng trăm gia đình phải chịu cảnh chia lìa, con mất cha, vợ mất chồng. Có nhiều gia đình cả nhà không còn ai sống sót.[72]
Pháo kích trường tiểu học Cai Lậy 1974 Việt Nam Cộng hòa Trường tiểu học Cai Lậy, Thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Việt Nam Cộng hòa 32 - 34 Việt Nam Cộng hòa Quân lực Việt Nam Cộng hòa Là 1 vụ pháo kích vào trường tiểu học tại thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Việt Nam vào năm 1974 mà Chính phủ Hoa Kỳ gọi là "[...] chiến dịch khủng bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [...] pháo kích vào một trường tiểu học tại Cai Lậy vào ngày 9 tháng 3. Theo Hoa Kỳ, đã có 32 học sinh tử vong và 55 học sinh khác bị thương"[73]. Sau đó, phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt NamViệt Nam Cộng hòa đổ lỗi cho nhau. Tuy nhiên, theo tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2005, thủ phạm gây ra là Việt Nam Cộng hòa.[74]
Thảm sát cầu Đăk Lung (1975) 6/1/1975 Việt Nam Cộng hòa Cầu Đắk Lung, Bình Phước, Việt Nam Cộng hòa Hàng trăm dân thường thiệt mạng, riêng tại cầu Đắk Lung là hơn 300 dân thường thiệt mạng Việt Nam Cộng hòa Quân lực Việt Nam Cộng hòa Khi kế hoạch chiếm lại Phước Long khỏi tay Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị thất bại, Quân lực Việt Nam Cộng hòa chạy về hướng Quảng Đức. Vào trưa ngày 6/1/1975, Không lực Việt Nam Cộng hòa dùng máy bay ném bom xung quanh khu vực Phước Long và căn cứ Đăk Lung giết chết hàng trăm thường dân vô tội, đặc biệt tại cầu Đăk Lung có hơn 300 dân thường.[75]

Nghi ngờ không có thật

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Thời gian Địa điểm Số người chết Thủ phạm Mô tả
Thảm sát Đắk Sơn (không rõ độ xác thực) 5/12/1967 Làng Đắk Sơn, Đắk Lắk 114-252 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Theo tuyên bố của Hoa Kỳ: Trong khi tấn công binh lính tại 1 làng người Thượng, lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã sử dụng súng phun lửa. Do nhà cửa khu này toàn bằng tre nứa nên nhiều ngôi nhà bị bắt lửa và cháy, làm thường dân bị chết ngạt hoặc chết cháy.[76]. Báo giới Mỹ nghi ngờ vụ việc này không có thật do không có nguồn độc lập xác nhận[77].
Thảm sát Huế Tết Mậu Thân 31/1/1968 Việt Nam Cộng hòa Huế Hoa Kỳ Ước tính của Hoa Kỳ: 2.800-6.000[78]
Việt Nam Cộng hòa Ước tính của Việt Nam Cộng hòa: 3.776[79]
Việt Nam Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Hoa Kỳ Quan điểm của Hoa Kỳ: Trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân giải phóng tiến vào đánh chiếm Huế để giành quyền kiểm soát. Sau khi kiểm soát được Huế, quân giải phóng bắt đầu truy lùng và giết những người phản đối chính quyền cộng sản.[80] Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng hòa, những nạn nhân gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh bị trói, tra tấn và chôn sống trong các hố chôn tập thể.[81][82]. Tuy nhiên, báo cáo của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa bị chỉ trích là không khách quan khi không cho phép các bên độc lập kiểm chứng.
Quan điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Quân đội Hoa Kỳ sau đó đã phản công lại quân Giải phóng ở Huế, ném bom tàn phá thành phố khiến nhiều người dân bị thiệt mạng, và họ đã chôn những thường dân đó cùng với các binh sĩ tử trận của tất cả các bên tham chiến. Sau cùng, nhiều nguồn từ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định không hề có cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu" tại Huế.[83]

Các tài liệu do phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tuyên bố về số người chết không có sự thống nhất, có nguồn đưa ra con số 2.867, còn có nguồn đưa ra con số 3.000.[84] 1 nguồn của Mỹ cho là tài liệu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã ghi chép lại rằng quân giải phóng đã "loại khỏi vòng chiến đấu" 1.892 sĩ quan chính quyền, 38 công an, 790 tên độc tài" – tổng cộng là 2.720 người. Khái niệm loại khỏi vòng chiến đấu có thể là tiêu diệt hoặc bắt sống. 1 nguồn khác ghi lại rằng trong trận đánh đã xảy ra những vụ giết chóc, song những vụ việc đó gây ra bởi những hành vi trả thù cá nhân lẫn nhau của người dân[80].

Từ các nhà báo độc lập và học giả:

  • Hãng AFP thì đưa tin về nguyên nhân có những hố chôn tập thể tại Huế: "Trong các trận đánh hàng nghìn quân nhân đã bị giết. Quân đội Hoa Kỳ và quân chính phủ (Sài Gòn) phải chôn những binh lính chết của họ bất kỳ nơi nào và lúc nào có thể được. Còn lính dù Việt Nam Cộng hòa thì chôn xác ngay trên trận địa"[85]
  • Nguồn của Laderman đưa ra con số 1.100 người dân Huế bị quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân Hoa Kỳ giết sau khi tái chiếm Huế nhằm trừng phạt những dân thường đã ủng hộ quân Giải phóng khi họ đóng ở đây.[86]
  • Nhà sử học David Hunt cho rằng các tài liệu của Mỹ về vụ thảm sát là một trong các chính sách của chính phủ Mỹ, "về tất cả các phương diện, hoàn toàn là nhằm tuyên truyền". Năm 1988, Douglas Pike nói rằng chính ông ta trước đó "đã tham gia vào một nỗ lực có chủ đích nhằm làm mất uy tín của quân Giải phóng".[87]

Việt Nam thống nhất (1975-nay)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Thời gian Địa điểm Số người chết Thủ phạm Mô tả
Thảm sát đảo Thổ Chu 12/5/1975 Việt Nam đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang 515 dân thường[88] Khmer Đỏ Ngày 12/5/1975, quân đội Campuchia Dân chủ đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt cóc và giết toàn bộ cư dân trên đảo gồm 515 người.[88][89]
Thảm sát Tân Biên 25/9/1977 Việt NamTân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 592 dân thường[90] Khmer Đỏ Vào lúc 0h15 ngày 25/9/1977, đúng dịp toàn dân Việt Nam chuẩn bị Tết Trung thu, tập đoàn Pol Pot mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam. Trước đó, vào đêm 24/9/1977, tại cây số 39, lính Pol Pot gần như giết sạch cả ấp Tân Thành, vốn là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất của xã Tân Lập (Tân Biên, Tây Ninh), giết hại 592 dân thường vô tội, chỉ có ba người sống sót.
Thảm sát Bù Đốp 16/3/1978 Việt Nam ấp Xa Trạch (nay là 2 ấp Tân Trạch và Tân Hưng), xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước 116[91] Khmer Đỏ Đêm 15, rạng sáng 16/3/1978, Khmer Đỏ xâm nhập vào Việt Nam theo 2 hướng: 1 mũi đánh vào thôn 6, xã Thiện Hưng; 1 mũi đánh vào ấp Xa Trạch, xã Hưng Phước gây ra vụ thảm sát.
Thảm sát Ba Chúc 18-30/4/1978 Việt Nam thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 3.157[92] Khmer Đỏ Ngày 30/4/1977, quân Khmer Đỏ tấn công biên giới Tây Nam Việt Nam. Ngày 18/4/1978, quân Khmer Đỏ tràn vào Ba Chúc, thảm sát dân thường. Nhiều người chạy tới chùa Phi LaiTam Bửunúi Tượng ẩn náu, song cũng bị tàn sát. Trong 12 ngày chiếm đóng từ 18-30/4/1978, quân Khmer Đỏ đã giết chết 3.157 dân thường. Sự việc là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam thực hiện Chiến tranh biên giới Tây-Nam Việt Nam 1979, đánh đuổi Khmer Đỏ.[93]
Thảm sát chùa Phi Lai 20/4/1978 Việt Nam Chùa Phi Lai, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 150 Khmer Đỏ Ngày 20/4/1978, quân Khmer Đỏ đến chùa Phi Lai, bắn bừa bãi vào hầm trú ẩn của người dân làm chết 50 người, khoảng 100 người sống sót chạy ra ngoài bị bắn và đập đầu chết rồi ném xuống những hố sâu.[94]
Thảm sát Tổng Chúp 9/3/1979 Việt Nam Hợp tác xã Hồng Ngọc, thuộc thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 43[2] Trung Quốc Trung Quốc Ngày 9/3/1979, 4 ngày sau khi Trung quốc tuyên bố rút quân, tại hợp tác xã Hồng Ngọc (thuộc thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) phần lớn vợ con của các cán bộ trại lợn Đức Chính, cách đó tầm 2 km đang trên đường sơ tán, khi đến cây số 5 trên đường đi Bắc Kạn thì gặp lính Trung Quốc, bị dồn về đây. Lính Trung Quốc sát hại từng người rồi quẳng xác xuống giếng.[2]

Số người bị giết: 43 người phần lớn là cụ già, phụ nữ và trẻ em. Bao gồm cả phụ nữ có thai, các em nhỏ từ 8 tháng - 12 tuổi.

Số người thoát: 1 phụ nữ, hiện đã chết.[95]

Hình thức thảm sát: Chủ yếu là bịt mắt, trói tay và bị gậy tre đập vỡ sọ. Ngoài ra còn có: chặt đầu, chặt thân thể, móc mắt, quẳng xác xuống giếng hoặc ven bờ suối.[96]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kiernan, Ben (2019). Việt Nam: a history from earliest time to the present. Oxford University Press. ISBN 978-0-1900-5379-6.
  2. ^ a b c “Chuyện chưa biết về vụ thảm sát kinh hoàng của lính Trung Quốc ở biên giới”.
  3. ^ a b Choi 2004, tr. 37.
  4. ^ “Di tích Ngã tư Đức Hòa - địa chỉ đỏ về lịch sử”. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “Về thăm di tích quốc gia vụ thảm sát Chợ Giữa, Vĩnh Kim”. Báo Ấp Bắc. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ “Địa điểm vụ thảm sát Chợ Giữa Vĩnh Kim”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ Félixine 1959, tr. 74-76
  8. ^ Valette 1994, tr. 31
  9. ^ “Les massacres de septembre 1945 à Saïgon” (bằng tiếng Pháp). Association Nationale des Anciens et Amis de l'Indochine et du Souvenir Indochinois. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập 1 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 519 - 521
  11. ^ 23 novembre 1946: Bombardement de Haïphong: 6000 morts (Vietnam)
  12. ^ Bombardement de haiphong - Histoire du Monde
  13. ^ “Bình Dương”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2016. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ “Trang thong tin dien tu tinh Quang Binh”.
  15. ^ “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bến Tre”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  16. ^ “Vụ thảm sát làng Tân Minh năm 1947”. Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2016. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  17. ^ “Trận thảm sát Chợ Gộ: Đừng để tủi lòng người đã khuất”. BaoQuangBinh. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  18. ^ “Vụ thảm sát chợ Gộ”. BaoQuangBinh. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  19. ^ Nguyễn Thanh (Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV) (31 tháng 5 năm 2023). “Vụ thảm sát 400 đồng bào vô tội Quảng Nam năm 1948. - Tài liệu liên quan đến vụ thảm sát này còn được lưu trữ trong phông Phủ thủ hiến Trung Việt tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV” (bằng tiếng Vietnamese). Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (State Records And Archives Management Department Of VietNam). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  20. ^ “INDO-CHINA: Massacre at Cap”. Time (bằng tiếng Anh). 4 tháng 8 năm 1952. ISSN 0040-781X. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2023.
  21. ^ Holdfast Newsletter
  22. ^ “Cape St. Jacques - Vung Tau”. saigon-vietnam.fr. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2023.
  23. ^ “Nhân chứng sống sót kể chuyện vụ thảm sát Cát Bay kinh hoàng”. Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập 13 tháng 11 năm 2015.
  24. ^ a b https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/44408302-noong-nhai-noi-dau-con-buot-nhoi%E2%80%A6.html
  25. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  26. ^ a b "Apocalypse Then". Newseek (9 tháng 4 năm 2000).
  27. ^ 아, 몸서리쳐지는 한국군! . The Hankyoreh. ngày 26 tháng 7 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2008.
  28. ^ Kim, Wan-seop (2002). 親日派のための弁明. 草思社. ISBN 4-7942-1152-X.
  29. ^ A. Kameyama, Betonamu Sensou, Saigon Souru, Toukyou [Vietnam War, Saigon, Seoul, Tokyo], Iwanami Shoten Publishing, 1972, p. 122
  30. ^ “Civilian Killings Went Unpunished”. latimes.com. 6 tháng 8 năm 2006. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  31. ^ a b c d "Nền cộng hòa" và cuộc thảm sát chợ Được - Báo Quảng Nam Online”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2018.
  32. ^ “Du lịch Di Tích Lịch sử Vụ Thảm Sát Ngân Sơn”. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  33. ^ “Phú Yên Online”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  34. ^ “KHU DI TÍCH VỤ THẢM SÁT BÌNH THÀNH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  35. ^ “DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2016. Truy cập 22 tháng 4 năm 2016.
  36. ^ “Di tích Lịch sử - Vụ thảm sát Hướng Điền cần được quan tâm bảo tồn”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  37. ^ Vietnam: Why Did We Go?" by Avro Manhattan, Chick Publication, California 1984, pp. 56 & 89
  38. ^ Nguồn: Kỷ niệm 50 năm ngày "Phú Lợi căm thù" Lưu trữ 2008-12-04 tại Wayback Machine". Báo Lao động. Truy cập 2008-26-12.
  39. ^ “Di tích lịch sử Văn hoá Cách mạng”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2018. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  40. ^ “THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ "HẬU GIANG". Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  41. ^ “Nguyên nhân dẫn đến phong trào Phật giáo 1963 ở miền Nam Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2016. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  42. ^ “CHĂM SÓC KHU DI TÍCH MỸ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2016. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  43. ^ a b “Account Suspended”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2016.
  44. ^ “Phú Yên Online”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2016. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  45. ^ p.15 韓國軍隊的屠殺 民主化後被掲露 Asahi Shimbun
  46. ^ a b Ku Su Jeong (2 tháng 9 năm 1999). “Words of Condemnation and Drinks of Reconciliation”. The Hankyoreh.
  47. ^ 제8장 조선 전쟁과 베트남 전쟁. Dong-A Ilbo (tiếng Triều Tiên).
  48. ^ Armstrong 2001, tr. 530-534
  49. ^ Armstrong 2001, tr. 530
  50. ^ Tưởng niệm 45 năm vụ thảm sát Diên Niên - Phước Bình
  51. ^ Wintle 2006, tr. 266
  52. ^ Oliver 2006, tr. 11
  53. ^ “Điện Bàn: Xây dựng mới Tượng đài di tích Vụ thảm sát Thủy Bồ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  54. ^ Moreau, Ron (9 tháng 4 năm 2000). "South Korea's Vietnam". Newseek.
  55. ^ Kwon 2007, tr. 55
  56. ^ Kwon 2007, tr. 47
  57. ^ Han Hong-gu (2000). 한국군도 많이 당했다" 채명신 전 주월한국군총사령관 인터뷰... 남베트남군 사령관 만나 사과한 적도 (tiếng Triều Tiên). Hankyoreh.
  58. ^ Go Gyeong-tae (2001). 특집 "그날의 주검을 어찌 잊으랴" 베트남전 종전 26돌, 퐁니·퐁넛촌의 참화를 전하는 사진을 들고 현장에 가다 (tiếng Triều Tiên). Hankyoreh.
  59. ^ MAJ Tony Raimondo, JA. The My Lai Massacre: A Case Study Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine (PDF). Human Rights Program, School of the Americas, Fort Benning, Georgia.
  60. ^ William George Eckhardt (2000). My Lai: An American Tragedy Lưu trữ 2007-11-07 tại Wayback Machine.
  61. ^ My Lai Massacre. Law Library (Net Industries).
  62. ^ Những tội ác của "Mãnh Hổ", "Rồng Xanh" Đại Hàn ở VN
  63. ^ "A My Lai a Month" Lưu trữ 2010-04-03 tại Wayback Machine, bài báo xuất bản tạp chí The Nation.
  64. ^ Trang chủ
  65. ^ "On Awful Night in Thanh Phong". Gregory L. Vistica của báo The New York Times, xuất bản ngày 25 tháng 4 năm 2001, trang 3.
  66. ^ Gary D. Solis. (1997). Did Military Justice Fail or Prevail? Lưu trữ 2014-11-11 tại Wayback Machine. Đại học Duke, tr. xix, 299.
  67. ^ David Greenberg (4 tháng 5 năm 2001). "Apocalypse Then". Tạp chí Slate.
  68. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2016.
  69. ^ Hoàng Lam (10 tháng 4 năm 2010). "Nỗi đau giờ mới kể". Báo Tiền phong.
  70. ^ “Bệnh viện Bạch Mai trong trận bom B52 năm 1972”. hanoitv.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  71. ^ “Ký ức Bạch Mai dưới mưa bom - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  72. ^ “Hậu quả trận ném bom Khâm Thiên 25/12/1972”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  73. ^ Tập san Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 08/04/1974
  74. ^ http://aad.archives.gov/aad/createpdf?rid=95660&dt=2474&dl=1345
  75. ^ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975), tác giả TS. Thượng tá Hồ Sơn Đài, trang 108
  76. ^ Krohn 1993, tr. 30
  77. ^ “Nation: On the Other Side: Terror as Policy”. TIME.com. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  78. ^ Anderson, David L. The Columbia Guide to the Vietnam War. 2004, trang 98-9
  79. ^ The Myth of the Hue Massacre. Ramparts (bộ 13, số 8) ấn bản tháng Năm-Sáu năm 1975. Tác giả Edward Herman và D. Gareth Porter.
  80. ^ a b Don Oberdorfer (1971). Tet!.
  81. ^ Kendrick Oliver, The My Lai Massacre in American History and Memory (Manchester University Press, 2006), tr. 27.
  82. ^ Pierre Journod, "La France, les États-Unis et la guerre du Vietnam: l'année 1968", trong cuốn Les relations franco-américaines au XX siècle, chỉnh sửa bởi Pierre Melandri và Serge Ricard (L'Harmattan, 2003), tr. 176.
  83. ^ "Giải mã Tết Mậu Thân". Báo Thanh Niên. 26 tháng 1 năm 2013.
  84. ^ Viet Cong Repression and Its Implication for the Future. The Rand Corporation (1970).
  85. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2016.
  86. ^ Laderman, Scott (ngày 16 tháng 1 năm 2009). Tours of Vietnam: War, Travel Guides, and Memory. Durham, NC: Duke University Press Books. tr. 94. ISBN 978-0822344148.
  87. ^ Laderman, Scott (ngày 16 tháng 1 năm 2009). Tours of Vietnam: War, Travel Guides, and Memory. Durham, NC: Duke University Press Books. tr. 90. ISBN 978-0822344148.
  88. ^ a b Nỗi đau chưa biết về vụ thảm sát 515 cư dân đảo Thổ Chu - VTC News
  89. ^ Thổ Chu - ký ức đau thương - Tuổi Trẻ Online
  90. ^ “Nhìn lại vụ thảm sát cuồng vọng và man rợ của Khmer Đỏ”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập 13 tháng 9 năm 2024.
  91. ^ “40 năm trước, máu tràn Bù Đốp”.
  92. ^ Hữu Ngọc (8 tháng 5 năm 2005). “The river flows quietly once again” (bằng tiếng Anh). Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2015.
  93. ^ “MEANWHILE: When the Khmer Rouge came to kill in Vietnam” (bằng tiếng Anh). International Herald Tribune. 7 tháng 1 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2005. Truy cập 4 tháng 9 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  94. ^ “Chùa Phi Lai và những ký ức kinh hoàng Lai”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập 13 tháng 8 năm 2016.
  95. ^ “Thảm sát biên giới Việt-Trung”.
  96. ^ “Lính Trung Quốc thảm sát ở Cao Bằng: Ký ức kinh hoàng của những người sống sót - VTC News”.

Tư liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Félixine, Lucien (1959). L'Indochine livrée aux bourreaux (bằng tiếng Pháp). Nouvelles Editions Latines.
  • Valette, Jacques (1994). La Guerre d'Indochine 1945-1954 (bằng tiếng Pháp). Armand Colin.
  • Armstrong, Charles (2001). Critical Asian Studies, Volume 33, Issue 4: America's Korea, Korea's Vietnam. Routledge.
  • Wintle, Justin (2006). Romancing Vietnam: inside the boat country. Signal Books Ltd. ISBN 1-904955-15-0.
  • Oliver, Kendrick (2006). The My Lai Massacre in American History and Memory. Đại học Manchester (Anh). ISBN 978-0-7190-6891-1.
  • Kwon, Heonik (2007). After the Massacre: Commemoration and Consolation in Ha My and My Lai. Đại học California (Hoa Kỳ). ISBN 978-0-520-24797-0.
  • Krohn, Charles A (1993). The Lost Battalion: Controversy and Casualties in the Battle of Hue. Westport, Conn: Praeger.