Bước tới nội dung

Cung vạn quốc

46°13′35,63″B 6°8′25,72″Đ / 46,21667°B 6,13333°Đ / 46.21667; 6.13333
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cung vạn quốc
Palais des Nations
Tòa A của Cung vạn quốc
Map
Thông tin chung
Phong cáchCổ điển
Địa điểmGenève, Thụy Sĩ
46°13′36″B 6°08′26″Đ / 46,22667°B 6,14056°Đ / 46.22667; 6.14056
Tọa độ46°13′35,63″B 6°8′25,72″Đ / 46,21667°B 6,13333°Đ / 46.21667; 6.13333
Chủ sở hữuLiên Hợp Quốc, trước đây là Hội Quốc Liên
Xây dựng
Khởi công1929
Hoàn thành1938
Thiết kế
Kiến trúc sưCarlo Broggi
Julien Flegenheimer
Camille Lefèvre
Henri Paul Nénot
Joseph Vago

Cung vạn quốc (tiếng Pháp: Palais des Nations) là nhóm nhà lầu dựng từ năm 1929 đến năm 1937 trong Công viên Ariana ở Genève. Đến năm 1946 là trụ sở của Hội Quốc Liên (HQL), sau đó thì Liên Hợp Quốc tiếp quản. Năm 1966 trở thành trụ sở của Liên Hợp Quốc tại châu Âu, là địa điểm quan trọng thứ hai dưới trụ sở ở New York.

Hiện nay Cung là trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva sau khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ký "Hiệp định Trụ sở chính" với nhà chức trách Thụy Sĩ, mặc dù Thụy Sĩ chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc cho đến năm 2002.[1][2]

Mỗi năm Cung là hội trường của đoán chừng 8.000 cuộc họp, bao gồm gần 600 đại hội. Riêng trong năm 2012 tổ chức hơn 10.000 cuộc họp liên chính phủ. Vài phần du khách được xem, mỗi năm 100.000 người.

Cung cũng là nơi đặt văn phòng của nhiều tổ chức LHQ (chỉ mỗi HTPLHQ có trụ sở ở Genève):

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án và thi công

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu kế hoạch là đặt trụ sở của Hội Quốc Liên ở Bruxelles, thủ đô Bỉ, nhưng vì Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson phản đối nên Genève (Thụy Sĩ) được chọn làm địa điểm.[3]

Năm 1927 một cuộc thi kiến trúc được tổ chức để chọn thiết kế cho dự án, được mô tả như sau:

Cung dự định là trụ sở của mọi cơ quan Hội Quốc LiênGenève. Thiết kế phải cho phép sự làm việc, chủ trì và tổ chức thảo luận được độc lập và thuận tiện, trong bầu không khí bình tĩnh là nên có khi xử lý các vấn đề quốc tế.

Trong 337 bản vẽ ban giám khảo không thể chọn người chiến thắng.[4] Sau cùng thì HQL tuyển năm kiến ​​trúc sư có nhiệm vụ cùng nhau thiết kế công trình, là Julien Flegenheimer từ Thụy Sĩ, Camille Lefèvre và Henri-Paul Nénot từ Pháp, Carlo Broggi từ Ý và József Vago từ Hungary. Nénot lãnh đạo nhóm, lúc qua đời thì Broggi cầm đầu.[3] Các nước thành viên HQL góp tiền xây dựng.

Hoàn thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc dựng xong thì Cung vạn quốc là nhóm nhà lầu lớn thứ hai ở châu Âu về mặt thể tích, chỉ dưới Cung Versailles (440,000 m³ so với 460,000 m³).[5]

Mở rộng cho Liên Hợp Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Liên Hợp Quốc tiếp quản vào năm 1946 thì hai phần mở rộng được thêm vào tòa nhà. Từ năm 1950 đến năm 1952 tòa nhà "K", và tòa nhà "D" được cất thêm ba tầng để tạm đặt Tổ chức Y tế Thế giới. Tòa nhà "E" cũng gọi là "Nhà mới" được dựng từ năm 1968 đến năm 1973 làm địa điểm hội nghị. Tổng cộng khu nhà dài 600 mét, có 34 phòng hội nghị và 2.800 văn phòng, thể tích 853,000 m³.[6]

Tháng 12 năm 1988 vì Yasser Arafat không thể đặt chân đến Mỹ phát biểu nên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chuyển phiên họp thứ 29 từ Trụ sở Liên Hợp QuốcNew York đến Cung vạn quốc.[7]

Năm 2004 trong phòng Pháp phát hiện một máy nghe lén thô sơ. Từ năm 2006 đến năm 2007 phát hiện thêm ba máy nghe lén trong phòng C-108 mà không chứng minh được nước nào thám thính.[8]

Cung vạn quốc trong Công viên Ariana, Gustave de Revilliod de la Rive đưa tặng Genève có điều kiện là công chúng phải luôn được dùng và ông được chôn trong công viên. Trong có nhà gỗ từ năm 1668.

Dưới viên đá nền của Cung là viên nhộng thời gian chứa tài liệu liệt kê tên các nước thành viên của Hội Quốc Liên, bản sao của Hiến chương Hội Quốc Liên và các đồng tiền mẫu của tất cả các nước có mặt tại Đại hội thứ mười của Hội Quốc Liên. Có một huy chương biểu hiện Cung vạn quốc trên nền là Dãy núi Jura bằng đồng bạc.[9]

Khu nhà nhìn ra hồ Genève và có tầm nhìn thoáng ra dãy núi Alps của Pháp.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Simon Petite, "Rénovation du Palais des Nations: vote crucial", Le Temps, Monday ngày 23 tháng 12 năm 2013, p. 5.
  2. ^ “The Director-General”. United Nations Office at Geneva. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ a b “Chapter 5: The Palace of Nations: A Monument to Peace”. Genève internationale.
  4. ^ Kuntz, Joëlle (ngày 2 tháng 6 năm 2014) Geneve Internationale. Architectural Competitions: Imagining the City of Peace. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2019
  5. ^ Pallas (2001), tr. 105.
  6. ^ Pallas (2001), tr. 314.
  7. ^ "Genève renoue avec sa tradition de ville de paix", Le Temps, Thursday ngày 16 tháng 1 năm 2014.
  8. ^ Le Temps, « Genève, paradis des grandes oreilles », par Étienne Dubuis, p.4, 30 octobre 2013.
  9. ^ McMenamin, M. (2011). “A medal depicting the Palace of Nations and the Jura Mountains”. Numismatics International Bulletin. 46 (3–4): 55.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Jean-Claude Pallas, Histoire et architecture du palais des Nations (1924-2001). L'Art déco au service des relations internationales, éd. Nations unies, Genève, 2001.
  • Joëlle Kuntz, Geneva and the Call of Internationalism. A History, éditions Zoé, 2011, 96 pages (ISBN 978-2-88182-855-3).
  • Michel Marbeau, La Société des Nations. Vers un monde multilatéral, Presses Universitaires François Rabelais, Tours, 2017.

{{#coordinates:}}: một trang không thể chứa nhiều hơn một thẻ chính

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]