Bước tới nội dung

Dây gối tròn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Celastrus orbiculatus
Dây gối tròn (Celastrus orbiculatus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Celastrales
Họ (familia)Celastraceae
Chi (genus)Celastrus
Loài (species)C. orbiculatus
Danh pháp hai phần
Celastrus orbiculatus
Thunb., 1784

Dây gối tròn hay Nam xà đằng (danh pháp hai phần: Celastrus orbiculatus)là một loài thực vật thuộc họ Dây gối.[1] Đây là một loại cây dây leo thân gỗ có nguồn gốc từ khu vực Đông Á thường được gọi là Nam xà đằng.[2] Chúng được Carl Peter Thunberg mô tả khoa học đầu tiên năm 1784.[3]

Dây gối tròn được đưa vào Bắc Mỹ vào năm 1879, và được coi là một loài xâm lấn ở phía đông Bắc Mỹ. Nó gần giống với loài cây bản địa Bắc Mỹ, Celastrus scandens, mà nó dễ dàng lai.[4] Cây thường có đường kính 1 đến 4 cm. Khi Dây gối tròn mọc với nhau chúng tạo thành bụi, khi nó mọc gần một cây hoặc cây bụi, chúng là dây leo xoắn xung quanh thân cây. Dây leo dây gối tròn có thể bóp nghẹt cây chủ đến chết. Lá tròn và bóng, dài 2–12 cm, mép có răng cưa và so le dọc theo cây. Hoa nhỏ màu xanh lá cây tạo hạt màu đỏ riêng biệt. Các hạt được bọc trong vỏ màu vàng vỡ ra trong mùa thu. Tất cả các bộ phận của cây có độc.[5]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hou, D. 1955 A revision of the genus Celastrus. Annals of the Missouri Botanical Garden 42: 215–302
  2. ^ Czarapata, Elizabeth J. (2005). Invasive plants of the upper Midwest: An illustrated guide to their identification and control. Madison: University of Wisconsin Press. tr. 45. ISBN 9780299210540.
  3. ^ The Plant List (2010). Celastrus orbiculatus. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ White, Orland E. & Wray M. Bowden (1947). “Oriental and American Bittersweet Hybrids”. Journal of Heredity. 38 (4): 125–128. PMID 20242535.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Richard H. Uva, Joseph C. Neal and Joseph M. Ditomaso, Weeds of The Northeast, (Ithaca, NY: Cornell University Press, 1997), Pp. 336–337.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]