Bước tới nội dung

Dalgona

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dalgona
Dalgona sau khi được hoàn thiện
Tên khácPpopgi
LoạiKẹo đường
Xuất xứ Hàn Quốc
Ẩm thực quốc gia kết hợpẨm thực Hàn Quốc
Thành phần chínhđường và muối nở
Món ăn tương tựKẹo tổ ong

Dalgona (tiếng Hàn달고나) hay Ppopgi (tiếng Hàn뽑기) là một loại kẹo của Hàn Quốc được làm bằng đường nóng chảy và bột Baking Soda.[1][2] Từng là một món ăn đường phố nổi tiếng trong thập niên 70 và 80, ngày nay dalgona vẫn được coi là một món ăn vặt truyền thống.[3]

Các quán cà phê hiện đại ở Hàn Quốc thường có các đồ uống khác lạ như cà phê hay trà có đá được phủ lên kem được gọi là cà phê Dalgona[4] cùng nhiều món bánh ngọt khác.[5] Vài quán cà phê cũng có thêm các món huơng vị dalgona như BingsuSouffle.[6][7]

Dalgona là một thành phần nổi bật trong series phim Trò chơi con mực, dẫn đến sự nổi tiếng trở lại của món kẹo này ở Hàn Quốc và thế giới.[8] Gian hàng cung cấp kẹo cho bộ phim đã tăng gấp đôi lượng hàng bán.[9] Mọi người cũng đã đăng các thử thách làm món kẹo này tại nhà trên mạng xã hội.[10]

Cách làm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi một ít muối nở được trộn vào đường chảy, chúng sẽ phân hủy nhiệt thành CO₂, làm cho đường chảy phồng lên và trở thành kẹo giòn và có vị nhạt khi để nguội và cứng lại.[11] Thông thường, dung dịch đường được đổ lên một bề mặt phẳng sau đó ép phẳng xuống và tạo khuôn với nhiều hình mẫu khác nhau. Thực khách sẽ thử chọc xung quanh viền hình đã được ép khuôn mà không làm vỡ nó.[11] Nếu có thể tách được hình ra mà không làm vỡ kẹo, người mua nhận được một cây Dalgona miễn phí khác.[12]

Các tên gọi khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Dalgona ban đầu là một thuật ngữ dùng để chỉ các món kẹo đắt tiền dùng glucose không có khuôn, trong khi ppopgi ban đầu là các loại kẹo làm từ đường và có thể ép khuôn thành ngôi sao và hình tròn. Vì kẹo dalgona rất ít khi làm bằng khuôn, từ dalgona bắt đầu đựoc dùng để chỉ ppopgi.[13][14] Nó thường được gọi là 뽑기 (ppopgi) ở tỉnh Gyeonggi bao gồm Seoul và Incheon, nhưng nó tên khác nhau ở mỗi vùng.[15][16]

  • 띠기 (ttigi): Tên này được sử dụng nhiều nhất ở Daejeon, và nó cũng được dùng ở đa số tỉnh Chungcheong ngoại trừ Cheongju và đa số tỉnh Jeolla ngoại trừ Gwangju. '띠기(ttigi)' thể hiện đặc điểm giọng địa phuơng của Chungcheong và Jeolla trong đó nguyên âm'ㅔ(e)' được chuyển thành 'ㅣ(i)', và khi chuyển nó thành tiếng Hàn tiêu chuẩn, nó trở thành '떼기(ttegi)'.
  • 국자 (gukja): Tên này thường được sử dụng ở Daegu và tỉnh Gyeongsang Bắc, và tên này được lấy cảm hứng từ từ '국자 (muôi)' vì nó được làm văn ăn trong cái muôi (vá). Thêm vào đó, nó cũng được gọi là '파짜꿍 (pajjakkung)', nhưng từ đó không phổ biến bằng '국자 (muôi).
  • 쪽자 (jjokja): Từ này thường được dùng ở tỉnh Gyeongsang Nam, và có thể nó bắt nguồn từ tiếng địa phương của cái muôi, nhưng điều đó chưa được kiểm chứng.
  • 오리떼기/오리띠기 (orittegi/orittigi): Từ này thường được dùng ở Masan và bắt nguồn từ tiếng địa phương của từ '오려서 떼기 (cắt và kéo ra)'.
  • 똥과자 (ttonggwaja): Ở Busan, cũng có thể gọi nó là '똥과자 (ttonggwaja)' thay vì '쪽자 (jjokja)'. Nghĩa của tên đó là '똥과자 (bánh quy phân)' vì nó trông giống phân.[17]
  • 떼기 (ttegi): Ở Đảo Jeju, như Chungcheong và Jeolla, nó được gọi là '떼기 (ttegi)' bằng cách dùng tiếng Hàn tiêu chuẩn thay vì '띠기 (ttigi)', một phương ngữ. Ngoài ra, nó còn được gọi là '띠까 (tikka)' ở vài vùng của Seogwipo.

Từ thập niên 70-80 đến đầu những năm 2000, khi sự nổi tiếng của '뽑기 (ppopgi)' đang rất cao, truyền thông không có ảnh hưởng lớn, nên tên thường khác biệt tùy vùng. Tuy nhiên, trong các thế hệ sau, sự phổ biến của điện thoại thông minh và sự ảnh hưởng của truyền thông tăng lên, và ảnh hưởng của vùng Seoul/Gyeonggi, nơi có nhiều phương tiện truyền thông từ trước, đã tăng lên. Từ đó, tên địa phương mất dần ảnh hưởng, và đa số học sinh cấp hai và cấp ba Hàn Quốc giờ gọi chúng là dalgona.

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ AsiaToday (31 tháng 1 năm 2017). “Korean Cuisine Introduced at JNU International Food Festival”. Huffington Post. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ Cho, Chung-un (24 tháng 2 năm 2017). “[Eye Plus] Forgotten past relived at Tongin Market”. The Korea Herald. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ Seoul Metropolitan Government (2010). Seoul Guide Book. Seoul: Gil-Job-E Media. tr. 150.
  4. ^ Chan, Bernice (7 tháng 4 năm 2020). “Story behind dalgona coffee, coronavirus social media craze with roots in South Korea”. South China Morning Post. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ 이혜운 (10 tháng 3 năm 2020). “띵~ 할만큼 달아서… 코로나 두통이 날아가네”. news.chosun.com (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ 김, 나경 (10 tháng 3 năm 2021). '아내의 맛' 홍현희♥제이쓴, #100억 매출 카페CEO #달고나 수플레의 운명”. 한경닷컴 (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ 김, 경희. “빙수·스무디·플랫치노 등 이른 더위에 여름 시즌 음료 잇달아 출시”. digitalchosun (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ Morales, Christina (5 tháng 10 năm 2021). “Why Is Everyone Talking About Dalgona Candy?”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  9. ^ Park, Minwoo; Cha, Sangmi (1 tháng 10 năm 2021). “Seller basks in 'Squid Game' fame of his 'sweet and deadly' treat”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  10. ^ Breen, Kerry. “What is the 'Squid Game' cookie craze? The viral food challenge explained”. TODAY.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  11. ^ a b Sohn, Ji-young (3 tháng 12 năm 2015). “Creative, eye-catching goods available at Seoul Design Market”. The Korea Herald. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2017.
  12. ^ “How to Make Dalgona Candy! Play Ppopgi from Squid Game”. Honest Food Talks (bằng tiếng Anh). 30 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  13. ^ Kim sung yoon (9 tháng 10 năm 2021). “[아무튼, 주말] 침 바른 이정재는 반칙, 바늘 달군 한미녀가 정답?”. Chosun Ilbo.
  14. ^ Ko seok hyun (5 tháng 10 năm 2021). “이정재가 핥은건 가짜 달고나? '오징어게임' 속 뜻밖 논란”. Joongang Ilbo.
  15. ^ “요즘 사람들은 잘 모른다는 '달고나'와 '뽑기' 차이 / 스브스뉴스” [The difference between 'Dalgona' and 'Ppopgi' that people these days don't know. / SBS News].
  16. ^ '뽑기' '달고나' 어떻게 부르셨나요?”. Moneytoday. 14 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ “BÁNH C*T CÓ NGON KHÔNG?” [Video YouTube giải thích tên bánh Dalgona ở Busan / Woossi TV].