Bước tới nội dung

Giáo phận Công giáo tại Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản đồ các giáo phận Công giáo Việt Nam

Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hiện tại được tổ chức theo địa giới gồm có 3 giáo tỉnhHà Nội, HuếSài Gòn. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Hiện nay, Việt Nam có tất cả 27 đơn vị giáo phận (gồm 3 tổng giáo phận và 24 giáo phận). Quản trị mỗi tổng giáo phận là một tổng giám mục (trong lịch sử, riêng hai vị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể được giáo hoàng phong thêm tước hồng y), và quản trị mỗi giáo phận là một giám mục (hoặc giám quản nếu nơi này đang trống tòa). Các giáo phận có thể có duy nhất một giám mục phó và một số giam mục phụ tá đồng quản trị giáo phận dựa trên nhu cầu sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn.

Hai Hạt Đại diện Tông Tòa (giáo phận tông tòa/địa phận) đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào năm 1659. Các giáo phận chính tòa được thành lập từ năm 1960. Tên của các giáo phận ở Việt Nam được đặt theo địa danh có tòa giám mụcnhà thờ chính tòa. Đến nay, giáo phận rộng lớn nhất là Hưng Hóa, trong khi giáo phận đông giáo dân nhất là Xuân Lộc; giáo phận nhỏ nhất là Bùi Chu, trong khi giáo phận ít giáo dân nhất là Lạng Sơn và Cao Bằng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn sơ khởi

[sửa | sửa mã nguồn]

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đề cập đến sự truyền bá đạo Công giáo vào Đại Việt năm 1533. Tiếp theo đó là những nỗ lực của một số cá nhân và nhóm truyền giáo khác. Các cộng đoàn tín hữu lâu bền hơn được thành lập từ khi các tu sĩ Dòng Tên tới truyền giáo tại Đàng Trong năm 1615 và tại Đàng Ngoài năm 1627. Để thuận lợi hơn trong vấn đề truyền giáo, ngày 3 tháng 11 năm 1534, Giáo hoàng Phaolô III ban Sắc chỉ Aequum Reputamus thiết lập Giáo phận Goa (Hạt Đại diện Tông tòa Goa) khởi từ mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Nhật Bản, bao gồm quốc gia Đại Việt. Ngày 4 tháng 2 năm 1557, Giáo hoàng Phaolô IV ký Sắc chỉ Pro Exellenti Praeminentia thiết lập Giáo phận Malacca, bao gồm lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Xiêm, Cam Bốt, Chàm, Đại Việt, Trung Hoa và Nhật Bản. Năm 1558, giáo sĩ Jorge da Santa Lucia, Dòng Đa Minh Bồ Đào Nha, được phong Giám mục tiên khởi Giáo phận Malacca. Đến ngày 23 tháng 1 năm 1576, Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban Sắc chỉ Super Specula Militantis Ecclesiae, thành lập Giáo phận Macao, tách ra từ Giáo phận Malacca, gồm lãnh thổ Trung Hoa, Đại Việt và Nhật Bản.[1]

Vào ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo hoàng Alexanđê VII ra sắc chỉ Super Cathedram[2] thiết lập hai Hạt Đại diện Tông tòa đầu tiên của Việt Nam trên cơ sở chia tách từ Giáo phận Macao. Giáo hoàng bổ nhiệm hai Giám mục: François Pallu hiệu tòa Heliopolis in AugustamnicaPierre Lambert de la Motte hiệu tòa Berytus làm Giám mục tiên khởi cho hai Hạt Đại diện Tông tòa (cũng gọi là Địa phận hoặc Giáo phận Tông tòa) này với địa giới như sau:

Ngoài ra, sắc chỉ cũng thiết lập Hạt Đại diện Tông tòa Nam Kinh còn gồm cả Bắc Kinh, Sơn Tây, Sơn Đông, Triều TiênTartaria nhưng chưa chỉ định giám mục.

Trong năm 1668, tại Ayutthaya (kinh đô cũ của Thái Lan), Giám mục Lambert de la Motte truyền chức linh mục cho các thầy giảng Giuse Trang và Luca Bền thuộc Đàng Trong, cùng với Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ thuộc Đàng Ngoài. Đây là 4 vị linh mục tiên khởi của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Năm 1669, Giám mục Lambert de la Motte truyền chức thêm 7 linh mục Việt Nam nữa. Năm 1670, ông chuẩn y thành lập Dòng Mến Thánh Giá cho các nữ tu Việt Nam.

Năm 1678, Giám mục Pallu từ Thái Lan về Roma, đề nghị tấn phong Giám mục cho 6 linh mục trong số các linh mục tiên khởi. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Tòa Thánh bác bỏ.

Năm 1679, Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Ngoài tách rời thành hai địa phận mới, lấy sông Hồng làm ranh giới (cụ thể là trục sông Lô–sông Hồng–sông Đàosông Đáy). Hai địa phận Đàng Ngoài mới, gồm 2 Giám mục, 7 linh mục thừa sai người Pháp, 3 linh mục Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, một số linh mục Dòng Tên và Dòng Âu Tinh, 11 linh mục người Việt và hơn 200.000 tín hữu, là:

Năm 1693, Giám mục Deydier qua đời, Giám mục Bourges kiêm nhiệm Địa phận Đông Đàng Ngoài. Vì thiếu hụt thừa sai nên Địa phận Đông được bổ sung các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Phan SinhÂu Tinh. Năm 1696, Giám mục Raimondo Lezzoli Cao được Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản Địa phận Đông. Năm 1756, việc truyền giáo tại Đông Đàng Ngoài chính thức được giao cho Tỉnh Rất Thánh Mân Côi của Dòng Đa Minh, trụ sở tại Manila, Philippines.

Năm 1844, Giáo hoàng Grêgôriô XVI chia Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong thành hai địa phận mới:

Năm 1846, Hạt Đại diện Tông tòa Nam Đàng Ngoài – bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và Bắc Quảng Bình tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài – được thành lập, do Giám mục Jean-Denis Gauthier Hậu coi sóc.

Năm 1848, Hạt Đại diện Tông tòa Trung Đàng Ngoài được thành lập, gồm phần lớn tỉnh Nam ĐịnhHưng Yên, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Ngoài, giao cho Giám mục D. Martin Gia cai quản.

Năm 1850, Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Trong được tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong, bao gồm Nam Quảng Bình, Quảng TrịThừa Thiên, do Giám mục Pellerin Phan cai quản. Cũng trong năm này, một địa phận mới được tách ra từ Tây Đàng Trong là Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên, Giám mục Jean-Claude Miche Mịch được chỉ định làm Đại diện Tông tòa.

Hậu kỳ cận đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1868, hai tỉnh Hà Tiên và Châu Đốc của Nam Kỳ lục tỉnh được sáp nhập vào Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên.

Năm 1883, Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài được thành lập, tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng ngoài, và bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng SơnCao Bằng, trao cho Giám mục Colomer Lễ coi sóc.

Năm 1895, Hạt Đại diện Tông tòa Thượng Đàng Ngoài (Đoài), gồm các tỉnh Sơn Tây, Yên Bái, Hòa BìnhLai Châu, được thành lập và được trao cho Giám mục Paul Marie Raymond Lộc.

Năm 1901, Hạt Đại diện Tông tòa Duyên hải Đàng Ngoài (Thanh) được thành lập gồm hai tỉnh Ninh BìnhThanh Hóa, cùng với tỉnh Hủa Phăn của Lào (có tỉnh lỵ là Sầm Nưa), tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài và đặt dưới sự cai quản của Giám mục Alexandre Marcou Thành. Năm 1905, tỉnh Bình Thuận được chuyển đổi từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong sang Tây Đàng Trong.

Năm 1913, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng được thành lập, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài, và được ủy thác cho các thừa sai Dòng Đa Minh Lyon đảm trách.

Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Giáo hoàng Piô XI đã cho đổi tên một loạt các Hạt Đại diện Tông tòa tại Việt Nam theo địa danh nơi đặt tông tòa giám mục, bấy giờ gồm 10 Hạt Đại diện Tông tòa gồm Hưng Hóa (trước là Thượng Đàng Ngoài), Bắc Ninh (trước là Bắc Đàng Ngoài), Hải Phòng (trước là Đông Đàng Ngoài), Hà Nội (trước là Tây Đàng Ngoài), Bùi Chu (trước là Trung Đàng Ngoài), Phát Diệm (trước là Duyên hải Đàng Ngoài), Vinh (trước là Nam Đàng Ngoài), Huế (trước là Bắc Đàng Trong), Qui Nhơn (trước là Đông Đàng Trong), Sài Gòn (trước là Tây Đàng Trong). Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên được đổi tên thành Nam Vang.

Năm 1932, Hạt Đại diện Tông tòa Thanh Hóa, gồm các tỉnh Thanh HóaHủa Phăn, tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm, được thiết lập và đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Louis de Cooman Hành.

Năm 1932, Hạt Đại diện Tông tòa Kon Tum được thành lập, bao gồm 3 tỉnh Kontum, DarlacPleiku, tách ra từ Địa phận Qui Nhơn và đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Jannin Phước.

Các Giám mục người Việt tiên khởi

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu thế kỷ 20, Tòa Thánh chủ trương bản địa hóa các hàng giáo phẩm ở ngoài châu Âu, trao quyền cho các giám mục bản địa. Bất chấp sự chống đối kịch liệt của chính quyền thực dân Pháp, chính sách này của Vatican trở thành hiện thực tại Việt Nam vào thập niên 1930. Cuối năm 1931, Phát Diệm được đồng thuận chọn làm địa phận đầu tiên sẽ được giám mục Việt Nam coi sóc.[3] Ngày 11 tháng 6 năm 1933, tại Đền Thánh Phêrô ở Roma, Giáo hoàng Piô XI tấn phong vị Giám mục Việt Nam tiên khởi là Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, người đã được bổ nhiệm vào ngày 10 tháng 1. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm. Năm 1935, Giám mục Marcou Thành từ chức, trao quyền Giám mục Địa phận Phát Diệm cho Giám mục Nguyễn Bá Tòng. Đây là địa phận đầu tiên được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.

Cũng năm 1935, Giám mục Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn được tấn phong tại nhà thờ Phủ Cam (Huế), trở thành vị Giám mục thứ hai của Việt Nam. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu. Ngày 17 tháng 6 năm 1936, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn trở thành Giám mục Việt Nam tiên khởi của Địa phận Bùi Chu, khi kế vị Giám mục chính Pedro Muzagorri Trung vừa qua đời. Đây là địa phận thứ hai được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.

Cũng trong năm 1936, Hạt Đại diện Tông tòa Thái Bình được thiết lập, tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu, bao gồm hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên. Tân địa phận đặt dưới sự cai quản của Giám mục Cassado Thuận.

Năm 1938, Hạt Đại diện Tông tòa Vĩnh Long được thành lập, gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, và Vĩnh Long, trong đó có một phần tỉnh Đồng Tháp ngày nay, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn, và được trao cho Giám mục tân cử Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục cai quản. Đây là địa phận thứ ba được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.

Năm 1939, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng được Tòa Thánh nâng lên hàng Hạt Đại diện Tông tòa, do Giám mục Felix (Minh) quản nhiệm.

Năm 1940, thêm một vị Giám mục nữa được tấn phong là Giám mục Gioan Maria Phan Đình Phùng. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm.

Năm 1945, linh mục Tađêô Lê Hữu Từ, khi đó đang là Bề trên Đan viện Xitô Châu Sơn (Nho Quan), được bổ nhiệm và trở thành vị Giám mục người Việt thứ năm.

Trong năm 1950, 3 Giám mục mới được bổ nhiệm là:

Năm 1951, Hạt Đại diện Tông tòa Vinh trao cho tân Giám mục Gioan Baotixita Trần Hữu Đức.

Năm 1955, Hạt Đại diện Tông tòa Cần Thơ được thành lập, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Vang và được giao cho tân Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.

Năm 1955, Linh mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được tấn phong Giám mục và đảm nhận Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn, thay thế Giám mục Jean Cassaigne Sanh từ chức để đi làm tuyên úy Trại cùi Di Linh.

Năm 1957, Tòa Thánh cắt hai tỉnh Khánh HòaNinh Thuận (thuộc địa phận Qui Nhơn) và hai tỉnh Bình ThuậnBình Tuy (thuộc địa phận Sài Gòn) để thiết lập Hạt Đại diện Tông tòa Nha Trang và trao cho Giám mục Piquet Lợi coi sóc.

Hàng Giáo phẩm Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1960, với Tông hiến Venerabilium Nostrorum ("Chư huynh đáng kính"),[4] Giáo hoàng Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, tất cả các Hạt Đại diện Tông tòa (còn gọi là Giáo phận Tông tòa) được nâng lên thành các Giáo phận (Chính tòa) và Tổng giáo phận, đồng thời nhóm vào ba Giáo tỉnh Hà Nội, Giáo tỉnh HuếGiáo tỉnh Sài Gòn. Ba giáo phận mới là Đà Lạt, Mỹ Tho, và Long Xuyên cũng được thành lập.

Năm 1963, Giáo phận Đà Nẵng được thành lập, địa giới gồm có thị xã Đà Nẵng và hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín. Năm 1965, Tổng giáo phận Sài Gòn được chia tách để thành lập hai giáo phận mới là Phú CườngXuân Lộc. Năm 1967, Giáo phận Ban Mê Thuột được thành lập. Năm 1975, Giáo phận Phan Thiết được thành lập với địa giới là hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, tách ra từ Giáo phận Nha Trang.

Ngày 5 tháng 12 năm 2005, Giáo phận Bà Rịa được tách ra từ giáo phận Xuân Lộc với Tự sắc Ad Aptius Consulendum do Giáo hoàng Biển Đức XVI ban hành ngày 22 tháng 11 cùng năm. Vào tháng 5 năm 2006, Tổng giáo phận Huế chính thức chuyển giao khu vực Nam Quảng Bình (phía Nam sông Gianhsông Son) cho Giáo phận Vinh.

Trong cuộc họp thường niên lần I năm 2013 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Giám mục đã thảo luận về việc chia tách và thành lập một số giáo phận mới trong tương lai, đó là Hà Tuyên (tương ứng hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, tách từ 3 giáo phận Bắc Ninh, Hưng Hóa và Lạng Sơn),[5] Hà Tĩnh (tương ứng hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tách từ giáo phận Vinh) và Pleiku (tương ứng tỉnh Gia Lai, tách từ giáo phận Kontum).[6] Tháng 9 năm 2015, cuộc họp Hội đồng Giám mục thường niên lần II đã đồng ý dự án thành lập Giáo phận Lào Cai, tách từ Giáo phận Hưng Hóa.[7]

Năm 2018, Tân Giáo phận Hà Tĩnh được thiết lập trên cơ sở tách từ Giáo phận Vinh, Giám mục tiên khởi là Phaolô Nguyễn Thái Hợp.[8]

Bảng thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Giáo phận Thành lập Giám mục quản nhiệm Nhà thờ chính tòa Lễ bổn mạng
1 Tổng giáo phận Hà Nội 1659
1960
Giuse Vũ Văn Thiên
Giuse Vũ Công Viện
Nhà thờ chính tòa
Thánh Giuse
Thánh Giuse
2 Giáo phận Bắc Ninh 1883 Giuse Đỗ Quang Khang Nhà thờ chính tòa
Nữ vương Rất thánh Mân Côi
Đức Mẹ Mân Côi
3 Giáo phận Bùi Chu 1848 Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu Nhà thờ chính tòa
Nữ vương Rất thánh Mân Côi
Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội
4 Giáo phận Hà Tĩnh 2018 Louis Nguyễn Anh Tuấn Nhà thờ chính tòa
Tổng lãnh thiên thần Micae
[9]
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
5 Giáo phận Hải Phòng 1679 Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản Nhà thờ chính tòa
Nữ vương Rất thánh Mân Côi
Đức Mẹ Mân Côi
6 Giáo phận Hưng Hóa 1895 Đa Minh Hoàng Minh Tiến Nhà thờ chính tòa
Thánh Têrêsa Hài Đồng
Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội
7 Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng 1939 Giuse Châu Ngọc Tri Nhà thờ chính tòa
Thánh Đa Minh
Thánh Đa Minh
8 Giáo phận Phát Diệm 1901 Phêrô Kiều Công Tùng Nhà thờ chính tòa
Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi
Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
9 Giáo phận Thái Bình 1936 Đa Minh Đặng Văn Cầu Nhà thờ chính tòa
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thánh Tâm Chúa Giêsu
10 Giáo phận Thanh Hóa 1932 Giuse Nguyễn Đức Cường Nhà thờ chính tòa
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Thánh Giuse
11 Giáo phận Vinh 1846 Anphong Nguyễn Hữu Long
Phêrô Nguyễn Văn Viên
Nhà thờ chính tòa
Đức Mẹ Lên Trời
Đức Mẹ hồn xác lên Trời
12 Tổng Giáo phận Huế 1850
1960
Giuse Nguyễn Chí Linh
phó Giuse Đặng Đức Ngân
Nhà thờ chính tòa
Trái tim Cực sạch Đức Mẹ
Đức Mẹ La Vang
13 Giáo phận Ban Mê Thuột 1967 Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc Nhà thờ chính tòa
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thánh Giuse
14 Giáo phận Đà Nẵng 1963 Trống tòa
Giám quản tông tòa Giuse Đặng Đức Ngân
Nhà thờ chính tòa
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thánh Tâm Chúa Giêsu
15 Giáo phận Kon Tum 1932 Aloisiô Nguyễn Hùng Vị Nhà thờ chính tòa
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Thánh Stêphanô Théodore Cuénot Thể
16 Giáo phận Nha Trang 1957 Giuse Huỳnh Văn Sỹ Nhà thờ chính tòa
Chúa Kitô Vua
Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội
17 Giáo phận Qui Nhơn 1659 Mátthêu Nguyễn Văn Khôi Nhà thờ chính tòa
Đức Mẹ Lên Trời
Thánh Giuse
18 Tổng Giáo phận TP.HCM 1844
1960
Giuse Nguyễn Năng
Giuse Bùi Công Trác
Nhà thờ chính tòa
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội
19 Giáo phận Bà Rịa 2005 Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn Nhà thờ chính tòa
Thánh Giacôbê và Thánh Philípphê
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
20 Giáo phận Cần Thơ 1955 Stêphanô Tri Bửu Thiên
Phêrô Lê Tấn Lợi
Nhà thờ chính tòa
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thánh Tâm Chúa Giêsu
21 Giáo phận Đà Lạt 1960 Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh Nhà thờ chính tòa
Thánh Nicôla Bari
Thánh Giuse
22 Giáo phận Long Xuyên 1960 Giuse Trần Văn Toản Nhà thờ chính tòa
Nữ vương Hòa Bình
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
23 Giáo phận Mỹ Tho 1960 Phêrô Nguyễn Văn Khảm Nhà thờ chính tòa
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu
24 Giáo phận Phan Thiết 1975 Giuse Đỗ Mạnh Hùng Nhà thờ chính tòa
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
25 Giáo phận Phú Cường 1965 Giuse Nguyễn Tấn Tước Nhà thờ chính tòa
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thánh Tâm Chúa Giêsu
26 Giáo phận Vĩnh Long 1938 Phêrô Huỳnh Văn Hai Nhà thờ chính tòa
Thánh Anna
Thánh Philípphê Phan Văn Minh
27 Giáo phận Xuân Lộc 1965 Gioan Đỗ Văn Ngân
Đa Minh Nguyễn Tuấn Anh
Nhà thờ chính tòa
Chúa Kitô Vua
Thánh Giuse

Địa giới ngày nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn: Niên giám Công giáo Việt Nam 2016.[10]

Stt (Tổng) Giáo phận Địa giới Diện tích
1 Hà Nội phần lớn Hà Nội (4 giáo xứ thuộc huyện Hoài Đức), Hưng Yên (1 giáo xứ), Hà Nam, Nam Định (Ý Yên, Vụ Bản, phần lớn Tp. Nam Định), Hòa Bình 4.953
2 Bắc Ninh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Hải Dương (1 giáo xứ), Hưng Yên (1 giáo xứ), một phần Phú Thọ, Hà Nội (Long Biên, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Tuyên Quang (tả ngạn sông Lô) 24.600
3 Bùi Chu Nam Định (Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Giáo xứ Phong Lộc và Khoái Đồng thuộc Tp. Nam Định) 1.350
4 Hà Tĩnh Hà Tĩnh, Quảng Bình 14.091
5 Hải Phòng Tp. Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh 9.079
6 Hưng Hóa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, một phần Hòa Bình, Hà Giang (hữu ngạn Sông Lô), Tuyên Quang (hữu ngạn Sông Lô), Hà Nội (thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất) 58.000
7 Lạng Sơn – Cao Bằng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (tả ngạn Sông Lô) 18.359
8 Phát Diệm Ninh Bình, một phần Hòa Bình 1.787
9 Thái Bình Thái Bình, Hưng Yên 2.221
10 Thanh Hóa Thanh Hóa 11.130
11 Vinh Nghệ An 16.499
12 Huế Thừa Thiên Huế, Quảng Trị 9.773
13 Ban Mê Thuột Đắk Lắk, Đắk Nông, phần lớn Bình Phước 24.474
14 Đà Nẵng Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam 11.695
15 Kon Tum Kon Tum, Gia Lai 25.225
16 Nha Trang Khánh Hòa, Ninh Thuận 9.486
17 Qui Nhơn Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên 16.194
18 Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh (trừ Củ Chi) 2.094
19 Bà Rịa Bà Rịa - Vũng Tàu 1.989
20 Cần Thơ phần lớn Tp. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau 14.423
21 Đà Lạt Lâm Đồng 9.765
22 Long Xuyên An Giang, Kiên Giang, Tp. Cần Thơ (Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ) 10.256
23 Mỹ Tho Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp (Tp. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười) 9.448
24 Phan Thiết Bình Thuận 7.813
25 Phú Cường Tây Ninh, Bình Dương (trừ Tp. Dĩ An), Tp. HCM (Củ Chi), Bình Phước (tx. Bình Long, Hớn Quản, Lộc Ninh, Chơn Thành) 9.543
26 Vĩnh Long Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp (Tp. Sa Đéc, Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành) 6.772
27 Xuân Lộc Đồng Nai, Bình Dương (Tp. Dĩ An) 6.439

Số liệu tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Giáo phận/Tổng giáo phận Giám mục giáo phận Diện tích(km2) Số giáo xứ Số linh mục Số giáo dân Nguồn ước tính
01 Hà Nội Giuse Vũ Văn Thiên

Giuse Vũ Công Viện

07.000 198 203 325.000 2021
Diện tích Lưu trữ 2015-09-27 tại Wayback Machine(7.000)
02 Huế Giuse Nguyễn Chí Linh
phó Giuse Đặng Đức Ngân
03.793 92 143 64.837 2021
03 Tp. Hồ Chí Minh Giuse Nguyễn Năng
Giuse Bùi Công Trác
02.093 204 965 722.098 T10/2024
04 Ban Mê Thuột Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc 09.453 118 217 465.210 2022
05 Bà Rịa Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn 01.988 87 228 285.931 2022
06 Bắc Ninh Giuse Đỗ Quang Khang 24.600 90 129 149.339 2022
07 Bùi Chu Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu 01.350 183 227 427.505 2022
08 Cần Thơ Stêphanô Tri Bửu Thiên
Phêrô Lê Tấn Lợi
13.423 149 258 190.549 2023
09 Đà Lạt Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh 09.774 116 340 410.000 2021
10 Đà Nẵng Giuse Đặng Đức Ngân 04.505 51 107 73.923 2021
11 Hà Tĩnh Luy Nguyễn Anh Tuấn 14.091 121 132 284.885 2021
12 Hải Phòng Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản 09.079 119 107 141.268 2021
13 Hưng Hóa Đa Minh Hoàng Minh Tiến 55.000 117 161 261.119 2021
14 Kon Tum Aloisiô Nguyễn Hùng Vị 09.743 136 199 368.232 2021
15 Lạng Sơn và Cao Bằng Giuse Châu Ngọc Tri 18.359 14 35 6.420 2021
16 Long Xuyên Giuse Trần Văn Toản 10.256 164 334 233.018 2021
17 Mỹ Tho Phêrô Nguyễn Văn Khảm 09.262 113 148 138.102 2021
18 Nha Trang Giuse Huỳnh Văn Sỹ 03.663 116 266 228.600 2021
19 Phan Thiết Giuse Đỗ Mạnh Hùng 07.828 100 194 188.856 2021
20 Phát Diệm Phêrô Kiều Công Tùng 01.787 79 136 158.625 2021
21 Phú Cường Giuse Nguyễn Tấn Tước 09.543 112 182 165.002 2021
22 Qui Nhơn Mátthêu Nguyễn Văn Khôi 06.254 59 133 77.271 2022
23 Thái Bình Đa Minh Đặng Văn Cầu 02.221 135 182 136.293 2022
24 Thanh Hóa Giuse Nguyễn Đức Cường 11.700 79 160 159.000 2022
25 Vinh Anphong Nguyễn Hữu Long
Phêrô Nguyễn Văn Viên
16.499 125 229 300.694 2022
26 Vĩnh Long Phêrô Huỳnh Văn Hai 06.772 215 253 213.710 2022
27 Xuân Lộc Gioan Đỗ Văn Ngân
Đa Minh Nguyễn Tuấn Anh
05.964 277 651 1.073.179 2022

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đỗ Quang Chính, Hai Giám mục Đầu Tiên tại Việt Nam, trang 11-24.
  2. ^ “Super Cathedram Principis Apostolorum”.
    Constitutiones apostolicae brevia, decreta, &c. pro missionibus Sinarum, Tunquini, &c. Ad usum r.r.d.d. episcoporum, sacerdotumque à summis pontificibus, ab eminentissimis d.d. cardinalibus S. Congregationis de propaganda Fide respective in orientem missorum. 1676. tr. viii – qua Google Books.
  3. ^ Keith (2008), tr. 139.
  4. ^ “Tông hiến Venerabilium Nostrorum của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII về việc thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ “Phỏng vấn Giám mục Gioan Maria Vũ Tất về đề nghị thiết lập giáo phận Hà Tuyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ “GH Việt Nam: các Giám mục thảo luận về việc thành lập một số giáo phận mới”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ “Hội đồng Giám mục Việt Nam kết thúc Hội nghị Thường niên kỳ II-2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ Rinunce e nomine, 22.12.2018
  9. ^ Nhà thờ Chình Toà Thánh thiên thần Micae - Cathedral of St. Michael the Archangel
  10. ^ Niên giám Công giáo Việt Nam 2016

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Keith, Charles (2008). “Annam Uplifted: The First Vietnamese Catholic Bishops and the Birth of a National Church, 1919–1945”. Journal of Vietnamese Studies. 3 (2): 128–171. doi:10.1525/vs.2008.3.2.128.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]