Bước tới nội dung

Cherubina de Gabriak

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cherubina de Gabriak
Черубина де Габриак
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Elisaveta Ivanovna Dmitrieva
Ngày sinh
31 tháng 3, 1887
Nơi sinh
Sankt-Peterburg
Mất
Ngày mất
5 tháng 12, 1928
Nơi mất
Tashkent
An nghỉNghĩa trang phố Botkin
Giới tínhnữ
Quốc tịchĐế quốc Nga, Liên Xô
Nghề nghiệpnhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch
Sự nghiệp nghệ thuật
Bút danhCherubina de Gabriak, Черуби́на де Габриа́к
Năm hoạt động1906 – 1928
Đào tạoĐại học Tổng hợp Sankt-Peterburg
Thể loạithơ, chính kịch

Cherubina de Gabriak (tiếng Nga: Черубина де Габриак) là bút danh của Elisaveta Ivanovna Dmitrieva (Елизавета Ивановна Дмитриева, 31 tháng 3 năm 1887 – 5 tháng 12 năm 1928), nữ nhà thơ Nga thế kỷ bạc. Nhà văn Aleksei Tolstoy gọi Cherubina de Gabriak "là một trong những gương mặt kỳ diệu và đau buồn nhất của văn học Nga".

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cherubina de Gabriak sinh ở Saint Petersburg, trong một gia đình quý tộc. Bố chết sớm vì bệnh lao phổi, Cherubina de Gabriak lên 7 tuổi cũng mắc bệnh này và hậu quả là bị bệnh đi cà nhắc suốt đời. Năm 1904 tốt nghiệp trường gymnazy, năm 1908 tốt nghiệp Đại học sư phạm, chuyên ngành lịch sử trung đại và văn học trung cổ Pháp. Sau đấy bà tiếp tục theo học về văn học Tây Ban Nhatiếng Pháp cổ ở Đại học Saint PetersburgĐại học Sorbonne, làm quen với Nicolai Gumilyov ở Pháp.

Sau khi trở về Saint Petersburg bà dạy ngôn ngữ ở trường gymnazy chỉ dành cho phái nữ, in thơ dịch từ tiếng Tây Ban Nha ở các tạp chí và trở thành bạn thân của nhà thơ Maximilian Alexandrovich Voloshin. Mùa hè năm 1909 Cherubina de Gabriak đến trại sáng tác dành cho văn nghệ sĩ của Maximilia Voloshin ở Koktebel (vùng Krym). Chính nơi đây đã sinh ra ý tưởng dùng bút danh Cherubina de Gabriak và ý tưởng văn học mê hoặc của một nữ sĩ, người đẹp Công giáo bí ẩn. Từ năm 1909 thơ của bà thường xuyên được in ở tạp chí Apollo và có được sự thành công vang dội trên văn đàn, được các nhà thơ nổi tiếng đương thời như Innokentiy Fyodorovich AnnenskyVyacheslav Ivanovich Ivanov đánh giá cao.

Cuối năm 1909 nhà thơ Mikhail Alekseevich Kuzmin tìm hiểu sự thật của hiện tượng Cherubina de Gabriak và sự việc trở thành một xì-căng-đan. Năm 1911 Cherubina de Gabriak đi lấy chồng và thường xuyên đi du lịch ở Đức, Thụy Sĩ, Phần Lan, Gruzia. Năm 1921 bà cùng với chồng phải rời Petrograd về Ekaterinoda. Ở đây bà làm quen với Samuil Marshak và cùng sáng tác kịch cho thiếu nhi.

Năm 1926 bà bị đày về Taskent. Thời gian này bà vẫn tiếp tục sáng tác và dịch thuật. Cherubina de Gabriak mất ngày 5 tháng 12 năm 1928 ở Taskent vì bệnh ung thư phổi.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Калло Е. Четыре имени в русской поэзии. В кн.: «Sub rosa»: Аделаида Герцык, София Парнок, Поликсена Соловьёва, Черубина де Габриак / Сост., коммент. Т. Н. Жуковской, Е. А. Калло. — М., Эллис Лак, 1999. — 768 с. — ISBN 5-88889-038-3
  • Агеева, Л. И. Неразгаданная Черубина: Документальное повествование. М.: Дом-музей Марины Цветаевой, 2006. — 404 с.
  • Черубина де Габриак. Исповедь / Сост. Купченко В. П., Ланда М. С., Репина И. А. — М.: Аграф, 1999. — 384 с. (Символы времени).
  • Из мира уйти неразгаданной: Жизнеописание; Письма 1908-1928 годов; Письма Б.А.Лемана к М.А.Волошину/ Сост., подг. текстов, примеч. Владимира Купченко и Розы Хрулевой. Феодосия; М.: Изд. дом "Коктебель", 2009
  • Маршак С. Я., Е. И. Васильева. Театр для детей. Краснодар, 1922.

Một số bài thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Anh còn nhớ vườn xưa
Anh còn nhớ vườn xưa, nơi lần đầu tiên
Anh thổ lộ với em trong một ngày đầy nắng
Những cây thông non, những cây đoạn dịu dàng
Trải lên cát chiếc bóng dài đứt quãng.
Đấy chỉ một khoảnh khắc và rồi vụt biến
Anh cầm tay em – em rảo bước cùng anh
Ngày tháng bảy với ta mỉm cười âu yếm
Hai đứa mình – anh ở trong trái tim em.
Anh còn nhớ vườn xưa, bây giờ hoa lại nở
Như ngày ấy trong mơ cho hai đứa chúng mình
Nhưng lời đã quên, lời hạnh phúc ngày cũ
Thì anh đã không còn nhắc lại cùng em.
Gửi Makovsky
Những bông hoa của anh… những bông hoa từ người bạn
Những bông hoa Tây Ban Nha yêu dấu của em.
Em khoanh chúng bằng đường giới hạn tròn
Một giấc mơ của mình rất sầu thảm.
Em làm say mê bằng ánh mắt đau buồn
Mười hai bông hoa cẩm chướng đang rực lửa
Để trước mắt em, bên những bông hoa đó
Từ bóng tối hiện về hình bóng của anh.
Và em sẽ nói… ồ không, không cần
Vì em không biết đến những lời lặng lẽ.
Và trong giây phút này em rất vui vẻ
Trước vẻ lặng im của hoa cẩm chướng dịu dàng.
Những bông hoa màu tím
Những bông hoa gia sấy khô màu tím
Mà mỗi ngày anh mang đến tặng em
Ôi những bông hoa ngây thơ sầu thảm
Những bông hoa của mối tình anh!
Đầu óc mê muội của anh không hiểu
Khoa học thanh tao, tinh tế của tình
Cái miệng nhỏ của em làm cho méo
Cả nụ cười chán ngắt của em.
Anh đã từng say mê dịu ngọt
Thuốc độc xưa của những hồn em
Nhưng em bằng ánh mắt mỏi mệt
Làm tàn phai những bông hoa không cần.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Ты помнишь старый сад
Ты помнишь старый сад, где ты сказал впервые
Мне про любовь свою в июльский светлый день,
И ветви нежных лип, и сосны молодые
Бросали на песок прерывистую тень.
То был лишь миг один, и скоро он промчался.
Ты руку взял мою, — мы шли с тобой вдвоем, —
И день, июльский день, нам нежно улыбался,
И были мы одни, — ты в сердце был моем.
Ты помнишь старый сад, теперь цветет он снова,
Как некогда он цвел для нас в блаженном сне, —
Но тех забытых слов, слов счастия былого
Ты не повторишь мне.
С. Маковскому
Твои цветы... цветы от друга,
Моей Испании цветы.
Я их замкну чертою круга
Моей безрадостной мечты.
Заворожу печальным взглядом
Двенадцать огненных гвоздик,
Чтоб предо мною с ними рядом
Из мрака образ твой возник.
И я скажу... но нет, не надо,-
Ведь я не знаю тихих слов.
И в этот миг я только рада
Молчанью ласковых цветов.
Темно-лиловые фиалки
Темно-лиловые фиалки
Мне каждый день приносишь ты,
О, как они наивно-жалки,
Твоей влюбленности цветы!
Любви изысканной науки
Твой ум ослепший не поймет,
И у меня улыбкой скуки
Слегка кривится тонкий рот.
Моих духов старинным ядом
Так сладко опьянялся ты,
Но я одним усталым взглядом
Гублю ненужные цветы.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]