Bước tới nội dung

Chủ tịch Quốc hội Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chủ tịch Quốc hội
ประธานรัฐสภาไทย
Biểu tượng Quốc hội
Cờ hiệu Chủ tịch Quốc hội Thái Lan
Đương nhiệm
Wan Muhamad Noor Matha

từ 4 tháng 7 năm 2023
Chức vụNgài Chủ tịch / Than Prathan Thi Khao Rop
Đề cử bởiBỏ phiếu tại Viện dân biểu
Bổ nhiệm bởiQuốc vương Thái Lan
Người đầu tiên nhậm chứcChaophraya Thammasakmontri
Thành lập28 tháng 6 năm 1932
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Thái Lan

Chủ tịch Quốc hội (tiếng Thái: ประธานรัฐสภาไทย) là Chủ tịch của Quốc hội lưỡng viện Thái Lan, cũng đồng thời là Nghị trưởng Viện dân biểu Thái Lan.Từ năm 1997 Nghị trưởng Viện dân biểu mặc định nắm giữ chức Chủ tịch Quốc hội (tiếng Thái: ประธานสภาผู้แทนราษฎร). Do vậy, Chủ tịch Quốc hội luôn là đại biểu của Viện dân biểu, thông thường đều là đảng viên của đảng chiếm đa số trong viện. Chủ tịch Quốc hội được bầu tại phiên họp đầu tiên của Viện dân biểu ngay sau cuộc tổng tuyển cử, không có giới hạn số nhiệm kỳ.

Văn phòng của Chủ tịch Quốc hội được thành lập vào năm 1932, là cơ quan lập pháp đầu tiên của Thái Lan.

Quyền hạn và Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Với vai trò Chủ tịch Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Quốc hội là chủ toạ của Quốc hội tại các phiên họp chung của thượng viện và hạ viện, cũng là đại diện cấp cao và lãnh đạo ngành lập pháp ở Thái Lan. Trong hiến pháp năm 2007 Chủ tịch Quốc hội được ra tăng nhiều quyền hạn. Phó Chủ tịch Quốc hội (thường do Chủ tịch Thượng viện làm) hỗ trợ Chủ tịch Quốc hội

  • Tuyên bố bổ nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Cơ mật và Quan nhiếp chính của Thái Lan
  • Tuyên bố việc sửa đổi Bộ luật Cung đình năm 1924
  • Mời người thừa kế lên ngôi
  • Đảm bảo phiều bầu trong Hội nghị được ghi lại
  • Yêu cầu Hoàng gia triệu tập một phiên họp bất thường của Quốc hội

Với vai trò Nghị trưởng Viện dân biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghị trưởng Viện dân biểu là người chủ trì của Viện dân biểu. Nghị trưởng cũng được giao một số quyền lập pháp, vì vai trò chính là đảm bảo quá trình lập pháp. Có hai Phó Nghị trưởng hỗ trợ cho Nghị trưởng. Nghị trưởng phải hành động một cách công bằng trên tất cả các vấn đề và do đó không thể là thành viên của bất cứ một đảng phái chính trị nào.

  • Trình Quốc vương tên Thủ tướng đắc cử và được bổ nhiệm, sau đó công bố.
  • Phê chuẩn sự bổ nhiệm của Quốc vương lãnh đạo phe đối lập.

Danh sách Chủ tịch Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Số Nhiệm kỳ Tên Bắt đầu Kết thúc Ghi chú
1 1 (1) Chao Phya Thammasakmontri
(Snan Thephasadin na Ayutthaya)
28 tháng 6 năm 1932 1 tháng 9 năm 1932 Chủ tịch đầu tiên của Quốc hội
2 2 Chao Phya Pichaiyart
(Dhan Bunnag)
2 tháng 9 năm 1932 10 tháng 12 năm 1933 Chủ tịch Hội đồng nhân dân
3 (2) Chao Phya Thammasakmontri 15 tháng 12 năm 1933 26 tháng 2 năm 1934 Chủ tịch Hội đồng nhân dân
4 3 (1) Chuẩn Đô đốc Phraya Sorayudthasenee
(Krasea Pravahanavin)
26 tháng 2 năm 1934 22 tháng 9 năm 1934 Chủ tịch Hội đồng nhân dân
5 4 Chao Phya Sridhamadhibes
(Chita na Songkhla)
22 tháng 9 năm 1934 22 tháng 7 năm 1936 Chủ tịch Hội đồng nhân dân
6 5 (1) Phya Manavarajasevee
(Plod Vichear na Songklha)
3 tháng 8 năm 1936 10 tháng 12 năm 1937 Chủ tịch Hội đồng nhân dân
7 (2) Chuẩn Đô đốc Phya Sorayudthasenee 6 tháng 7 năm 1943 24 tháng 6 năm 1944 Chủ tịch Hội đồng nhân dân
8 (2) Phya Manavarajasevee 2 tháng 7 năm 1944 24 tháng 6 năm 1945 Chủ tịch Hội đồng nhân dân
9 6 Thiếu tá Vilas Osatananda 4 tháng 6 năm 1946 24 tháng 8 năm 1946 Chủ tịch Thượng viện
10 (3) Chuẩn Đô đốc Phya Sorayudthasenee 31 tháng 8 năm 1946 8 tháng 11 năm 1947 Chủ tịch Thượng viện
11 (2) Chao Phya Sridhamadhibes 26 tháng 11 năm 1947 29 tháng 11 năm 1951 Chủ tịch Thượng viện
12 7 Đại tướng Phra Prachonpachanuk
(Phok Mahadilok)
1 tháng 12 năm 1951 20 tháng 10 năm 1957 Nghị trưởng Viện dân biểu
13 8 (1) Đại tướng Luang Sudhisararonakara
(Suthi Sukhavatee)
20 tháng 9 năm 1957 14 tháng 12 năm 1957 Nghị trưởng Viện dân biểu
14 (2) Đại tướng Phra Prachonpachanuk 6 tháng 2 năm 1958 17 tháng 4 năm 1968 Chủ tịch soạn thảo Hiến pháp
15 9 Tawee Boonyaket 8 tháng 5 năm 1968 20 tháng 6 năm 1968 Chủ tịch soạn thảo Hiến pháp hội
16 10 Đại tá Vorkarnbancha
(Boonkerd Stantanont)
22 tháng 7 năm 1968 17 tháng 11 năm 1971 Chủ tịch Thượng viện
17 11 Thiếu tướng Siri Siriyothin 18 tháng 12 năm 1972 11 tháng 12 năm 1973 Chủ tịch Quốc hội lập pháp Quốc gia
18 12 MR Kukrit Pramoj 29 tháng 12 năm 1973 7 tháng 10 năm 1974 Chủ tịch Quốc hội lập pháp Quốc gia
19 13 Praphas Ouchai 17 tháng 10 năm 1974 25 tháng 1 năm 1975 Chủ tịch Quốc hội lập pháp Quốc gia
20 14 Prasit Kanjonwat 7 tháng 2 năm 1975 12 tháng 1 năm 1976 Nghị trưởng Viện dân biểu
21 15 (1) Uthai Pimjaichon 19 tháng 4 năm 1976 6 tháng 10 năm 1976 Nghị trưởng Viện dân biểu
22 16 Thống chế Không quân Kamol Dechatungka 22 tháng 10 năm 1976 20 tháng 2 năm 1976 Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Thủ tướng Chính phủ
23 17 (1) Thống chế Không quân Harin Hongsakul 28 tháng 11 năm 1976 20 tháng 10 năm 1977 Chủ tịch Cải cách Quốc hội
24 (2) Thống chế Không quân Harin Hongsakul 25 tháng 11 năm 1977 22 tháng 4 năm 1979 Chủ tịch Quốc hội lập pháp Quốc gia
25 (3) Thống chế Không quân Harin Hongsakul 9 tháng 5 năm 1979 19 tháng 3 năm 1983 Chủ tịch Thượng viện
26 18 Charubutr Ruengsuvan 26 tháng 4 năm 1983 19 tháng 3 năm 1984 Chủ tịch Thượng viện
27 19 (1) Ukrit Mongkolnavin 30 tháng 4 năm 1984 21 tháng 4 năm 1989 Chủ tịch Thượng viện
28 20 Van Chanchue 4 tháng 5 năm 1989 23 tháng 2 năm 1991 Chủ tịch Thượng viện
29 (2) Ukrit Mongkolnavin 2 tháng 4 năm 1991 21 tháng 3 năm 1992 Chủ tịch Quốc hội lập pháp Quốc gia
30 (3) Ukrit Mongkolnavin 3 tháng 4 năm 1992 26 tháng 5 năm 1992 Chủ tịch Thượng viện
31 21 (1) Meechai Ruchuphan 28 tháng 6 năm 1992 29 tháng 6 năm 1992 Chủ tịch Thượng viện
32 22 Marut Bunnag 22 tháng 9 năm 1992 19 tháng 5 năm 1995 Nghị trưởng Viện dân biểu
33 23 Boon-eur Prasertsuwan 11 tháng 7 năm 1995 27 tháng 9 năm 1996 Nghị trưởng Viện dân biểu
34 24 Vanmuhamadnor Mata 24 tháng 11 năm 1996 27 tháng 6 năm 2000 Nghị trưởng Viện dân biểu
35 25 Pichai Rattakul 30 tháng 6 năm 2000 9 tháng 11 năm 2000 Nghị trưởng Viện dân biểu
36 (2) Uthai Pimjaichon 6 tháng 2 năm 2001 5 tháng 1 năm 2005 Nghị trưởng Viện dân biểu
37 26 Phokin Polkul 6 tháng 1 năm 2005 24 tháng 2 năm 2006 Nghị trưởng Viện dân biểu
38 (2) Meechai Ruchuphan 11 tháng 10 năm 2006 19 tháng 3 năm 2008 Chủ tịch Quốc hội lập pháp Quốc gia
39 27 Yongyut Tiyapairach 23 tháng 1 năm 2008 30 tháng 4 năm 2008 Nghị trưởng Viện dân biểu; từ chức sau khi Ủy ban bầu cử đưa hành vi gian lận trong bầu cử đến Tòa án Hiến pháp.
40 Prasobsook Boondech 19 tháng 3 năm 2008 15 tháng 5 năm 2008 Quyền Chủ tịch Thượng viện
41 28 Chai Chidchob 15 tháng 5 năm 2008 10 tháng 5 năm 2011 Nghị trưởng Viện dân biểu
42 Tướng Teeradej Meepien 10 tháng 5 năm 2011 3 tháng 8 năm 2011 Quyền Chủ tịch Thượng viện
43 29 Somsak Kiatsuranont[1][2] 3 tháng 8 năm 2011 9 tháng 12 năm 2013 Nghị trưởng Viện dân biểu
44 Nikom Wairatpanij 9 tháng 12 năm 2013 21 tháng 3 năm 2014 Quyền Chủ tịch Thượng viện
45 30 Pornpetch Wichitcholchai 17 tháng 8 năm 2014 21 tháng 5 năm 2019 Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Quốc gia
46 31 Chuan Leekpai 28 tháng 5 năm 2019 nay Nghị trưởng Viện dân biểu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “www.cpv.org.vn”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ “Chủ tịch Quốc hội Thái-lan Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn sắp thăm nước ta”. Báo điện tử Nhân dân. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.