Bước tới nội dung

Chi Cá nục

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá nục
Một con cá nục
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Carangidae
Chi (genus)Decapterus
Bleeker, 1851
Loài điển hình
Caranx kurra
G. Cuvier, 1833
Các loài

Decapterus akaadsi
Decapterus koheru Koheru
Decapterus kurroides cá nục đỏ
Decapterus lajang cá nục thuôn
Decapterus macarellus Mackerel scad
Decapterus macrosoma cá nục vây ngắn
Decapterus maruadsi cá nục sồ
Decapterus muroadsi cá nục sọc hổ phách
Decapterus punctatus cá nục tròn
Decapterus russelli cá nục Ấn
Decapterus scombrinus cá nục Mexico

Decapterus tabl Roughear scad
Danh pháp đồng nghĩa
  • Eustomatodus T. N. Gill, 1862
  • Evepigymnus T. N. Gill, 1862
  • Gymnepignathus T. N. Gill, 1862

Chi Cá nục (danh pháp khoa học: Decapterus) là một chi cá biển thuộc họ Cá khế (Carangidae). Đây là nhóm cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế, được khai thác thu hoạch phổ biến nhiều nơi trên thế giới để làm thực phẩm hoặc sử dụng để làm cá mồi.

Đặc điểm sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]
Cấu trúc một con cá nục - Phần đầu
Cấu trúc một con cá nục - Toàn thân
Cấu trúc một con cá nục - Phần đầu
Cấu trúc một con cá nục - Đầu và mang

Cá nục có đặc điểm là cơ thể có tiết diện ngang gần tròn, hơi dẹt bên, kích thước nhỏ, có khi dài 40 cm. Cá có vây phụ nằm sau vây lưng thứ hai và vây hậu môn. Mùa sinh sản của cá nục là vào tháng 2tháng 5. Trung bình mỗi con cái đẻ từ 25 đến 150 nghìn trứng. Thức ăn chính của các nục là tôm, động vật không xương sống.

Việt Nam, vào tháng 7, khi miền Trung bắt đầu có gió nam thì cá nục cũng vào mùa rộ. Chúng trồi lên tầng mặt ở những vùng biển cạn, nơi có nhiều bùnphiêu sinh vật, để đẻ và kiếm mồi. Mùa biển động, chúng lặn xuống tầng sâu.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi Cá nục này gồm 12 loài:

Một số loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nục sồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nục sồ hay cá nục sò có tên khoa học là Decapterus maruadsi (Tên tiếng Anh: Round scad), phân bố ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Đông, Tây Nam Bộ. Cá nục sồ là nguồn nguyên liệu khai thác quan trọng của ngư dân với mùa vụ khai thác là quanh năm. Sản lượng khai thác cao, kích thước cá để khai thác là từ 90-200 mm. Hình thức khai thác chủ yếu là lưới vây, lưới kéo, , mành. Sau khi khai thác, cá nục được chế biến thành các dạng sản phẩm đông lạnh tươi, chả cá, cá khô, đóng hộp, các sản phẩm phối chế khác, làm mắm.

Cá nục thuôn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên khoa học là Decapterus russelli (tên cũ là Decapterus lajang), phân bố ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Đông, Tây Nam Bộ. Cá nục thuôn cũng là nguồn nguyên liệu khai thác quan trọng của ngư dân với mùa vụ khai thác là quanh năm. Sản lượng khai thác cao, kích cỡ cá để khai thác là từ 100–230 mm. Hình thức khai thác chủ yếu là lưới vây, lưới kéo, vó, mành. Sau khi khai thác, cá nục được chế biến thành các dạng sản phẩm đông lạnh tươi, phi lê, chả cá, cá khô, đóng hộp, các sản phẩm phối chế khác, làm mắm.

Khai thác tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nục là nguồn thu nhập cho một số ngư dân ở vùng ven biển Việt Nam. Đặc biệt là ngư dân ba xã huyện đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Ở đây, trung bình một tàu, thuyền trên 45 mã lực mỗi đêm đánh bắt tại ngư trường Lý Sơn được 3 đến 5 tấn cá nục.

Mỗi ngày tư thương thu mua khoảng 100 tấn cá nục, cá biệt có ngày thu mua đến 300 đến 400 tấn. Với giá thu mua 1 tấn cá nục có giá khoảng 15 triệu đồng, mỗi ngày đoàn tàu đánh cá nục thu về bình quân 1,3 đến 1,5 tỷ đồng.[3]

Cá nục có thịt ngon và giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa thích. Ở Việt Nam, các loài cá nục có giá trị kinh tế là cá nục sò (D. maruadsi) sống ở tầng mặt và cá nục đỏ (D. kurroides), ngoài ra còn có cá nục thuôn (D. russelli).

Các món ăn từ cá nục

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn khoái khẩu ở Việt Nam [4] như: Cháo cá nục dừa xiêm,[5] cá nục nướng mỡ chài, salat cá nục rau diếp, cá nục kho lá chè,[6] có nục kho me, cá nục kho cà [7]...

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.26.
  2. ^ doi: 10.1007/s10228-013-0364-9
    Hoàn thành chú thích này
  3. ^ Kính Hưng (18 tháng 8 năm 2009). “Ngư dân Quảng Ngãi mỗi ngày thu 1,5 tỷ đồng nhờ cá nục”. Báo Đất Việt điện tử. Truy cập 16 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  4. ^ Ngữ Yên (23 tháng 7 năm 2008). “Tháng bảy, thèm cá nục”. Báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị Media. Truy cập 16 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  5. ^ Phương Quỳnh (15 tháng 11 năm 2006). “Cháo cá nục dừa xiêm”. Báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị Media. Truy cập 16 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  6. ^ “ba món ngon từ cá nục”. Báo điện tử VnExpress. 22 tháng 9 năm 2009. Truy cập 16 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ “Cá nục kho cà”. Báo điện tử VietNamNet. 11 tháng 11 năm 2004. Truy cập 16 tháng 4 năm 2013.
  • Froese, Rainer, and Daniel Pauly, eds. (2013). Species of Decapterus in FishBase. February 2013 version.
  • Kimura, S.; Katahira, K.; Kuriiwa, K. (2013). "The red-fin Decapterus group (Perciformes: Carangidae) with the description of a new species, Decapterus smithvanizi". Ichthyological Research. doi:10.1007/s10228-013-0364-9. edit

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]