Bước tới nội dung

Thành phố (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Danh sách thành phố Việt Nam)

Việt Nam, thể chế thành phố được xác định theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội dựa trên một số tiêu chí nhất định như diện tích, dân số, tình trạng công trình hạ tầng xã hội hay mức độ quan trọng về kinh tế, chính trị.

Về cơ bản, các đô thị từ loại III trở lên là những thành phố. Một số thành phốViệt Namđơn vị hành chính cấp tỉnh (cấp 1), gọi là các thành phố trực thuộc trung ương. Các thành phố còn lại là đơn vị hành chính cấp huyện (cấp 2), gọi là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ươngthành phố thuộc tỉnh.

Thành phố trực thuộc trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố trực thuộc trung ương được xếp vào hạng các đô thị Đặc biệt hoặc đô thị loại I. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, là động lực phát triển cho cả quốc gia, một vùng hoặc liên vùng chứ không còn nằm bó hẹp trong phạm vi một tỉnh. Các thành phố này có cơ sở hạ tầngkhoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về vận tải.

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí MinhHải Phòng là các thành phố trực thuộc trung ương vào năm 1976, ngay sau khi đất nước thống nhất. Năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương và được công nhận là đô thị loại I vào năm 2003. Năm 2004, Cần Thơ chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương và được công nhận là đô thị loại I vào năm 2009.Thành phố Huế được thành lập từ 1/1/2025 theo nghị quyết của Quốc hội và trở thành Thành phố Trực Thuộc Trung Ương thứ 6 của Việt Nam.

Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là một đơn vị hành chính cấp hai tương đương với huyện, quận, thị xãthành phố thuộc tỉnh. Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là một đô thị của một thành phố trực thuộc trung ương.

Đây là loại hình đơn vị hành chính mới có từ năm 2013. Trước đó, theo Hiến pháp năm 1992[1], thành phố thuộc trung ương chỉ gồm ba loại hình đơn vị hành chính cấp huyện là quận, huyện và thị xã. Hiến pháp 2013[2] đã bổ sung đơn vị hành chính tương đương cấp huyện này nhằm tạo điều kiện tổ chức các mô hình cơ quan quản lý tại các đô thị có mức độ đô thị hóa cao ở Việt Nam. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đang xúc tiến thí điểm Đề án chính quyền đô thị mà trong cấu trúc có đơn vị hành chính thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[4] đã quy định tên của loại hình đơn vị hành chính mới là "thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương".

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021)[5]. Theo đó, thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tíchdân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15[10] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, thành lập thành phố Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng trên cơ sở toàn bộ 261,91 km² diện tích tự nhiên; quy mô dân số 382.103 người của huyện Thủy Nguyên và điều chỉnh 7,19 km² diện tích tự nhiên khu vực đảo Vũ Yên tại phường Đông Hải 1 thuộc quận Hải An.

Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có diện tích 211,56km² và quy mô dân số 1.013.795 người, có 34 phường trực thuộc. Còn thành phố Thủy Nguyên sau khi thành lập có diện tích 269,10km² và quy mô dân số 397.570 người, có 17 phường và 4 trực thuộc. Như vậy, hiện nay Thủ Đức và Thủy Nguyên là hai thành phố thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Thành phố thuộc tỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố thuộc tỉnh là 1 đơn vị hành chính tương đương với cấp quận, huyện, thị xã; chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh đó. Thường đó cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục,... của một tỉnh (tỉnh lỵ). Một số thành phố lớn thuộc tỉnh còn giữ vai trò làm trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị,... của cả 1 vùng (liên tỉnh). Hiện nay, có 18 tỉnh có hơn 1 thành phố trực thuộc là: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang. Các thành phố: Sông Công, Phổ Yên, Phúc Yên, Từ Sơn, Chí Linh, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, Tam Điệp, Sầm Sơn, Hội An, Cam Ranh, Bảo Lộc, Long Khánh, Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An, Dĩ An, Vũng Tàu, Gò Công, Sa Đéc, Hồng Ngự, Châu Đốc, Hà Tiên, Phú Quốc, Ngã Bảy không phải là tỉnh lỵ của các tỉnh trên nhưng giữ vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa của 1 khu vực trong tỉnh hoặc là các trung tâm du lịch, công nghiệp, cửa khẩu quốc tế,...

Hiện nay, Việt Nam có 7 thành phố thuộc tỉnh có mức độ đô thị hóa cao, chỉ có phường mà không có trực thuộc là: Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Từ SơnVĩnh Long.

Thành phố thuộc tỉnh có dân số đông nhất là Biên Hòa với 1.055.414 nhân khẩu. Đây cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông nhất cả nước, tương đương với dân số 2 đô thị loại I trực thuộc Trung ương là thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ và cao gấp hơn 3 lần tỉnh có dân số ít nhất là Bắc Kạn với 301.000 nhân khẩu. Thành phố trực thuộc tỉnh có dân số ít nhất là Lai Châu với 42.973 người, chỉ tương đương với thị trấn Phan Rí Cửa (Tuy Phong, Bình Thuận) với dân số 45.805 người.

Thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất là Hạ Long với 1.119,12 km², còn thành phố thuộc tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Sầm Sơn với 44,94 km².

 
Hạng Tên Trực thuộc Dân số Hạng Tên Trực thuộc Dân số
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội
Hà Nội
1 Thành phố Hồ Chí Minh Trung ương 8.993.082 11 Vinh Nghệ An 473.275 Hải Phòng
Hải Phòng
Cần Thơ
Cần Thơ
2 Hà Nội Trung ương 8.053.663 12 Thanh Hóa Thanh Hóa 436.833
3 Hải Phòng Trung ương 2.028.514 13 Nha Trang Khánh Hòa 422.601
4 Cần Thơ Trung ương 1.235.171 14 Buôn Ma Thuột Đắk Lắk 375.590
5 Đà Nẵng Trung ương 1.134.310 15 Tân Uyên Bình Dương 370.512
6 Huế Trung ương 1.128.620 16 Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu 357.124
7 Biên Hòa Đồng Nai 1.055.414 17 Thái Nguyên Thái Nguyên 340.403
8 Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh 1.013.795 18 Bắc Giang Bắc Giang 326.354
9 Thuận An Bình Dương 596.227 19 Thủy Nguyên Hải Phòng 333.810
10 Dĩ An Bình Dương 474.681 20 Hạ Long Quảng Ninh 322.710
  1. ^ Một số thành phố được mở rộng hoặc thành lập sau tổng điều tra năm 2019, bao gồm Thủ Đức, Thuận An, Huế, Dĩ An, Vinh, Tân Uyên, Thanh Hóa, Thủy Nguyên, Bắc Giang, Hạ Long.
  2. ^ Không bao gồm dân số quy đổi (tính cả những người tạm trú).

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố thời thuộc Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời thuộc Pháp, có 3 loại thành phố:

Thành phố cấp 1 (municipalité de première classe) hay thành phố lớn (grande municipalité), thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp, gồm 3 thành phố:

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng Sắc lệnh ngày 19/7/1888 là Sắc lệnh thành lập các Hội đồng thành phố Hà Nội và Hải Phòng, chứ không phải là thành lập các thành phố ấy)[11].

Thành phố cấp 2 (municipalité de deuxième classe) ngang cấp tỉnh, thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (thời kỳ đầu thì của Thống đốc Nam Kỳ), gồm 3 thành phố:

Thành phố cấp 3 (commune), thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh, do viên công sứ đầu tỉnh kiêm nhiệm chức đốc lý (tức thị trưởng), gồm:

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945[21] quy định có các thành phố sau đây: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn, Nam Định, Vinh – Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt. Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác thuộc quyền cấp kỳ (bộ).

Ngày 24 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời lại quy định tạm coi các thành phố Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng như thị xã, tức là tỉnh sẽ thay kỳ trong việc quản lý.

Giai đoạn 19541975

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Hiệp định Genève, 1954, Việt Nam bị chia làm 2 miền. Mỗi miền lại có quy chế đô thị riêng.

Miền Bắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 19451957, miền Bắc có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

Ngày 3 tháng 9 năm 1957, thành phố Nam Định sáp nhập vào tỉnh Nam Định và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh này. Trước đó, tỉnh lỵ tỉnh Nam Định đặt ở Hành Thiện, Xuân Trường. Trước đó một thời gian, Nam Định còn là 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh; gồm tỉnh Nam Định, tỉnh Bùi Chu và thành phố Nam Định trực thuộc trung ương.

Ngày 4 tháng 6 năm 1962, thành phố Việt Trì được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Việt Trì (trước đó, ngày 7 tháng 6 năm 1957, thị xã Việt Trì được thành lập trên cơ sở sát nhập thị trấn Việt Trì thuộc huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ và thị trấn Bạch Hạc thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).

Ngày 19 tháng 10 năm 1962, thành phố Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Thái Nguyên.

Ngày 10 tháng 10 năm 1963, thành phố Vinh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Vinh.

Tính đến trước năm 1975, miền Bắc có 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng cùng 4 thành phố trực thuộc tỉnh là Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Vinh.

Miền Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Miền Nam đến trước 1975 chính quyền Việt Nam Cộng hòa không xây dựng quy chế thành phố mà thành lập 2 cấp tương đương là Đô thành Sài Gòn và 10 thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần ThơRạch Giá[22].

Về phân cấp hành chính các thị xã tự trị được tổ chức không giống nhau tùy theo ý nghĩa về quân sự và văn hóa.

Về phân chia hành chính trong các thị xã: Các thị xã được chia thành các quận, có thị xã được chia thành vài quận trong một đơn vị hành chính độc lập trực thuộc trung ương, cũng có thị xã bao gồm vài quận trực thuộc một tỉnh nhưng các quận này ngoài trực thuộc tỉnh đó còn trực thuộc Thị xã tự trị quản lý nó. Cũng có thị xã không chia quận (Chỉ có 1 quận là chính thị xã đó). Các quận lại được chia thành các phường như ngày nay.

Danh sách các thị xã tự trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên đô thành/thị xã Chức năng hành chính Số quận trực thuộc Dân số (người) (năm 1970)
Đô thành Sài Gòn Thủ đô 11 quận: quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 1.825.297
1 Cam Ranh[23] Trung tâm Đặc khu Cam Ranh 2 quận: quận Bắc và Nam 118.111
2 Cần Thơ Tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh 2 quận: quận Nhứt và Nhì 182.424
3 Đà Nẵng[24] Trung tâm Đặc khu Đà Nẵng 3 quận: quận 1, 2 và 3 472.194
4 Đà Lạt Tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức Duy nhất 1 quận 105.072
5 Huế Tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên Ba quận: quận Thành Nội, Hữu Ngạn và Tả Ngạn 209.043
6 Nha Trang Tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa Hai quận: quận 1 và 2 216.227
7 Mỹ Tho Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường Duy nhất 1 quận 119.892
8 Quy Nhơn Tỉnh lỵ tỉnh Bình Định Ba quận: quận Nhơn Bình, Nhơn Định và Nguyễn Huệ 213.727
9 Rạch Giá Tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang Duy nhất 1 quận 99.933
10 Vũng Tàu Trung tâm Đặc khu Vũng Tàu Duy nhất 1 quận 108.436

Giai đoạn 1975–1986

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi thống nhất đất nước, hệ thống quản lý các thành phố ở miền Bắc được giữ nguyên. Tại miền Nam, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn hợp nhất với tỉnh Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc trung ương. Tất cả các thị xã tự trị bị giải thể.

Như vậy đến trước năm 1986, Việt Nam có 3 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, 1 đặc khu tương đương thành phố trực thuộc trung ương: Vũng Tàu – Côn Đảo và 11 thành phố thuộc tỉnh: Đà Nẵng, Đà Lạt, Nam Định, Huế, Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Biên HòaNha Trang.

Giai đoạn 1986 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới; kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ đô thị hóa cũng tăng nhanh dẫn đến sự ra đời và phát triển của rất nhiều thành phố mới. Qua các năm, những thành phố mới được thành lập bao gồm:

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông và thành phố Sơn Tây được sáp nhập vào Thành phố Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, theo nghị quyết của Chính phủ, Hà Đông trở thành một quận thuộc Hà Nội, còn Sơn Tây được chuyển trở lại thành thị xã để phù hợp với các quy định pháp luật về đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương lúc bấy giờ (*).

Cùng với sự gia tăng về số lượng thành phố thuộc tỉnh; một số thành phố thuộc tỉnh khác phát triển nhanh chóng, trở thành các trung tâm kinh tế lớn và được nâng cấp lên thành phố trực thuộc trung ương như Đà Nẵng (1997) và Cần Thơ (2004). Như vậy, hiện nay Việt Nam có 6 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế; 2 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: Thủ Đức, Thủy Nguyên và 84 thành phố thuộc tỉnh.

Phân loại đô thị

[sửa | sửa mã nguồn]
Có 2 thành phố là đô thị loại đặc biệt
Stt Tên thành phố Trực thuộc Hình ảnh Stt Tên thành phố Trực thuộc Hình ảnh
1 Hà Nội Trung ương 2 Thành phố Hồ Chí Minh Trung ương
Có 22 thành phố là đô thị loại I
Stt Tên thành phố Trực thuộc Hình ảnh Stt Tên thành phố Trực thuộc Hình ảnh
1 Cần Thơ Trung ương 12 Long Xuyên An Giang
2 Đà Nẵng 14 Mỹ Tho Tiền Giang
3 Hải Phòng 15 Nha Trang Khánh Hòa
4 Huế 16 Pleiku Gia Lai
5 Bắc Ninh Bắc Ninh 17 Quy Nhơn Bình Định
6 Biên Hòa Đồng Nai 18 Thái Nguyên Thái Nguyên
7 Buôn Ma Thuột Đắk Lắk 19 Thanh Hóa Thanh Hóa
8 Đà Lạt Lâm Đồng 20 Thủ Dầu Một Bình Dương
9 Hạ Long Quảng Ninh 21 Việt Trì Phú Thọ
10 Hải Dương Hải Dương 21 Vinh Nghệ An
11 Hoa Lư Ninh Bình 22 Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu
Có 39 thành phố là đô thị loại II
Stt Tên thành phố Trực thuộc Hình ảnh Stt Tên thành phố Trực thuộc Hình ảnh
1 Bà Rịa Bà Rịa – Vũng Tàu 21 Phú Quốc Kiên Giang
2 Bạc Liêu Bạc Liêu 22 Phủ Lý Hà Nam
3 Bắc Giang Bắc Giang 23 Quảng Ngãi Quảng Ngãi
4 Bến Tre Bến Tre 24 Rạch Giá Kiên Giang
5 Cà Mau Cà Mau 25 Sa Đéc Đồng Tháp
6 Cao Lãnh Đồng Tháp 26 Sóc Trăng Sóc Trăng
7 Cẩm Phả Quảng Ninh 27 Sông Công Thái Nguyên
8 Châu Đốc An Giang 28 Sơn La Sơn La
9 Dĩ An Bình Dương 29 Tam Kỳ Quảng Nam
10 Đông Hà Quảng Trị 30 Tân An Long An
11 Đồng Hới Quảng Bình 31 Thái Bình Thái Bình
12 Hà Tĩnh Hà Tĩnh 32 Trà Vinh Trà Vinh
13 Hòa Bình Hòa Bình 33 Tuy Hòa Phú Yên
14 Kon Tum Kon Tum 34 Tuyên Quang Tuyên Quang
15 Lạng Sơn Lạng Sơn 35 Uông Bí Quảng Ninh
16 Lào Cai Lào Cai 36 Vị Thanh Hậu Giang
17 Móng Cái Quảng Ninh 37 Vĩnh Long Vĩnh Long
18 Nam Định Nam Định 38 Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
19 Phan Rang – Tháp Chàm Ninh Thuận 39 Yên Bái Yên Bái
20 Phan Thiết Bình Thuận
Có 27 thành phố là đô thị loại III
Stt Tên thành phố Trực thuộc Hình ảnh Stt Tên thành phố Trực thuộc Hình ảnh
1 Bảo Lộc Lâm Đồng 15 Hồng Ngự Đồng Tháp
2 Bắc Kạn Bắc Kạn 16 Hưng Yên Hưng Yên
3 Bến Cát Bình Dương 17 Lai Châu Lai Châu
4 Cam Ranh Khánh Hòa 18 Long Khánh Đồng Nai
5 Cao Bằng Cao Bằng 19 Ngã Bảy Hậu Giang
6 Chí Linh Hải Dương 20 Phổ Yên Thái Nguyên
7 Điện Biên Phủ Điện Biên 21 Phúc Yên Vĩnh Phúc
8 Đông Triều Quảng Ninh 22 Sầm Sơn Thanh Hóa
9 Đồng Xoài Bình Phước 23 Tam Điệp Ninh Bình
10 Gia Nghĩa Đắk Nông 24 Tân Uyên Bình Dương
11 Gò Công Tiền Giang 25 Tây Ninh Tây Ninh
12 Hà Giang Hà Giang 26 Thuận An Bình Dương
13 Hà Tiên Kiên Giang 27 Từ Sơn Bắc Ninh
14 Hội An Quảng Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hiến pháp số 68/LCT/HĐNN8 của Quốc hội: Hiến pháp năm 1992”.
  2. ^ “Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ “Đổi mới tổ chức đơn vị hành chính theo Hiến pháp năm 2013”. Tạp chí nghiên cứu lập pháp. 1 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ “Luật số 77/2015/QH13 của Quốc hội: Luật tổ chức chính quyền địa phương”.
  5. ^ “Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.
  6. ^ General Statistics Office (2019). Kết quả Toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (Completed Results of the 2019 Viet Nam Population and Housing Census). Statistical Publishing House. ISBN 978-604-75-1532-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ “Tìm hiểu lịch sử Sài Gòn”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ Hình ảnh Sài Gòn theo dòng lịch sử[liên kết hỏng]
  9. ^ Papin, Philippe (2001). Histoire de Hanoi. Fayard. tr. 381–386. ISBN 2213606714.
  10. ^ “Đôi nét về lịch sử Hải Phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2010.
  11. ^ Thành phố Hải Phòng thành lập năm 1874 hay 1888[liên kết hỏng]
  12. ^ “Thiên Trường - Nam Định thời kỳ Pháp thuộc”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
  13. ^ 120 năm đô thị hóa miền Trung - Phần 3: Nâng cấp đô thị (1919-1929)
  14. ^ a b “Hải Dương: công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là đô thị loại II”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  15. ^ “Khái quát về lịch sử thành phố Vinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2010.
  16. ^ “Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  17. ^ “Khái quát chung về lịch sử hình thành - phát triển thành phố Thanh Hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2010.
  18. ^ Những vòng xoay Phan Thiết
  19. ^ Quyết định Ban hành kèm theo Quyết định này Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
  20. ^ “Từ xóm Câu-Động Hải đến thành phố Đồng Hới”. BaoQuangBinh. Truy cập 25 tháng 9 năm 2015.
  21. ^ “Sắc lệnh 77 tổ chức chính quyền nhân dân thị xã thành phố”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
  22. ^ Bản cache: Thư độc giả về bài "Giáo dục Thời Việt Nam Cộng Hòa"[liên kết hỏng]
  23. ^ Về mặt quân sự, thị xã Cam Ranh còn là một Đặc khu.
  24. ^ Về mặt quân sự, thị xã Đà Nẵng còn là một Đặc khu.
  25. ^ “Quyết định 438-CP tổ chức cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đặc khu Vũng Tầu Côn Đảo”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  26. ^ “Nghị quyết 1109/NQ-UBTVQH14 2020 thành lập thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
  27. ^ LuatVietnam. “Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 thành lập Thành phố Thủ Đức, TPHCM”. LuatVietnam. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
  28. ^ “Nghị quyết 469/NQ-UBTVQH15 2022 thành lập phường thuộc thị xã Phổ Yên Thái Nguyên”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]