Chiếc giày vàng châu Âu
Chiếc giày vàng Châu Âu | |
---|---|
Trao cho | Cầu thủ bóng đá ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải |
Được trao bởi | L'Équipe (1969-1991) ESM (1997-nay) |
Lần đầu tiên | 1968 |
Đương kim | Harry Kane (lần thứ 1) |
Nhiều danh hiệu nhất | Lionel Messi (6 lần) |
Trang chủ | European Sports Media |
Chiếc giày vàng châu Âu (tiếng Anh: European Golden Shoe, tên gọi cũ là European Golden Boot) là một giải thưởng bóng đá hằng năm được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại các trận đấu thuộc hệ thống các giải đấu hàng đầu quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu trong một mùa giải. Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất sẽ được nhận giải (các giải lớn như Anh, Đức, Tây Ban Nha... thì có hệ số lớn hơn). Thành tích của cầu thủ không bao gồm số bàn thắng ghi được trong các giải khác như cúp quốc gia, cúp liên đoàn và các cúp châu Âu, Siêu cúp châu Âu, Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ (trước là Cúp Liên lục địa), cũng như không tính các bàn thắng cầu thủ đó ghi được cho đội tuyển quốc gia trong mùa bóng đó. Kể từ khi được thành lập vào mùa bóng 1967-1968, danh hiệu có tên gọi ban đầu theo tiếng Pháp là Soulier d'Or, sau dịch thành Chiếc giày vàng châu Âu (Golden Shoe or Boot), nhằm trao tặng cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại tất cả các giải đấu châu Âu mùa bóng năm đó. Do tạp chí L'Équipe tổ chức lần đầu năm 1968, giải thường bắt đầu được trao bởi European Sports Media kể từ mùa 1995-96. Hiện tại Erling Haaland là chủ nhân của giải thưởng này sau 36 bàn thắng ghi được tại Premier League.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 1968 đến năm 1991, danh hiệu được trao cho chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất tại bất kì giải đấu châu Âu nào. Quy định này không phụ thuộc vào tính khắc nghiệt của giải đấu cũng như số trận mà cầu thủ đó thi đấu. Trong thời gian này Eusébio, Gerd Müller, Dudu Georgescu và Fernando Gomes là những cầu thủ 2 lần nhận được danh hiệu.[1] Sau một khiếu nại từ phía hiệp hội bóng đá Síp khi cho rằng một cầu thủ trong giải đấu của họ ghi được đến 40 bàn thắng, (mặc dù số liệu chính thức hai cầu thủ dẫn đầu ở giải đấu đó chỉ ghi được 19 bàn), L'Équipe đã ngừng trao giải từ 1991 đến 1996. Do sự chênh lệch giữa trình độ các giải đấu dẫn đến sự thiếu công bằng (giải đấu trình độ thấp hơn dễ ghi được bàn thắng hơn các giải đấu trình độ cao, như ở Romania, Síp) và cả sự nghi ngờ gian lận (như trường hợp Cămătaru của Romania), cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mùa bóng 1990–91 là Darko Pancev của Nam Tư phải đến năm 2006 mới nhận được giải thưởng.
Kể từ mùa 1996-97, European Sports Media tiếp tục đứng ra trao danh hiệu này nhưng có bổ sung quan trọng là hệ số tính điểm đối với từng giải vô địch quốc gia, cho phép những cầu thủ ở các giải vô địch khắc nghiệt hơn giành chiến thắng ngay cả khi họ ghi ít bàn hơn một cầu thủ ở giải đấu thấp hơn. Hệ tính điểm được xác định bởi xếp hạng của giải vô địch theo hệ số UEFA, phụ thuộc vào thành tích thi đấu của các câu lạc bộ ở mỗi giải tại các giải đấu của UEFA trong năm mùa bóng. Số bàn thắng ghi được trong năm giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu theo danh sách hệ số được nhân với 2, số bàn thắng tại các giải đấu xếp hạng từ 6 đến 22 nhân với 1.5, còn số bàn thắng tại các giải đấu xếp hạng từ 22 trở xuống được nhân với 1.[2] Do đó, số bàn thắng tại các giải đấu hạng cao hơn sẽ tính nhiều điểm hơn số bàn tại các giải đấu hạng thấp hơn.[3] Và thực tế đã chứng minh cầu thủ ở những giải vô địch trình độ cao sẽ nhiều cơ hội giành Chiếc giày vàng hơn, khi từ năm 1996 đến nay, chỉ có 2 lần danh hiệu Chiếc giày vàng không thuộc về cầu thủ được nhân hệ số 2.
Danh sách nhận giải
[sửa | sửa mã nguồn]^ | Chỉ đội bóng của cầu thủ vô địch giải quốc gia mùa đó |
Cầu thủ (X) | Hiển thị số lần cầu thủ đã giành danh hiệu ở thời điểm đó |
Đội bóng (X) | Hiển thị số lần một cầu thủ từ đội bóng này đã giành danh hiệu ở thời điểm đó |
Chú giải
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Chủ nhân giải thưởng ban đầu trong mùa 1986–87 là Rodion Cămătaru (với 44 bàn) đã bị tước danh hiệu sau đó và trao lại cho Polster năm 1990. Mặc dù vậy Camataru vẫn được phép giữ bản sao chiếc giày vàng.[4]
- ^ Darko Pančev chỉ được nhận giải thưởng cho mùa 1990–91 vào năm 2006, sau một khiếu nại từ Síp nói rằng một cầu thủ trong giải đấu của họ ghi được 40 bàn (mặc dù số liệu chính thức hai cầu thủ dẫn đầu ở giải đấu là Suad Beširević và Panayiotis Xiourouppas chỉ ghi được 19 bàn). Cũng bởi bê bối này mà tạp chí France Football đã làm danh hiệu trở thành không chính thức.[4]
Thống kê
[sửa | sửa mã nguồn]Nhận nhiều giải nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Lionel Messi là cầu thủ duy nhất sở hữu 6 chiếc giày vàng châu Âu. Cristiano Ronaldo là cầu thủ đầu tiên nhận giải ba phẩy năm lần, một lần với Manchester United và ba lần với Real Madrid. Lionel Messi của Barcelona là cầu thủ đầu tiên nhận giải này 3 lần, 5 lần và 6 lần, hiện tại là cầu thủ duy nhất giành giải này 5 lần và 6 lần, cũng là cầu thủ duy nhất giành 3 chiếc giày vàng liên tiếp từ năm 2017 đến 2019, đồng thời giữ kỷ lục hiện tại với 50 bàn thắng ghi được trong mùa 2011-12. Gerd Müller của Bayern Munich là cầu thủ đầu tiên thắng giải hai lần (1969–70 và 1971–72). Bốn cầu thủ Ally McCoist (1991–92, 1992–93). Diego Forlán (Villarreal, Atlético Madrid), Luis Suárez (Liverpool F.C., FC Barcelona), Mário Jardel (Porto, Sporting CP) và Cristiano Ronaldo là những cầu thủ sở hữu giày vàng với hai đội bóng khác nhau. Cristiano Ronaldo và Luis Suárez là hai cầu thủ duy nhất đoạt giày vàng ở hai giải vô địch quốc gia khác nhau (Premier League và La Liga). Lionel Messi nhận tất cả sáu giày vàng, trong 6 chiếc đó Messi không phải chia sẻ chung danh hiệu với cầu thủ nào cả.
Cầu thủ | Số lần | Mùa |
---|---|---|
Lionel Messi | 6 | 2009–10. 2011–12, 2012–13, 2016–17, 2017–18, 2018–19 |
Cristiano Ronaldo | 4 | 2007–08, 2010–11, 2013–14 (chia sẻ), 2014–15 |
Eusébio | 2 | 1967–68, 1972–73 |
Gerd Müller | 2 | 1969–70, 1971–72 |
Dudu Georgescu | 2 | 1974–75, 1976–77 |
Fernando Gomes | 2 | 1982–83, 1984–85 |
Ally McCoist | 2 | 1991–92, 1992–93 |
Mário Jardel | 2 | 1998–99, 2001–02 |
Thierry Henry | 2 | 2003–04, 2004–05 (chia sẻ) |
Diego Forlán | 2 | 2004–05 (chia sẻ), 2008–09 |
Luis Suárez | 2 | 2013–14 (chia sẻ), 2015–16 |
Robert Lewandowski | 2 | 2020–21, 2021–22 |
Người nhận giải theo đội bóng
[sửa | sửa mã nguồn]Đội bóng | Tổng cộng | Cầu thủ |
---|---|---|
Barcelona | 8 | 3 |
Real Madrid | 5 | 2 |
Bayern Munich | 3 | 2 |
Dinamo București | 3 | 2 |
Porto | 3 | 2 |
CSKA Sofia | 2 | 2 |
Liverpool | 2 | 2 |
Ajax | 2 | 2 |
Sporting CP | 2 | 2 |
Arsenal | 2 | 1 |
Benfica | 2 | 1 |
Rangers | 2 | 1 |
Homenetmen | 1 | 1 |
Austria Wien | 1 | 1 |
Rapid Wien | 1 | 1 |
Lierse | 1 | 1 |
Botev Plovdiv | 1 | 1 |
Omonia Nicosia | 1 | 1 |
Manchester City | 1 | 1 |
Manchester United | 1 | 1 |
Sunderland | 1 | 1 |
Marseille | 1 | 1 |
Zestafoni | 1 | 1 |
Fiorentina | 1 | 1 |
Roma | 1 | 1 |
AZ | 1 | 1 |
Vitesse | 1 | 1 |
Celtic | 1 | 1 |
Atlético Madrid | 1 | 1 |
Deportivo La Coruña | 1 | 1 |
Villarreal | 1 | 1 |
Galatasaray | 1 | 1 |
Porthmadog | 1 | 1 |
Crvena Zvezda | 1 | 1 |
Người nhận giải theo quốc tịch
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc tịch | Tổng cộng | Cầu thủ |
---|---|---|
Bồ Đào Nha | 8 | 3 |
Argentina | 7 | 2 |
Hà Lan | 4 | 4 |
Uruguay | 4 | 2 |
Bulgaria | 3 | 3 |
Ý | 3 | 3 |
România | 3 | 2 |
Brasil | 3 | 2 |
Áo | 2 | 2 |
Wales | 2 | 2 |
Nam Tư | 2 | 2 |
Anh | 2 | 2 |
Ba Lan | 2 | 1 |
Pháp | 2 | 1 |
Tây Đức | 2 | 1 |
Scotland | 2 | 1 |
Armenia | 1 | 1 |
Bỉ | 1 | 1 |
Síp | 1 | 1 |
Gruzia | 1 | 1 |
Hy Lạp | 1 | 1 |
México | 1 | 1 |
Thụy Điển | 1 | 1 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1 | 1 |
Na Uy | 1 | 1 |
Người nhận giải theo giải đấu
[sửa | sửa mã nguồn]Giải đấu | Tổng cộng | Cầu thủ |
---|---|---|
La Liga | 15 | 7 |
Primeira Liga | 7 | 4 |
Ngoại hạng Anh | 6 | 5 |
Eredivisie | 4 | 4 |
Parva Liga | 3 | 3 |
Serie A | 3 | 3 |
Bundesliga | 3 | 2 |
Liga I | 3 | 2 |
Bundesliga Áo | 2 | 2 |
Vô địch Scotland | 2 | 1 |
Ligue 1 | 1 | 1 |
Hạng nhất Anh | 1 | 1 |
Division A | 1 | 1 |
Süper Lig | 1 | 1 |
Ngoại hạng Scotland | 1 | 1 |
Hạng nhất Nam Tư | 1 | 1 |
Ngoại hạng xứ Wales | 1 | 1 |
Ngoại hạng Armenia | 1 | 1 |
Umaglesi Liga | 1 | 1 |
Hạng nhất Síp | 1 | 1 |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Tra cứu chung
- Arotaritei, Sorin; Di Maggio, Roberto; Stokkermans, Karel (ngày 29 tháng 2 năm 2012). “Golden Boot ("Soulier d'Or") Awards”. Rec. Sport. Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2017.
- Cụ thể
- ^ “Golden Boot: The Quotients Decide It All”. soccerphile.com. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
- ^ “European Golden Shoe”. European Sports Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Who will win the European Golden Shoe”. FIFA. ngày 13 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
- ^ a b “Golden Boot ("Soulier d'Or") Awards”. Rsssf.com. Truy cập 30 tháng 3 năm 2019.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website chính thức tại tạp chí Thể thao châu Âu
- Chiếc giày vàng châu Âu tại WorldSoccer.com