Dục Lãng
Dục Lãng 毓朗 | |||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bối lặc nhà Thanh | |||||||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||||||
Sinh | 27 tháng 8, 1864 | ||||||||||||||||
Mất | 14 tháng 12, 1922 | (58 tuổi)||||||||||||||||
An táng | Đại Bắc cung, Bảo Sơn, Mật Vân | ||||||||||||||||
Hậu duệ | Hằng Nghiêu Hằng Bột | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
Hoàng tộc | Ái Tân Giác La | ||||||||||||||||
Thân phụ | Định Thận Quận vương Phổ Hú | ||||||||||||||||
Thân mẫu | Trắc Phúc tấn Ngạc Giai thị |
Dục Lãng (tiếng Mãn: ᠶᡡ
ᠯᠠᠩ, Möllendorff: Yū Lang, Abkai: Yv Lang, chữ Hán: 毓朗, 27 tháng 8 năm 1864 – 14 tháng 12 năm 1922), tự Nguyệt Hoa (月华), hiệu Dư Si (余痴), biệt hiệu Dư Si Sinh (余痴生)[1], Ái Tân Giác La, là một Tông thất, Quân cơ đại thần cuối đời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông còn được biết đến là 1 trong "Nhị vương Tam Bối lặc".[a]
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Dục Lãng sinh vào giờ Mùi, ngày 16 tháng 7 (âm lịch) năm Đồng Trị thứ 3 (1864), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Định Thận Quận vương Phổ Hú, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Ngạc Giai thị.[2] Năm Quang Tự thứ 2 (1876), ông được ban mang Hoa linh và mũ mão Nhị phẩm. Năm thứ 10 (1884), tháng 12, thông qua Khảo phong mà ông được phong làm Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân.[3] Năm thứ 28 (1902), tháng 7, nhậm chức Hồng lô tự Thiếu khanh. Năm thứ 30 (1904), tháng 9, thăng làm Quang lộc tự Khanh.[4] Năm thứ 31 (1905), tháng 3, ông thụ Nội các Học sĩ kiêm hàm Lễ bộ Thị lang. Tháng 9, thụ Tả Thị lang Tuần Cảnh bộ.[5] Năm thứ 32 (1906), điều làm Tả Thị lang Dân Chính bộ.[6] Năm thứ 33 (1907), phụ thân ông qua đời, ông tập tước Định Thân vương đời thứ 7, nhưng Định vương phủ không phải Thiết mạo tử vương, nên ông chỉ được phong làm Bối lặc.[3] Năm thứ 34 (1908), tháng 11, sau khi Tuyên Thống Đế Phổ Nghi lên ngôi, Dục Lãng được thưởng nhận gấp đôi bổng lộc. Tháng 12, phái sung Chuyên ti huấn luyện Cấm vệ quân Đại thần.[7] Năm Tuyên Thống nguyên niên (1909), ông nhậm chức Giám đốc trường Pháp – Chính[b] dành cho hậu duệ Quý tộc.[8] Năm thứ 2 (1910), tháng 7, ông trở thành Quân cơ đại thần. Năm thứ 3 (1911), tháng 4, ông được bổ nhiệm lại làm Bộ trưởng cố vấn quân sự. Từ sau Cách mạng Tân Hợi, ông tích cực tham gia các hoạt động của Đảng Tông xã.
Năm Dân Quốc nguyên niên (1912), tháng 9, ông phụng ý chỉ cho phép Vương công phủ đệ, ruộng đất, ân thưởng trở thành tài sản cá nhân. Năm thứ 2 (1913), tháng 12, ông thay quyền Tông Nhân phủ Hữu Tông nhân. Năm thứ 4 (1915), tháng giêng, ông chính thức nhậm chức Hữu Tông nhân. Tháng 2, kiêm thay quyền Tả Tông nhân. Tháng 12, thăng làm Tông Nhân phủ Hữu Tông chính. Năm thứ 6 (1917), tháng giêng, điều làm Tả Tông chính. Năm thứ 10 (1921), tháng 2, vì tài lực nhà Thanh thiếu thốn, cần cắt bớt các loại chi phí, Dục Lãng cùng với Na Ngạn Đồ, Tái Trạch (载泽), Phổ Luân (溥倫), Tái Nhuận (载润), Tái Đào (载涛), Tái Doanh (载瀛) và một số đại thần khác được phái khảo sát tình hình cụ thể ở Nội vụ phủ và các nha môn, thỏa thuận với nhau làm việc và tấu thỉnh xử lý.[Dụ 1] Năm thứ 11 (1922), tháng 5, ông hoàn thành việc chỉnh sửa Ngọc điệp, đây cũng là lần đại tu Ngọc điệp chính thức cuối cùng của nhà Thanh, nhờ làm việc thỏa đáng mà ông được ban thưởng Bổ phục Tứ hành long.[Dụ 2] Ngày 26 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, ông qua đời ở tuổi 59, được truy thụy Mẫn Đạt Bối lặc (敏达貝勒).
Gia quyến
[sửa | sửa mã nguồn]- Cha: Định Thận Quận vương Phổ Hú
- Mẹ: Trắc Phúc tấn Ngạc Giai thị
- Anh trai: Trấn quốc Tướng quân Dục Trưởng, có con gái thứ tư là mẹ của Hoàng hậu Uyển Dung.
Thê thiếp
[sửa | sửa mã nguồn]- Đích Phu nhân: Hách Xá Lý thị (赫舍里氏), con gái của Lang trung Sùng Linh (崇龄), cháu nội của Đại học sĩ Anh Quế (英桂).
- Thứ thiếp:
- Lý Tĩnh Trần (李静尘), con gái của Lý Đại (李大).
- Kỷ Thanh An (纪清安).
Hậu duệ
[sửa | sửa mã nguồn]Con trai
[sửa | sửa mã nguồn]- Hằng Nghiêu (恆堯; 1885 – 1886), mẹ là Đích Phu nhân Hách Xá Lý thị. Chết yểu.
- Hằng Bột (恆馞, 1907 – 1956), tự "Thứ Hinh", hiệu "Mặc Ba", mẹ là Thứ thiếp Lý Tĩnh Trần. Năm 1922 tập tước Cố Sơn Bối tử. Chỉ có một người con trai là Khải Tinh (启星), kết hôn với Tả Kế Anh (左繼英) sinh được ba người con gái (Kim Huy, Kim Thạc, Kim Vũ).
Con gái
[sửa | sửa mã nguồn]- Hằng Huệ (恆慧), tự "Bá Hinh" (伯馨), mẹ là Đích Phu nhân Hách Xá Lý thị. Gả cho Hoàn Nhan Lập Hiền, có hai con gái:
- Hoàn Nhan Lập Đồng Ký (hay "Lập Đồng Ký"[c], nay được gọi là "Vương Mẫn Đồng")
- Hoàn Nhan Bích Lâm (nay được gọi là "Vương Hàm").
- Hằng Hương (恆香), tự "Trọng Hinh" (仲馨), hiệu "Trúc Hương", bây giờ được gọi là "Kim Trọng Hinh", mẹ là Đích Phu nhân Hách Xá Lý thị. Bà là Chính thất thứ tư của Quách Bố La Vinh Nguyên, cha của Hoàng hậu Uyển Dung. Con trai bà là Quách Bố La Nhuận Kì đã cưới Tam Cách cách Uẩn Dĩnh của Thuần Thân vương Tái Phong, tức em gái thứ ba của Phổ Nghi.
- Hằng Phân (恆芬), tự "Thúc Hinh", mẹ là Đích Phu nhân Hách Xá Lý thị.
- Con gái thứ tư, mẹ là Đích Phu nhân Hách Xá Lý thị. Chết yểu chưa kịp đặt tên.
- Hằng Phức (恆馥), tự "Quý Hinh", mẹ là Đích Phu nhân Hách Xá Lý thị.
- Con gái thứ 6, không rõ tên, mẹ là Thứ thiếp Lý Tĩnh Trần. Chết vì bệnh lao ở tuổi đôi mươi.
- Hinh Viễn (馨遠), mẹ là Thứ thiếp Kỷ Thanh An.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Xuất phát từ câu "Thanh vong bởi Nhị vương Tam bối lặc - 清亡就亡在两王三贝勒" của Phổ Nghi. "Nhị vương" là chỉ Thuần Thân vương Tái Phong và Khánh Thân vương Dịch Khuông, "Tam bối lặc" là chỉ Tái Đào (載濤, con trai của Dịch Hoàn, thừa tự Dịch Hỗ), Tái Chấn (載振, con trai của Dịch Khuông) và Dục Lãng.
- ^ Pháp luật và chính trị
- ^ Lấy chữ đầu tiên trong tên của cha là "Lập Hiền", tức "Lập" làm họ, không giữ họ "Hoàn Nhan" của người Mãn.
Nguyên văn các Dụ chỉ
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Dương Đình Phúc & Dương Đồng Phủ (2001), tr. 1597, Quyển hạ
- ^ Ngọc điệp, tr. 111, Quyển 1, Giáp 1
- ^ a b Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 4762 - 4763, Chú thích tập 6
- ^ Ngụy Tú Mai (2013), tr. 977
- ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 6227, Chú thích tập 8
- ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 6231, Chú thích tập 8
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1964), tr. 46-2, Quyển 3
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1964), tr. 183-1, Quyển 10
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
- Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Thanh sử cảo”.
- Dương Đình Phúc; Dương Đồng Phủ (2001). Tra cứu thất danh biệt xưng tự hiệu của người nhà Thanh. Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải. ISBN 9787532529711.
- Ngụy Tú Mai (2013). Thanh quý Chức quan niên biểu (phụ lục nhân vật). Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101090062.
- Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1964). Kim Dục Phất, 金毓黻 (biên tập). 宣統政紀 [Tuyên Thống chính kỳ] (bằng tiếng Trung).