Bước tới nội dung

Dâu tằm tàu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dâu tằm tàu
Mẫu vật thực vật trong Vườn thực vật Côn Minh, Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Moraceae
Tông (tribus)Moreae
Chi (genus)Morus
Loài (species)M. australis
Danh pháp hai phần
Morus australis
Poir.
Danh pháp đồng nghĩa[1]
Morus bombycis Koidz.

Dâu tằm tàu, hay dâu tằm Úc[2], dâu ta, tên khoa học Morus australis là một loài thực vật có hoa Chi Dâu tằm trong họ Moraceae. Loài này được Poir. mô tả khoa học đầu tiên năm 1797.[3]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cây to có thể cao đến 15m, nhưng do trồng trọt và cắt tỉa mà có dạng cây nhỡ 2-3m, cành yếu. Lá có phiến thon xoan dài 6–15 cm, rộng 4–10 cm, gốc hình tim cạn, có khi chia 3-5 thuỳ, mỏng, không lông, gân gốc 3, mép có răng, có chai ở đầu; cuống lá ngắn, lá kèm 5mm. Bông đuôi sóc thòng, bông đực dài 2 cm, bông cái dài 1 cm. Hoa mẫu 4, bầu 2 vòi nhuỵ dài 1,5mm, dính nhau. Quả to đậm, gần như đen.
  • Mùa hoa tháng 5-7.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Úc.

Giá trị kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Được trồng ở khắp Việt Nam lấy lá mỏng dùng nuôi ấu trùng của loài tằm Calinaga buddha. Các bộ phận của cây dùng làm thuốc thu hái quanh năm. Quả hái khi chín.

Thành phần hoá học

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá giàu các hợp chất amino acid, phenylalanin, leucin, alanin, arginin, australone A,[4] sarcosin, acid pipecolic. Lá cũng chứa các protein, các vitamin C, B, D, các acid hữu cơ: succinic, propionic, isobutyric, còn có tanin. Quả có đường, protein, tanin, và vitamin C.

Tác dụng trong y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn Độ, người ta cho biết một số tính chất và tác dụng của các bộ phận.

  • Quả, thân giải nhiệt, nhuận tràng, giải khát, làm dịu cơn sốt
  • Vỏ trị giun và xổ.
  • Lá sắc làm nước súc miệng khi bị viêm thanh quản.
  • Rễ trị giun và làm se.

Bài thuốc chỉ định và phối hợp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lá làm tăng sự tiết chữa cảm, ho, mất ngủ: liều dùng 6-18g, dạng thuốc sắc.
  • Rễ chữa hen suyễn, tiểu tiện ít, thấp khớp, đau nhức xương: liều dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.
  • Quả dùng chữa thiếu máu, mắt mờ: ngày dùng 12-20 quả ngâm rượu hoặc nước dùng uống.
  • Xirô quả chín dùng bôi chữa đau họng, lở miệng lưỡi.

Loài phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài phụ dưới loài Morus australis[5]

  • M. a. glabra
  • M. a. hachijoensis
  • M. a. hastifolia
  • M. a. incisa
  • M. a. inusitata
  • M. a. linearipartita
  • M. a. oblongifolia

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Zhengyi Wu, Zhe-Kun Zhou & Michael G. Gilbert (2013). “Morus australis”. Flora of China. Missouri Botanical Garden, St. Louis, MO & Harvard University Herbaria, Cambridge, MA. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “Dâu tằm tàu”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ The International Plant Names Index: Poir.
  4. ^ Ko, HH; Yu, SM; Ko, FN; Teng, CM; Lin, CN (1997). “Bioactive constituents of Morus australis and Broussonetia papyrifera”. Journal of Natural Products. 60 (10): 1008–11. doi:10.1021/np970186o. PMID 9358644.
  5. ^ Roskov, Y.; Kunze, T.; Orrell, T.; Abucay, L.; Paglinawan, L.; Culham, A.; Bailly, N.; Kirk, P.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Decock, W.; De Wever, A.; Didžiulis, V. (ngày 26 tháng 5 năm 2014). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2014 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập 2014. Chú thích có tham số trống không rõ: |verk= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]