Bước tới nội dung

Chim Phí bay về cội nguồn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Chim Phí bay về cội nguồn"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Ê Đê
Công bố1992
Phát hành1993
Sáng tácY Phôn Ksor

Chim Phí bay về cội nguồn là ca khúc do Y Phôn Ksor sáng tác năm 1992 trong dịp tham gia Trại sáng tác âm nhạc khu vực Tây Nguyên, ca khúc được ra mắt với giọng hát của Nghệ sĩ nhân dân Y Moan.[1][2]

Cảm hứng sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Chim Phí[3] là vật tổ của dòng họ Ksor, dù có di tản đi đâu nhưng loài chim này luôn quay trở lại tụ tập trên một loại cây nhất định trong rừng.[4]

Chim Phí hay chim Pí được miêu tả gần giống Giẻ cùi bụng vàng là có màu xanh lá, bụng màu vàng, phần đầu màu đen, khá giống chào mào.[5][6] Y Phôn còn miêu tả con trống có màu đỏ, con mái có màu xanh lá non làm chủ đạo.[7][8]

Phát hành và đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ca khúc này giúp Y Jack Arul đoạt huy chương bạc Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1993.[9]

Năm 1997, ca khúc đạt giải Khuyến khích của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thành Nguyễn (1 tháng 3 năm 2016). “Nhạc sĩ Y Phôn Ksor - Chim phí của đại ngàn”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Uông Thái Biểu (10 tháng 6 năm 2022). “Chim phí vẫn bay về cội nguồn”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Lê Bá Dương (13 tháng 9 năm 2006). “Chim phí đã bay về cội nguồn...”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Lê Bích Phượng (7 tháng 2 năm 2023). “Y Phôn hát không bao giờ hú”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ “Trao đổi thêm về một số ký hiệu nghệ thuật trong các tác phẩm viết về Tây Nguyên”. TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGHỆ AN. 6 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ “THỬ BÀN THÊM VỀ MỘT SỐ KÝ HIỆU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT VỀ TÂY NGUYÊN”. TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGHỆ AN. 31 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ Nguyễn Hàng Tình (18 tháng 12 năm 2016). “Chim Phí Ca Hoang Tái Miền Thảo Nguyên Dlei Yang”. Văn học & nghệ thuật. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ Nguyễn Hàng Tình (3 tháng 4 năm 2016). “Y Phôn Ksor-Theo dấu Nữ thần Mặt trời”. Báo Gia Lai điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  9. ^ Nguyễn Phương Liên (5 tháng 8 năm 2006). “Y Phôn Ksor - người "hát dưới mặt trời". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ Vũ Long (4 tháng 2 năm 2023). “Nhạc sĩ Y Phôn Ksor mong ước làm liveshow đầu tiên”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.