Bước tới nội dung

Danh sách lãnh tụ Liên Xô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lãnh tụ
Mikhail Gorbachev, người lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô
Dinh thựKremlin, Moskva
Bổ nhiệm bởiMột nhà lãnh đạo sẽ không thể cai trị, hoặc nắm giữ quyền lực, không có sự hỗ trợ trong Bộ Chính trị, Ủy ban Trung ương hoặc Ban Bí thư Trung ương
Thành lập30 tháng 12 năm 1922 (thành lập Liên Xô)
Người đầu tiên giữ chứcVladimir Lenin
(là Người đứng đầu chính phủ)
Người cuối cùng giữ chứcMikhail Gorbachev
(là Tổng thống)
Bãi bỏ25 tháng 12 năm 1991 (tan rã kết thúc cộng sản)
26 tháng 12 năm 1991 (Liên Xô tan rã)

Đây là danh sách lãnh tụ Liên Xô, gồm những người từng nắm quyền lực tối cao ở Liên Xô. Thực tế đó là những người đứng đầu Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Cơ cấu quyền lực ở Liên Xô có ba nhánh chính, dẫn đến 3 vị trí cao nhất.

Đứng đầu nhánh hành pháp (chính phủ) là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng). Thời Lenin chức vụ này, lúc đó gọi là Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ, là vị trí số 1 vì thực chất Lenin (Chủ tịch Hội đồng dân ủy) là lãnh tụ đảng Bolshevik từ khởi thủy.

Chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô được lập ra tháng 4 năm 1922 nhưng sau khi Lenin qua đời mới trở thành quan trọng nhất. (Trong khoảng từ 1952 đến tháng 4 năm 1966, chức vụ này được gọi là Bí thư thứ nhất.) Vị trí đó đã tạo điều kiện cho Stalin tiêu diệt "đội cận vệ già", trục xuất Lev Davidovich Trotsky (Лев Давидович Троцкий) và thâu tóm quyền lực vô hạn. Về sau ông được xưng tụng là "lãnh tụ dân tộc" thì thậm chí không dùng danh hiệu Tổng bí thư nữa [1]. Về mặt chính quyền, Stalin giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vì thế khi Stalin chết, Malenkov thay ông ở chức vụ này, lúc đầu được xem là lãnh tụ mới. Malenkov giữ chức này đến tận 1955, nhưng thực tế từ tháng 9 năm 1953 thực quyền về tay Khruschov. Trước đó Lavrenty Pavlovich Beria (Лаврентий Павлович Берия, bộ trưởng nội vụ do Stalin cất nhắc) cố gắng tập trung quyền lực trong đảng, nhưng Khruschov cầm đầu phe chống lại, bắt giữ Beria (tháng 6 năm 1953), và do đó nắm được quyền lãnh đạo tối cao, khẳng định vị trí số 1 của chức vụ Bí thư thứ nhất. Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không còn là quan trọng nhất nữa, mặc dù từ tháng 3 năm 1958 Khruschev cũng kiêm luôn chức này.

Về mặt pháp lý thì nguyên thủ quốc gia do Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô đảm nhiệm, sau là Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô (phương Tây gọi một cách không chính thức là Chủ tịch Liên Xô). Trên lý thuyết đó là vị trí cao nhất, do lẽ Xô viết Tối cao là quốc hội, tức cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, theo Hiến pháp Liên Xô. Từ Brezhnev trở đi, các Tổng bí thư kiêm chức vụ này, tức vừa có thực quyền số 1, vừa là nguyên thủ chính thức.

Ngày 14 tháng 3 năm 1990, Đại hội Đại biểu Nhân dân (mới bầu ra năm 1989) bỏ phiếu chấm dứt sự kiểm soát của Đảng Cộng sản trên chính quyền và bầu Gorbachov làm Tổng thống Liên Xô. Chức vụ này trở thành nguyên thủ, từ đó Chủ tịch Xô viết Tối cao chỉ còn là chủ tịch quốc hội, đứng đầu nhánh lập pháp. [2]

Việc lãnh tụ Đảng Cộng sản thường kiêm giữ một vị trí khác khiến phương Tây hay nhầm lẫn về nhân vật số 1 của Liên Xô: Lenin, Stalin, Malenkov và Khrushchov kiêm chức thủ tướng, còn Brezhnev và những người kế nhiệm kiêm chức chủ tịch.

Mikhail GorbachevMikhail GorbachevKonstantin ChernenkoKonstantin ChernenkoYuri AndropovYuri AndropovLeonid BrezhnevLeonid BrezhnevNikita KhrushchevNikita KhrushchevGeorgy MalenkovGeorgy MalenkovJoseph StalinJoseph StalinVladimir LeninVladimir Lenin
Tên Chức vụ Thời kỳ Thời gian tại nhiệm
Bắt đầu Kết thúc
Vladimir Iliych Lenin

(1870-1924)

Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ[3] 8 tháng 11 năm 1917 21 tháng 1 năm 1924 6 năm, 74 ngày
Iosif Vissarionovich Stalin

(1878-1953)

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 3 tháng 4 năm 1922 16 tháng 10 năm 1952 30 năm, 196 ngày
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 6 tháng 5 năm 1941 5 tháng 3 năm 1953 11 năm, 303 ngày
Georgy Maksimilianovich Malenkov

(1902-1988)

Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 1 tháng 7 năm 1948 14 tháng 3 năm 1953 4 năm, 256 ngày
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 5 tháng 3 năm 1953 8 tháng 2 năm 1955 1 năm, 340 ngày
Nikita Sergeyevich Khrushchov

(1894-1971)

Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô 7 tháng 9 năm 1953 14 tháng 10 năm 1964 11 năm, 37 ngày
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 27 tháng 3 năm 1958 14 tháng 10 năm 1964 6 năm, 201 ngày
Leonid Ilyich Brezhnev

(1906-1982)

Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô 14 tháng 10 năm 1964 8 tháng 4 năm 1966 1 năm, 176 ngày
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 8 tháng 4 năm 1966 10 tháng 11 năm 1982 16 năm, 216 ngày
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô 16 tháng 6 năm 1977 10 tháng 11 năm 1982 5 năm, 147 ngày
Yuri Vladimirovich Andropov

(1914-1984)

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 12 tháng 11 năm 1982 9 tháng 2 năm 1984 1 năm, 89 ngày
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô 6 tháng 6 năm 1983 9 tháng 2 năm 1984 248 ngày
Konstantin Ustinovich Chernenko

(1911-1985)

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 13 tháng 2 năm 1984 10 tháng 3 năm 1985 1 năm, 25 ngày
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô 11 tháng 4 năm 1984 10 tháng 3 năm 1985 333 ngày
Mikhail Sergeyevich Gorbachov

(1931-2022)

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô 11 tháng 3 năm 1985 24 tháng 8 năm 1991 6 năm, 166 ngày
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô 1 tháng 10 năm 1988 25 tháng 5 năm 1989 236 ngày
Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô 25 tháng 5 năm 1989 15 tháng 3 năm 1990 294 ngày
Tổng thống Liên Xô 15 tháng 3 năm 1990 25 tháng 12 năm 1991 1 năm, 285 ngày
  1. ^ Stalin không dùng danh hiệu Tổng bí thư nữa mà chỉ ký "I. Stalin, bí thư", tỏ ra rằng tên của ông có sức nặng hơn tính từ "tổng".
  2. ^ Trước kia, Xô viết Tối cao Liên Xô họp xuân thu nhị kỳ (gần như Quốc hội Việt Nam bây giờ), Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao họp thường xuyên (như Ủy ban Thường vụ Quốc hội VN). Năm 1989, Liên Xô bầu quốc hội gọi là Đại hội Đại biểu Nhân dân thì Xô viết Tối cao đóng vai trò như Đoàn chủ tịch hồi trước (bỏ Đoàn chủ tịch).
  3. ^ Năm 1922 mới thành lập Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Từ 1918 đến 1922 tiền thân của nó là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (sau năm 1922 CHXHCNXVLB Nga là một trong 15 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết). Từ Cách mạng tháng Hai năm 1917 quốc gia này là nước Cộng hoà Nga, nhưng sau Cách mạng tháng Mười thì thường được gọi là nước Nga Xô viết.

Lãnh tụ các quốc gia hậu-Xô viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Về lãnh tụ của 15 quốc gia độc lập tách ra từ Liên bang Xô viết, xin xem các mục từ sau:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]