Bước tới nội dung

Chi Lục bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Eichhornia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Commelinales
Họ (familia)Pontederiaceae
Chi (genus)Eichhornia
Phân cấp
xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa
  • Piaropus Raf., Fl. Tellur. 2: 81 (1837), nom. rej.
  • Cabanisia Kotschy ex Schltdl., Abh. Naturf. Ges. Halle 6: 176 (1862).
  • Leptosomus Schltdl., Abh. Naturf. Ges. Halle 6: 174 (1862).[1]

Chi Lục bình hay còn gọi chi bèo tây (danh pháp khoa học: Eichhornia) là một chi thực vật có hoa trong họ Pontederiaceae.[2]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bị xem là loài xâm lấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài trong chi này được du nhập rộng rãi vào Bắc Mỹ, châu Á, Úc, châu PhiNew Zealand. Chúng được tìm thấy trong các vực nước lớn như ở Louisiana, hoặc Kerala BackwatersẤn Độ. Ở nhiều nơi, đặc biệt là loài E. crassipes, là loài xâm lấn nguy hiểm. Từ khi được du nhập vào Bắc Mỹ lần đầu năm 1884, ước tính có khoảng 50 kg/m2 các loài này trong các vùng nước ở Florida,[3] Khi không được kiểm soát, chúng sẽ bao phủ hoàn toán các ao hồ; điều này làm ảnh hưởng dòng chảy, ngăn ánh sáng chiếu đến các loài thủy sinh bản địa, giảm lượng oxy hòa tan, và làm chết cá. Các loài này thường gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với các hồ nhân tạo nếu không được kiểm soát, nhưng cũng có thể cung cấp nguồn thức ăn cho cá vàng, giữ nước trong sạch[4][5]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có khả năng hấp thụ kim loại nặng như Cd, Cr, Co, Ni, Pb và Hg, nên thích hợp trong việc làm sạch sinh học học nước thải công nghiệp[6], [7], [8],.[9] Ngoài kim loại nặng, loài Eichhornia crassipes cũng có thể loại bỏ các chất độc khác như cyanide, đặc biệt có ý nghĩa đối với những khu vực đã chịu tác động của việc khai thác mỏ vàng.[10]

Lục bình loại bỏ arsen trong nước uống bị ô nhiễm arsen. Đây là công cụ hữu ích trong việc loại bỏ arsen từ nước giếng bị ô nhiễm ở Bangladesh.[11]

Lục bình làm thúc đẩy sự nitrat hóa trong các hệ thống xử lý nước thải dùng công nghệ sinh học. Rễ của chúng là môi trường thuận lợi cho cộng đồng vi khuẩn phát triển.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chi Lục bình. Royal Botanic Gardens, Kew: World Checklist of Selected Plant Families. Đã bỏ qua tham số không rõ |fechaacceso= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp)
  2. ^ The Plant List (2010). Eichhornia. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ “A Troublesome "Water Weed". Popular science monthly: 429. tháng 1 năm 1898. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ a b J. Todd, B. Josephson, The design of living technologies for waste treatment / Ecological Engineering 6 (1996) 109-136
  5. ^ Water Hyacinth For Nutrient Removal, Orange County Water Conservation Department Orlando, Florida, http://www.apms.org/japm/vol06/v6p27.pdf Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine |access-date =ngày 31 tháng 7 năm 2013
  6. ^ Upadhyay, Alka R.; B. D. Tripathi (2007). “Principle and Process of Biofiltration of Cd, Cr, Co, Ni & Pb from Tropical Opencast Coalmine Effluent”. Water, Air, & Soil Pollution. Springer. 180 (1–4): 213–223. doi:10.1007/s11270-006-9264-1. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.[liên kết hỏng]
  7. ^ Abou-Shanab, R. A. I.; Angle, JS; Van Berkum, P (2007). “Chromate-Tolerant Bacteria for Enhanced Metal Uptake by Eichhornia Crassipes (MART.)”. International Journal of Phytoremediation. 9 (2): 91–105. doi:10.1080/15226510701232708. PMID 18246718. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  8. ^ Maine, M.A.; Sune, N; Hadad, H; Sanchez, G; Bonetto, C (2006). “Nutrient and metal removal in a constructed wetland for wastewater treatment from a metallurgic industry”. Ecological Engineering. Elsevier. 26 (4): 341–347. doi:10.1016/j.ecoleng.2005.12.004. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  9. ^ Skinner, Kathleen; Wright, N; Porter-Goff, E (2007). “Mercury uptake and accumulation by four species of aquatic plants”. Environmental Pollution. Elsevier. 145 (1): 234–237. doi:10.1016/j.envpol.2006.03.017. PMID 16781033. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.
  10. ^ Ebel, Mathias; Evangelou, MW; Schaeffer, A (2007). “Cyanide phytoremediation by water hyacinths (Eichhornia crassipes)”. Chemosphere. Elsevier. 66 (5): 816–823. doi:10.1016/j.chemosphere.2006.06.041. PMID 16870228. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  11. ^ Misbahuddin, M.; Fariduddin, A.T.M. (2002). "Water Hyacinth Removes Arsenic from Arsenic-Contaminated Drinking Water". Archives of Environmental Health. 57: 516- 518.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]